Hội chứng kỳ lạ: Cả 5 anh chị em đều đi bằng tứ chi như gấu
Một gia đình có 5 anh chị em ở Thổ Nhĩ Kỳ đã thu hút sự tranh luận của các nhà khoa học về một hội chứng kỳ lạ. Tất cả đều không đi bằng 2 chân mà đi bằng cả 2 tay và 2 chân.
4 trong số 5 anh chị em trong một gia đình ở Thổ Nhĩ Kỳ không đi bằng 2 chân mà đi bằng cả tứ chi
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH TRIBUN NEWS
Gia đình Ulas được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2005. Họ là người Kurd, sống ở một vùng hẻo lánh ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Mới đây, cuộc tranh luận về hội chứng kỳ lạ của họ lại dấy lên sau khi BBC làm một bộ phim tài liệu về 5 anh em, theo Tribun News.
Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau về hội chứng kỳ lạ này. Một số giả thuyết nghi ngờ 5 anh chị em này mắc khiếm khuyết về não khiến họ không gặp khó khăn khi đứng thẳng. Thậm chí, có người còn cho rằng có thể những trục trặc về di truyền khiến họ quay lại hình thái di chuyển bằng tứ chi của tổ tiên loài người.
Video đang HOT
Ông bà Resit và Hatice có 19 người con. 12 người phát triển bình thường, trong khi 7 người còn lại mắc hội chứng khiến họ phải đi bằng cả tứ chi. Lòng bàn tay họ chạm đất, trong khi chân vẫn thẳng, dáng đi như kiểu di chuyển của loài gấu. Một trong 7 người đã chết, 5 người đi bằng tứ chi, một người còn lại có thể đi thẳng người nhưng dáng đi lảo đảo như say rượu.
Trong số 5 người mắc tình trạng trên, có 4 người là nữ gồm Safiye, Hacer, Senem và Emine. Thành viên còn lại là ông Hseyin, theo IBT Times.
Hội chứng kỳ lạ xuất hiện ở 5 anh chị em này cho thấy những đặc điểm của tổ tiên linh trưởng của chúng ta trước khi họ tiến hóa và biết cách đi thẳng người, nhà sinh học tiến hóa Uner Tan, thuộc Trường Y khoa Đại học ukurova (Thổ Nhĩ Kỳ), nói.
Giáo sư Stefan Mundlos, một nhà di truyền học người Đức, thì cho rằng có thể 5 anh chị em này thiếu một gien nào đó chi phối khả năng đi thẳng người trên 2 chân.
Một giả thuyết khác được đưa ra đến từ nhà tâm lý học tiến hóa người Anh Nicholas Humphrey. Ông nghi ngờ 5 anh chị em bị tổn thương vùng tiểu não. Tiểu não chịu trách nhiệm giữ thăng bằng và định phương hướng. Do đó, tiểu não bị tổn thương sẽ dẫn đến những rối loạn trong dáng đi và khả năng giữ thăng bằng, theo IBT Times.
Theo thanhnien.vn
Ứng dụng thuật toán tối ưu hóa của bầy ong trong phát triển bền vững
Ngày 20/4, tại trường Đại học Công Nghệ - ĐHQGHN đã diễn ra hội thảo quốc tế về ứng dụng thuật toán tối ưu hóa bầy ong trong vật liệu, kết cấu tiên tiến và phát triển bền vững (International Workshop on Application of Bees Algorithm in sustainable development - IWABA 2018) .
Các đại biểu tham dự hội thảo
Hội thảo là kết quả của đề tài Newton hợp tác giữa GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - trường Đại học Công Nghệ - Đại học Quốc Gia Hà Nội (ĐHQGHN) với các nhà khoa học của trường Đại học Birmingham -Vương Quốc Anh và trường Đại học Công nghệ Vũ Hán - Trung Quốc dưới sự chủ trì của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức.
Tham dự hội thảo về phía các đại biểu nước ngoài có các đại biểu đến từ Đại học Công nghệ Vũ Hán như GS. Zude Zhou, GS. Quan Liu, GS. Ping Lou, GS. Wenjun Xu và TS. Wei Meng và các đại biểu đến từ Vương Quốc Anh là TS. Marco Catsellani (University of Birmingham) và GS Michael Packianather (Cardiff University) - đều là những trường đại học lớn hàng đầu, có thứ hạng cao của Trung Quốc, Vương quốc Anh và trên thế giới.
Ngoài ra, hội thảo còn có sự tham dự đông đảo của các đại biểu, các nhà khoa học đến từ nhiều trường đại học trên toàn quốc.
Thuật toán được đề xuất lần đầu năm 2007 bởi nhà khoa học nổi tiếng GS Duc T Pham - University of Birmingham (Ngôi trường với 11 giải Nobel, và thành phố Birmingham là quê hương của James Watt, người đã phát minh ra động cơ máy hơi nước và mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1) xây dựng trên khả năng tối ưu hóa của bầy ong.
Thuật toán này được phát triển rộng rãi và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như chế tạo máy, tự động hóa, robotic, tối ưu trong quản lý, quy trình sản xuất,....và cùng với sự ra đời và phát triển thuật toán này đã công bố nhiều bài báo quốc tế, đào tạo được hàng trăm tiến sĩ cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Hội thảo IWABA2018 được tổ chức tại ĐHQGHN nhằm tạo ra một diễn đàn quốc tế để trao đổi kết quả và ý tưởng nghiên cứu giữa các nhà khoa học của ĐHQGHN với các đồng nghiệp trên thế giới, chia sẻ các kinh nghiệm trong việc áp dụng thuật toán này để giải quyết các thách thức về kỹ thuật - công nghệ tính toán tối ưu hóa và kiến tạo khả năng hợp tác.
Hội thảo này cũng tạo cơ hội và tập hợp các nhà khoa học trẻ, giảng viên trẻ tại ĐHQGHN và của các trường đại học khác ở Hà Nội tham gia nhóm nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Đình Đức để thiết lập nhóm nghiên cứu quốc tế về Deep Learning Technologies (một trong những hướng nghiên cứu hiện đại, mới nhất của cách mạng công nghiệp 4.0 trên thế giới hiện nay); sử dụng thuật toán tối ưu hóa của bầy ong, áp dụng cho tối ưu hóa trong lĩnh vực năng lượng mới, phát triển bền vững, trong Machine Learning, Intelligent Optimisation, Swarm Intelligence, vật liệu - kết cấu tiên tiến và Robotic,... cũng như trong các ngành, lĩnh vực khác.
Hội thảo cũng đã thảo luận những cơ hội hợp tác không chỉ trong nghiên cứu, mà còn trong đào tạo, trao đổi sinh viên, nghiên cứu sinh, trao đổi cán bộ giữa ĐH Công nghệ, ĐH Việt Nhật - ĐHQGHN với ĐH Công nghệ Vũ Hán (Trung Quốc), University of Birmingham, Đại học Cardiff (Vương Quốc Anh), góp phần thiết thực thúc đẩy công cuộc đổi mới, hội nhập và tiếp cận trình độ và chuẩn mực của thế giới trong lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ của ĐHQGHN.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
6 bí ẩn 'động trời' về cơ thể người khiến các nhà khoa học 'vắt óc' cũng không giải nổi Trên cơ thể người có những cơ quan tưởng như rất quen thuộc với chúng ta nhưng hóa ra lại vẫn còn là bí ẩn với các nhà khoa học. 1. Dấu vân tay Tất cả chúng ta đều biết rằng dấu vân tay của mỗi người là độc nhất và hoàn toàn khác nhau, thậm chí dù là cặp song sinh. Thế...