Hội chứng ngược đãi… bản thân
Không được đáp ứng nhu cầu thì cứa tay, cấu nát chân, vặt trụi tóc… là chứng bệnh khá nan giải của không ít bạn trẻ. Theo các chuyên gia y tế, chứng tự ngược đãi bản thân nếu như không được điều trị có thể dẫn đến các hậu quả như tàn tật, thậm chí là tự tử.
Tự hành hạ bản thân vì… thích
TS-BS Dương Minh Tâm – Trưởng Phòng điều trị các rối loạn liên quan đến stress, Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) là người từng tiếp nhận, điều trị cho nhiều ca có hành vi tự ngược đãi bản thân. Mới đây, một em gái mới 9 tuổi, nhập viện trong tình trạng đầu bị trụi tóc một mảng lớn, da đầu rớm máu. Ngoài ra, tay chân cô bé cũng có nhiều vết cào cấu, chảy máu. Theo người nhà, em này nghiện dùng điện thoại, ipad chơi game, suốt ngày mê mải dán mặt lên màn hình, bỏ bê việc học hành nên bị bố mẹ ngăn cấm. Không được chơi iPad, cô bé đã phản ứng bằng cách tự cào cấu bản thân, liên tục cấu da chân đến chảy máu và liên tục tự nhổ tóc trên đầu mình thành một mảng trọc lớn.
Một nữ sinh 16 tuổi ở Nghệ An sau khi bị bạn trai bỏ đã cắt tay, quay clip đưa lên mạng. (Ảnh cắt từ clip)
Hiện nay, trẻ vị thành niên đối diện với nhiều stress ở nhà và ở trường. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng bệnh tự ngược đãi bản thân ở tuổi teen. Muốn loại trừ triệu chứng này gia đình và thầy cô phải quan tâm chia sẻ, phát hiện stress của trẻ và giúp trẻ giải toả các stress này”. TS.Nguyễn Minh Tuấn
Sau khi tìm hiểu, mẹ cô bé đã quan tâm hơn tới con. Chị thường xuyên cho con đi vui chơi, giải trí. Sau một thời gian thì cô bé cũng dần quên hành vi dùng điện thoại liên tục, tuy nhiên thi thoảng bệnh nhân vẫn có những biểu hiện tự ngược đãi bản thân như cấu da ở bàn chân. Khi yêu cầu không lặp lại hành vi này nữa thì đứa trẻ cảm thấy bồn chồn, thở gấp.
Một bệnh nhân thích hành hạ bản thân khác là một nữ sinh (22 tuổi, tại Hà Nội) học năm 2 đại học, nhập viện với 16 vết cắt trên tay đang rỉ máu. Theo lời bố mẹ, bệnh nhân này ngoan, hiền, học giỏi và muốn được đi du học nhưng do gia đình không có đủ điều kiện nên ước mơ không thành hiện thực nên chán nản. Bệnh nhân suy nghĩ, ức chế về tâm lý nhưng không biết tâm sự với ai. Điều này khiến cho bệnh nhân thường xuyên hồi hộp, khó thở, mất ngủ. Chia sẻ với bác sĩ, bệnh nhân cho biết mỗi lần “hạ dao” cắt tay như vậy không hề cảm thấy đau, ngược lại còn thấy trong lòng nhẹ nhàng, vui vẻ, vì thế, bệnh nhân cắt liên tục cho… thích.
Video đang HOT
Sau khi vào viện được sự quan tâm của gia đình và bác sĩ, bệnh nhân không tự cắt tay nhưng có cơn rối loạn tâm lý để gây ra sự chú ý. Bệnh nhân hiện nay đã được điều trị ổn định tâm lý. Theo bác sĩ Tâm, điểm chung của những người tự ngược đãi bản thân là khi căng thẳng, lo âu, những người này thường ngược đãi bản thân để gây sự chú ý với những người xung quanh, mong muốn được giải quyết những ước mơ, sở thích, nguyện vọng của bản thân.
Không khó để phân biệt
Theo bác sĩ Tâm, tự ngược đãi bản thân là hình thức tự làm đau về cả thể chất hoặc tinh thần với mục đích loại trừ những âu lo của bản thân. Hành vi này không nguy hiểm bằng tự tử, tự sát bởi bệnh nhân chỉ muốn tự làm đau hoặc gây sự chú ý. Những hành vi này xảy ở mọi lứa tuổi từ 5 – 6 tuổi cho tới 40 – 50 tuổi, tuy nhiên nó thường xảy ra với những người trẻ, chủ yếu là tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và điều trị, hành vi này có thể leo thang thành tự sát hoặc làm tổn hại nghiêm trọng đến cơ thể.
Bác sĩ Tâm cũng nhấn mạnh, cần phân biệt rõ hành vi này với hành vi vòi vĩnh của trẻ nhỏ. Khi trẻ nhỏ đòi hỏi một điều gì đó, nhưng nếu không được đáp ứng thì chúng cũng có thể nảy sinh nhũng trò “ăn vạ” như không ăn, giả vờ đau… Tuy nhiên, các em không tự “ngược đãi bản thân” bằng cách rạch tay, lao đầu vào tường… “Người bệnh thường dùng dao lam, mảnh sành, sứ tự rạch vào da thịt cho chảy máu, giật tóc, tát vào má, nhịn ăn, lao đầu vào tường hoặc đặt ra những hình phạt không phù hợp cho mình… để được thoả mãn, mà không thấy đau. Đây chính là triệu chứng thể hiện người đó đang tự ngược đãi bản thân” – bác sĩ Tâm nói. Điều đáng nói là sau những hành động trên bệnh nhân thường thấy thoải mái hơn nên có xu thế tái diễn hành động để giải phóng sự ức chế.
Tiến sĩ Nguyễn Doãn Phương – Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần cho biết, những bệnh nhân vào viện có triệu chứng ngược đãi bản thân thường mắc các rối loạn khiến cơ thể mệt mỏi, dễ cáu giận, rối loạn giấc ngủ, ức chế cảm xúc, kèm theo trạng thái lo âu, buồn chán. Ngoài ra bệnh nhân có triệu chứng như tim đập nhanh, đánh trống ngực, căng tức ngực, tăng huyết áp, vã mồ hôi, đồng tử giãn, tiểu nhiều lần… Chưa hết, một người có hành vi ngược đãi bản thân thì sẽ làm ảnh hưởng tới người khác. Ví dụ như: Một gia đình mà con có hành vi này sẽ bố mẹ cũng thường cảm thấy tội lỗi, mặc cảm. Các thành viên trong gia đình cũng sẽ chịu sự kỳ thị của dư luận. Đấy là chưa kể tới những khoản chi phí y tế điều trị cho các ca này cũng khá lớn.
Còn TS Nguyễn Minh Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần (Trưởng bộ môn Điều trị rối loạn Stress Đại học Y) cho biết, những người có triệu chứng ngược đãi bản thân thường bắt đầu từ việc bị stress với mức độ ngày càng “leo thang”. “Thay vì tìm cách loại bỏ stress thì những người này lại quay 180 độ, tìm cách loại trừ bản thân để gây sự chú ý với mọi người. Những stress này cũng thường đến từ mâu thuẫn trong cuộc sống, bất mãn với gia đình và xã hội” – TS Tuấn nói.
Theo Danviet
Khủng khiếp cô gái tự cắt tay 16 nhát vì không được đi du học
Ngày 9.8, tin từ Viện Sức khoẻ tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, viện vừa tiếp nhận một cô gái 22 tuổi có hành vi tự ngược đãi bản thân. Bệnh nhân đã tự dùng dao lam cắt tay tan nát để giải tỏa cơn ức chế.
TS.BS Dương Minh Tâm - Trưởng Phòng điều trị các rối loạn liên quan đến stress, Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết bệnh nhân trên là một nữ sinh (22 tuổi, tại Hà Nội) học năm 2 đại học.
Mang tâm trạng buồn chán không thể tự giải quyết được, nữ sinh viên 22 tuổi đã nảy ra ý tưởng cắt tay bằng dao lam. Khi vào viện, trên cổ tay cô gái trẻ có tới 16 vết cắt vẫn còn đang rỉ máu.
Theo lời bố mẹ, bệnh nhân này ngoan, hiền, học giỏi và muốn được đi du học nhưng do gia đình không có đủ điều kiện nên ước mơ không thành hiện thực nên chán nản. Sau khi học xong phổ thông, bệnh nhân đỗ Đại học nhưng vẫn nuôi mơ ước được đi du học.
Trong suy nghĩ đó, bệnh nhân có những giằng xé, ức chế về tâm lý không biết tâm sự với ai. Điều này khiến cho bệnh nhân thường xuyên hồi hộp, khó thở, mất ngủ. Chia sẻ với bác sĩ, bệnh nhân cho biết mỗi lần "hạ dao" cắt tay như vậy không hề cảm thấy đau, ngược lại còn thấy trong lòng nhẹ nhàng, vui vẻ, vì thế, bệnh nhân cắt liên tục cho... thích.
Sau khi vào viện được sự quan tâm của gia đình và bác sĩ, bệnh nhân không tự cắt tay nhưng có cơn rối loạn tâm lý để gây ra sự chú ý. Bệnh nhân hiện nay đã được điều trị ổn định tâm lý.
Theo bác sĩ Tâm, tự ngược đãi bản thân là hình thức tự làm đau về cả thể chất hoặc tinh thần với mục đích loại trừ những âu lo của bản thân. Hành vi này không nguy hiểm bằng tự tử, tự sát bởi bệnh nhân chỉ muốn tự làm đau hoặc gây sự chú ý. Những hành vi này thường xảy ra với những người trẻ, chủ yếu là tuổi vị thành niên.
"Người bệnh thường dùng dao lam, mảnh sành, sứ tự rạch vào da thịt cho chảy máu, giật tóc, tát vào má, nhịn ăn, lao đầu vào tường hoặc đặt ra những hình phạt không phù hợp cho mình ... để được thoả mãn. Đây chính là hành vi tự ngược đãi bản thân" - bác sĩ Tâm nói.
Điều đáng nói là sau những hành động trên bệnh nhân thường thấy thoải mái hơn nên có xu thế tái diễn hành động để giải phóng sự ức chế.
Sau khi thất tình, một thiếu nữ 16 tuổi đã cắt tay mình, quay clip và tung lên mạng thời gian vừa qua (Ảnh cắt từ clip: IT)
Tiến sĩ Nguyễn Doãn Phương - Viện trưởng Viện sức khoẻ tâm thần cho biết, những bệnh nhân vào viện có triệu chứng ngược đãi bản thân thường mắc các rối loạn khiến cơ thể mệt mỏi, dễ cáu giận, rối loạn giấc ngủ, ức chế cảm xúc, kèm theo trạng thái lo âu, buồn chán. Ngoài ra bệnh nhân có triệu chứng như tim đập nhanh, đánh trống ngực, căng tức ngực, tăng huyết áp, vã mồ hôi, đồng tử giãn, tiểu nhiều lần...
Còn bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện sức khoẻ tâm thần (Trưởng bộ môn Điều trị rối loạn Stress Đại học Y) cho biết, những người có triệu chứng ngược đãi bản thân thường bắt nguồn từ việc bị stress mạnh, hoặc không mạnh nhưng diễn ra thường xuyên.
"Thay vì tìm cách loại bỏ stress thì các bệnh nhân lại tìm cách loại trừ bản thân để gây sự chú ý với mọi người. Thường stress đến do mâu thuẫn trong cuộc sống, bất mãn với gia đình và xã hội" - ông Tuấn nói.
Ông Tuấn khuyến cáo, hiện nay, trẻ vị thành niên đối diện với nhiều stress ở nhà và ở trường. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng/bệnh tự ngược đãi bản thân ở tuổi teen. Muốn loại trừ triệu chứng này gia đình và thầy cô phải quan tâm chia sẻ, phát hiện stress của trẻ và giúp trẻ giải toả các stress này.
Theo Danviet