Hội chứng ruột ngắn ở trẻ nhỏ và cảnh báo quan trọng từ bác sĩ
Chào đời khoẻ mạnh, 5 ngày sau bé Bảo Nam đi ngoài ra máu đen, chướng bụng nhiều. Đi cấp cứu, phẫu thuật 2 lần, đoạn ruột bé chỉ còn 40cm. Bé mắc hội chứng ruột ngắn.
Những đứa trẻ mắc hội chứng ruột ngắn
Chào đời hoàn toàn khỏe mạnh, sau khi từ bệnh viện về nhà, do mẹ không đủ sữa nên bé Bảo Nam được cho uống thêm sữa non dạng gói tự mua ngoài. 5 ngày tuổi, bé đi ngoài ra máu đen, chướng bụng nhiều và được gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tại đây, trẻ được các bác sĩ chẩn đoán là viêm ruột hoại tử và phải phẫu thuật cắt phần ruột bị hoại tử lúc 5 ngày tuổi và 35 ngày tuổi, đồng thời làm hậu môn nhân tạo. Sau phẫu thuật, đoạn ruột còn lại của trẻ chỉ còn dài khoảng 40 cm.
Một trường hợp khác là bé Minh Hằng (3 tháng tuổi, ở Ninh Bình). Mẹ bé cho biết khi chị mang thai được 32 tuần thì phát hiện con bị phình đại tràng. Sau khi sinh, bé bị chướng bụng nhiều và không có phân su. 6h tuổi, trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để theo dõi và điều trị.
Chăm sóc, thăm khám cho trẻ mắc hội chứng ruột ngắn ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: BVCC
Trẻ được các bác sĩ chẩn đoán là tắc ruột bẩm sinh và được phẫu thuật cắt đoạn ruột bị tắc, đồng thời đưa đoạn ruột ra ngoài tạo hậu môn nhân tạo lúc 2 ngày tuổi. Sau phẫu thuật, đoạn ruột còn lại của trẻ dài 110cm.
TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục – Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương – cho biết, sau phẫu thuật cắt một phần ruột non, bé Bảo Nam và Minh Hằng đều mắc hội chứng ruột ngắn. Cả 2 trẻ sau khi được làm hậu môn nhân tạo và nuôi dưỡng bằng phương pháp “hoàn hồi” đều mang lại kết quả khả quan trong điều trị. Bé Nam đã được đóng hậu môn nhân tạo, tăng cân và sức khoẻ tốt.
“T rẻ có thể hấp thu các chất dinh dưỡng qua đường tiêu hoá trong quá trình chờ ruột dài ra và thích nghi, tạo cơ hội để trẻ được đóng hậu môn nhân tạo trong thời gian sớm nhất và có thể ăn bằng đường miệng hoàn toàn” – TS Thục cho hay.
Hội chứng ruột ngắn là gì?
Hội chứng ruột ngắn là tình trạng kém hấp thu các chất dinh dưỡng, có thể do bẩm sinh, nhưng phần lớn là sau các phẫu thuật ống tiêu hoá (cắt phần lớn ruột non).
Sau phẫu thuật, phần ruột còn lại chưa kịp thích nghi để duy trì chức năng của hệ tiêu hóa bình thường, khó có thể hấp thu chất dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng cần thiết để nuôi sống cơ thể dẫn đến trẻ bị mất nước, suy dinh dưỡng nặng và có thể tử vong.
Về tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ruột ngắn, theo Hiệp hội Dinh dưỡng – Gan mật – Tiêu hoá Nhi khoa Bắc Mỹ (NASPGHAN) khi trẻ có ít nhất 1 trong 2 tiêu chí sau:
Chiều dài đoạn ruột non còn lại
Video đang HOT
Hoặc rối loạn chức năng ruột sau phẫu thuật cần phải nuôi dưỡng tĩnh mạch> 60 ngày
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương
Nguy cơ tử vong nếu mắc hội chứng ruột ngắn nhưng không được nuôi dưỡng tốt
Với các bệnh nhi mắc hội chứng ruột ngắn, đặc biệt là những trường hợp chiều dài ruột của trẻ còn lại quá ngắn, nếu không được nuôi dưỡng hoặc nuôi dưỡng không tốt, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng nặng và nguy cơ tử vong rất cao.
Theo BS Thục, trong mọi trường hợp, nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa là lựa chọn ưu tiên nếu không có chống chỉ định, bởi đây là con đường sinh lý nhất, đơn giản nhất, ít biến chứng và ít chi phí nhất, đặc biệt giúp cho ruột hồi phục nhanh nhất sau phẫu thuật.
Phương pháp “hoàn hồi” cứu sống nhiều trẻ mắc hội chứng ruột ngắn
Hiện nay, ngoài phương pháp nuôi ăn trực tiếp bằng các loại sữa thủy phân, khoa Dinh dưỡng còn thực hiện phương pháp nuôi dưỡng khác là “hoàn hồi”, với mục đích giúp trẻ hấp thu tối đa chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Khi thực hiện phương pháp “hoàn hồi”, trẻ sẽ được làm hậu môn nhân tạo có đầu trên thông với ruột non, đầu dưới thông với ruột già. Hậu môn nhân tạo có vai trò chứa đựng các chất không hấp thu hết từ đoạn ruột trên thải ra. Chất lỏng trong hậu môn nhân tạo sẽ được bơm vào đoạn ruột dưới hậu môn nhân tạo giúp trẻ hấp thu thêm các chất dinh dưỡng còn lại.
Trước đây bệnh nhân mắc hội chứng ruột ngắn hầu như rất khó qua khỏi, sự ra đời của các loại sữa thủy phân đã cứu sống được rất nhiều trẻ tuy nhiên với các trẻ có độ dài ruột còn quá ngắn thì tỷ lệ tử vong vẫn rất cao. Từ khi Khoa áp dụng phương pháp nuôi dưỡng “hoàn hồi” đã cứu thêm được nhiều bệnh nhi có độ dài ruột còn lại rất ngắn.
Việc áp dụng phương pháp nuôi dưỡng này đã mở ra nhiều hy vọng cho trẻ không may mắc hội chứng ruột ngắn, mang tới cho trẻ tương lai phát triển bình thường như bao em nhỏ khác.
Khi nào bố mẹ cần cho trẻ đi khám?
Trẻ mắc hội chứng ruột ngắn phải điều trị kéo dài và nhiều đợt. Sau khi tình trạng bệnh ổn định trẻ sẽ được xuất viện và theo dõi tại nhà. Thời điểm trẻ nên được tái khám:
- Khám định kỳ theo hẹn.
- Khi trẻ có tình trạng nặng như: nhiễm trùng, hạ thân nhiệt, mệt mỏi, ăn kém, nôn trớ.
- Lượng phân nhiều hơn bình thường, máu trong phân.
- Không tiểu hoặc nước tiểu ít hơn bình thường.
- Viêm, tấy đỏ, có mủ tại vùng hậu môn nhân tạo (nếu có).
Ngày mới với tin tức sức khỏe: Sau bữa ăn, bạn thử làm điều này!
Đi bộ nhanh sau bữa ăn được nhiều người Ấn Độ tin rằng sẽ giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng.
Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung liên quan vấn đề này!
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Một lần say rượu có thể làm mất khả năng chống lại mầm bệnh đến 24 giờ; Vì sao không nên ngồi trong nhà vệ sinh lâu quá 10 phút?; Nhiễm trùng đường tiết niệu khi nào trở nên nguy hiểm, cần đi khám gấp?...
Đi bộ sau bữa ăn có lợi ích gì?
Đi bộ nhanh sau bữa ăn được nhiều người Ấn Độ tin rằng sẽ giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng. Nhưng nó có thực sự giúp tiêu hóa nhanh hơn và cải thiện sự trao đổi chất không?
Sau khi bạn ăn xong, cơ thể sẽ hoạt động, phân hủy và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Một phần đáng kể của quá trình phân hủy hoặc tiêu hóa thức ăn diễn ra ở ruột non.
Bạn nên đi bộ sau khoảng thời gian 30-45 phút sau bữa trưa hoặc bữa tối để có được nhiều lợi ích nhất. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu cho thấy rằng đi bộ sau bữa ăn có thể giúp vận chuyển thức ăn từ dạ dày và ruột non nhanh hơn.
Thức ăn chuyển từ dạ dày xuống ruột non càng nhanh, thì khả năng mắc các chứng như chướng bụng, đầy hơi và trào ngược axit càng ít.
Bằng chứng cũng chỉ ra rằng đi bộ 30 phút sau bữa ăn, kết hợp với tập thể dục thường xuyên, có thể cải thiện chức năng ruột và giảm nguy cơ táo bón.
Nghiên cứu cho biết đi bộ sau ăn không chỉ giúp giảm các triệu chứng tiêu hóa mà còn có thể có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Nội dung tiếp theo của nghiên cứu này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 18.11.
Một lần say rượu có thể làm mất khả năng chống lại mầm bệnh đến 24 giờ
Nhiều người biết rằng, uống rượu bia nhiều có thể dẫn đến xơ gan và là nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn.
Sau đây là những hậu quả của việc uống nhiều rượu bia.
Bệnh truyền nhiễm. Sử dụng quá nhiều rượu có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến dễ bị nhiễm bệnh. Những người nghiện rượu có nhiều nguy cơ mắc các bệnh như lao, viêm phổi và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Mỗi lần say rượu có thể làm mất khả năng chống lại mầm bệnh đến 24 giờ.
Chỉ 1 lần say rượu có thể làm mất khả năng chống lại mầm bệnh đến 24 giờ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Bác sĩ John Spangler, Giáo sư tại Trung tâm Y tế Wake Forest Baptist ở Bắc Carolina (Mỹ), cho biết ngay cả 1 lần uống rượu quá mức cũng có thể làm giảm phản ứng của hệ miễn dịch đối với các mầm bệnh xâm nhập.
Bác sĩ John Spangler giải thích: "Chất chuyển hóa chính của rượu, acetaldehyde, có khả năng làm suy giảm chức năng của lông mao trong phổi, khiến chúng dễ bị vi khuẩn và virus xâm nhập hơn. Điều đó khiến những người lạm dụng rượu có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn" .
Ung thư. Uống rượu nhiều có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư. Các loại ung thư thường thấy ở những người nghiện rượu nặng bao gồm ung thư miệng, ung thư họng, thanh quản, thực quản, gan, ung thư vú và ung thư đại trực tràng. Nhiều người nghiện rượu nặng cũng hút thuốc, điều này càng làm tăng nguy cơ ung thư. Xơ gan, giảm trí nhớ, trầm cảm... là những hậu quả tiếp theo của việc uống bia rượu quá nhiều sẽ có trên trang sức khỏe ngày 18.11.
Vì sao không nên ngồi trong nhà vệ sinh lâu quá 10 phút?
Ngồi quá lâu trên bồn cầu toilet có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe mà ít người ngờ tới, trong đó có làm tăng nguy cơ bị bệnh trĩ. Các chuyên gia khuyến cáo mỗi lần không nên ngồi lâu quá 10 phút.
Ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm suy giãn tĩnh mạch, gây phình, thậm chí chảy máu ở hậu môn, cuối cùng dẫn đến bệnh trĩ.
Không nên ngồi lâu quá 10 phút khi đi toilet vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Ảnh SHUTTERSTOCK
"Cố gắng không ngồi quá 10 phút khi đi vệ sinh. Bạn càng ngồi lâu trong nhà vệ sinh, máu sẽ động lại lâu hơn trong các tĩnh mạch trực tràng. Điều này có thể gây ra bệnh trĩ", bác sĩ phẫu thuật Karan Rajan, giảng viên tại Đại học Sunderland (Anh), cảnh báo. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung hữu ích này bạn nhé!
Triệu chứng ung thư ở đàn ông và phụ nữ khác nhau như thế nào? Ung thư đặc trưng bởi sự phát triển của các tế bào bất thường phân chia không kiểm soát và có khả năng xâm lấn và phá hủy mô cơ thể bình thường. Ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trên thế giới. Nhưng tỷ lệ sống sót đang được cải thiện đối với nhiều loại ung thư...