Hội chứng nước tiểu màu tím hiếm gặp khiến nhiều người sợ hãi
Mặc dù tình trạng bệnh này được đánh giá là lành tính nhưng vì khá hiếm gặp nên sẽ khiến nhiều người cảm thấy lo sợ.
Bác sĩ Liêu Kiến Nam khoa Y học Gia đình tại Bệnh viện Kou Đài Loan tiếp nhận một nữ bệnh nhân 81 tuổi, có tiền sử đột quỵ, sỏi bàng quang, nhiễm trùng đường tiểu và táo bón. Bà được bác sĩ đặt ống thông mũi dạ dày và ống thông tiểu. Khoảng một thời gian sau đó, gia đình phát hiện ra nước tiểu của bà có màu tím nên đã vội vã đưa đi khám.
Túi nước tiểu có màu tím kỳ lạ.
Sau khi thăm khám, bác sĩ khuyên bệnh nhân nên uống 2 lít nước và 2 viên nam việt quất mỗi ngày đồng thời vệ sinh sạch sẽ sau khi tiểu tiện hoặc đại tiện.
Bác sĩ cũng tư vấn cho người nhà rằng, túi đựng nước tiểu của bệnh nhân nên treo cạnh giường, không để dưới đất, không cao hơn bàng quang, kiểm tra ống thông tiểu hằng ngày xem có bị tắc nghẽn hay không. Cuối cùng, sau 1 tháng tuân thủ lời khuyên của bác sĩ, nước tiểu của bệnh nhân đã có màu bình thường.
Hội chứng nước tiểu màu tím là gì?
Thuật ngữ hội chứng nước tiểu màu tím (PUBS), lần đầu tiên được công bố bởi Barlow và Dickson vào năm 1978, đề cập đến sự đổi màu sắc nước tiểu. Đây là tình trạng rất hiếm gặp trên lâm sàng, thường gây ra áp lực và căng thẳng cho người chăm sóc và nhân viên y tế.
Sau khi đặt ống thông tiểu một thời gian sẽ xuất hiện tình trạng nước tiểu có sắc tố lạ. Màu sắc có thể là đỏ, xanh lam, tím, ống thông nước tiểu và túi lấy nước tiểu đôi khi có các màu khác nhau. Màu sẽ đậm dần theo thời gian, mùi nước tiểu ngày càng nồng nặc.
Video đang HOT
Hội chứng này thường xảy ra ở bệnh nhân bị suy giảm khả năng vận động.
Trong những trường hợp có liên quan, hội chứng túi nước tiểu màu tím có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là người cao tuổi. Hội chứng này thường xảy ra ở bệnh nhân được chăm sóc trong thời gian dài tại bệnh viện hoặc ở nhà, liên quan tới tình trạng bệnh suy giảm khả năng vận động, nằm liệt trên giường, táo bón mãn tính, sử dụng thuốc lâu và sử dụng ống thông tiểu.
Cơ chế hình thành của hội chứng nước tiểu màu tím vẫn chưa được xác nhận chính xác. Hiện nay, nó được cho là có liên quan đến con đường chuyển hóa của tryptophan (một axit amin thiết yếu).
Tryptophan trong ruột sẽ được vi khuẩn đường ruột chuyển hóa thành indol, sau đó vận chuyển qua hệ tuần hoàn ở gan, chuyển hóa thành indoxyl sulphat rồi bài tiết ra nước tiểu. Vi khuẩn có chứa phosphatase hoặc sulfatase trong nước tiểu phân giải thành màu chàm rồi cuối cùng chuyển hoá thành isatin màu đỏ và màu xanh lam trong môi trường kiềm.
Nguyên nhân phổ biến của hội chứng túi nước tiểu màu tím
Một số nguyên nhân có thể là do nước tiểu có tính kiềm, đặt ống thông tiểu trong thời gian dài khiến vi khuẩn xuất hiện, chất liệu của ống thông, táo bón mãn tính, vấn đề vệ sinh. Ngoài ra còn phải kể đến một số yếu tố liên quan khác như:
- Tuổi tác
Nguy cơ mắc hội chứng túi nước tiểu màu tím tăng lên theo tuổi.
- Mất nước
Mất nước ngoài việc nồng độ oxyindigo sulfat trong nước tiểu tăng, nó cũng làm tăng nồng độ vi khuẩn trong nước tiểu do lượng nước tiểu quá ít.
- Ăn thực phẩm giàu tryptophan
Chuối và các sản phẩm pho mát có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng túi nước tiểu màu tím ở nhóm nguy cơ cao.
Hội chứng túi nước tiểu màu tím chủ yếu xảy ra trong các phương pháp chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân dài hạn, hiếm gặp trên thực tế lâm sàng và tỷ lệ hiện mắc chưa được xác định rõ.
Hiện nay, người ta cho rằng hội chứng túi nước tiểu tím là một tình trạng lành tính, ngoài nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn. Không thể khẳng định rằng hội chứng túi nước tiểu tím ảnh hưởng đến tiên lượng sức khoẻ của bệnh nhân.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bệnh nhân có hội chứng nước tiểu màu tím thường có nguy cơ cao bị suy giảm chức năng miễn dịch và nhiễm trùng nặng, nên việc hướng dẫn người nhà đánh giá và phát hiện sớm nhiễm trùng đường tiết niệu là rất quan trọng.
Cấp cứu thiếu niên 15 tuổi mang viên sỏi khổng lồ với kích thước 10cm ở bàng quang
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tiểu khó, thường xuyên đau vùng bụng dưới kèm theo sốt nhẹ, bệnh nhân được bác sĩ xác định có cục sỏi khổng lồ nằm trong bàng quang với kích thức lớn khoảng 10cm.
Thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng 2, TPHCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận, can thiệp cho một trường hợp có cục sỏi rất lớn ở bàng quang. Bệnh nhân là cậu bé N.V.M. (15 tuổi) được người nhà chuyển đến bệnh viện cấp cứu và nhập khoa Niệu trong tình trạng tiểu rặn, đau, kèm theo sốt. Tiền căn bệnh nhi này từng bị nhiễm trùng đường tiểu nhiều lần phải nhập viện điều trị. Và bé cũng đã từng phải phẫu thuật 2 lần lấy sỏi kích thước lớn ở bàng quang.
Hình ảnh X-quang cho thấy viêm sỏi bệnh nhân to nằm ở bàng quang.
Tương tự ở lần này, các xét nghiệm và kết quả khảo sát hình ảnh cho thấy bệnh nhi bị sỏi bàng quang tái phát với kích thước lớn khoảng 10cm.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM đánh giá đây là nguyên nhân khiến cho em tiểu khó, tiểu đau, thậm chí gây bí tiểu do sỏi che lấp cổ bàng quang và niệu đạo khiến nước tiểu không thoát ra ngoài được. Nước tiểu ứ đọng trong bàng quang tạo điều kiện cho vi trùng phát triển gây nên tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.
Bệnh nhi được tiến hành đặt thông tiểu để nước tiểu thoát ra tạm thời và tiêm kháng sinh tĩnh mạch để điều trị nhiễm trùng tiểu. Sau khi tình trạng nhiễm trùng ổn bé sẽ được tiến hành lấy sỏi bàng quang.
Các bác sĩ tiến hành nội soi lấy sỏi ra khỏi bàng quang.
Với kích thước 10cm của viên sỏi, việc tán sỏi bằng laser ít xâm lấn qua ngã niệu đạo - bàng quang hầu như không thể thực hiện được. Do đó, phương án mở bàng quang lấy sỏi là lựa chọn duy nhất. Tuy nhiên với phương pháp mổ mở thông thường (rạch da bụng, tách cân cơ và mở bàng quang ngoài phúc mạc) sẽ gặp khó khăn với các vết sẹo cũ trên bụng bệnh nhi từ các lần mổ trước để lại.
Nó làm cho các tổ chức mô cơ thể dính chặt vào nhau gây khó khăn trong việc phẫu tách và mất máu nhiều trước khi tiếp cận được bàng quang. Đồng thời tăng nguy cơ nhiễm trùng và chậm lành vết thương sau phẫu thuật. Việc áp dụng kỹ thuật mổ nội soi lấy sỏi bàng quang trong phúc mạc sẽ tránh được những nguy cơ này.
Bệnh nhi được gây mê toàn thân, dụng cụ nội soi sẽ được đưa vào khoang phúc mạc (ổ bụng) thông qua 3 vết rạch nhỏ ở bụng. Bàng quang sẽ được tiếp cận dễ dàng trong ổ bụng. Sau đó phẫu thuật viên tiến hành mở bàng quang lấy sỏi cho vào túi biệt lập để đưa ra ngoài.
TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó Giám Đốc phụ trách khối Ngoại Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, phương pháp mổ nội soi lấy sỏi bàng quang trong phúc mạc là một kỹ thuật mới được áp dụng tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Với các vết mổ nội soi có kích thước nhỏ giúp bệnh nhân ít đau sau mổ, vết thương lành nhanh và sớm hồi phục sau mổ.
Đặc biệt trong trường hợp này, nội soi ổ bụng giúp tránh được các nguy cơ từ vết mổ cũ trên bệnh nhân đã được mổ mở nhiều lần trước đó. Nó cũng phù hợp với xu hướng phát triển phẫu thuật của thế giới là "phẫu thuật xâm lấn tối thiểu".
Theo Báo dân sinh
4 loại thực phẩm vừa lành mạnh vừa ngăn ngừa sâu răng Để ngăn ngừa sâu răng, các nha sĩ thường khuyên phải đánh răng thường xuyên và kiểm tra răng miệng định kỳ. Không những vậy, một chế độ ăn lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa sâu răng. Nam việt quất là một trong những loại trái cây giúp chống sâu răng tốt nhất - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK...