Hội chứng khiến khuôn mặt ‘héo như trái táo khô’
Trên thế giới, cứ 250.000 người mới có 1 người mắc chứng rối loạn này. Đến nay, Parry-Romberg vẫn là một bí ẩn của y học, chưa có cách điều trị.
Parry-Romberg hay hội chứng lép nửa mặt là căn bệnh hiếm gặp chưa rõ nguyên nhân. Những người không may mắc phải chứng rối loạn này đều phải sống chung với khuôn mặt lạ thường và nhiều hạn chế về sức khỏe.
Bé gái 11 tuổi biến dạng một bên mặt vì chứng bệnh lạ
Alesha Wilcock (sinh năm 2009 tại Anh) được chẩn đoán mắc chứng rối loạn da hiếm gặp khiến khuôn mặt bị biến dạng từ khi 4 tuổi. Chứng bệnh kỳ lạ gây ra tình trạng da, mô mềm của một bên mặt co rút.
Lisa (sinh năm 1989), mẹ của cô bé chia sẻ với Real-fix rằng khi còn nhỏ, Alesha đã có khuôn mặt khác thường. “Khuôn mặt của con bé dường như xoắn lại, lộ rõ xương gò má và xương sọ”, bà mẹ nói.
Theo lời của Darren Wilcock, bố cô bé, ngay khi phát hiện ra hiện tượng lạ trên khuôn mặt con gái, họ đã đưa đi khám. Tuy nhiên, phải mất một thời gian dài các bác sĩ mới tìm ra chứng bệnh mà cô bé mắc phải. “Bác sĩ giảng giải về hội chứng hiếm gặp này, nhưng chúng tôi không biết đó là bệnh gì”, anh Darren cho hay.
Khuôn mặt Alesha Wilcock bị biến dạng vì hội chứng lép nửa mặt Parry-Romberg. Ảnh: Real-lix.
Các triệu chứng của hội chứng kỳ lạ bắt đầu rõ nét trên khuôn mặt của Alesha cũng là lúc bà mẹ Lisa lo lắng khi con gái đến trường. Rất nhiều phụ huynh tò mò về tình trạng của cô bé. Và Lisa không ngại ngần chia sẻ về căn bệnh con gái gặp phải.
Alesha là con thứ 2 trong gia đình có 3 anh em và em là người duy nhất mắc phải bệnh này. Anh trai Kieron (14 tuổi) và em gái Maddison (7 tuổi) đều hoàn toàn bình thường.
Vì chứng bệnh chưa có lời giải, hàng tháng, cô bé 11 tuổi phải làm xét nghiệm máu một lần để kiểm tra tình trạng của gan, thận. Còn rất nhỏ nhưng Alesha đã phải sử dụng thuốc liều mạnh để điều trị và đối mặt với nhiều cuộc phẫu thuật chỉnh hình.
Chị Lisa và anh Darren rất đau lòng khi chứng kiến khuôn mặt con gái bé bỏng xuất hiện nhiều vết thâm tím và chịu hàng loạt cơn đau đớn. Về phía mình, Alesha không tự ti về khuôn mặt khác thường. Phải dành phần lớn thời gian ở bệnh viện và điều trị bệnh nhưng cô bé vẫn chăm chỉ học và đứng đầu lớp. Bé gái 11 tuổi cũng chưa từng phàn nàn hay buồn bã về ngoại hình bởi em chấp nhận điều đó và luôn lạc quan.
Cũng như Alesha, Lucy Hancocks (sinh năm 2008) ở Nam Australia cũng gặp tình trạng tương tự. Khi mới 8 tuổi, Lucy đã phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật đau đớn để ngăn ảnh hưởng của bệnh tới não trái và cơ thể.
Lucy Hancocks (ở Nam Australia) cũng là một bệnh nhân của hội chứng Parry-Romberg. Ảnh: Daily Mail.
Hai má hõm sâu, tróc da đầu
Video đang HOT
Trong một báo cáo khoa học năm 2019 trên Thư viện Y khoa Quốc gia, thuộc Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NCBI) ghi nhận trường hợp hiếm gặp của hội chứng Parry-Romberg. Đó là một phụ nữ 59 tuổi bị teo mặt cùng lúc hai bên.
20 năm trước, người này bắt đầu ngứa ở má trái. Dần dần, phần thịt và mô cơ bên mặt trái mắt đầu teo đi, lõm sâu. Bệnh nhân chưa từng bị chấn thương hay tiêm vào khu vực này nên không xác định được yếu tố gây nên hiện tượng lép nửa mặt trái.
Nhưng chưa dừng lại ở đó, suốt 2 thập kỷ, khuôn mặt người phụ nữ dần mất đi các mô cơ, mỡ dưới hai hốc má và bắt đầu chịu những cơn đau đầu, chóng mặt nghiêm trọng.
Khi kiểm tra lâm sàng, chất béo hồi phục và periorbital ở hai bên mặt đã không còn. Hội chứng hiếm gặp còn gây rụng tóc, lông mày và khiến khuôn mặt nữ bệnh nhân đen sạm, tróc da đầu. Tuy nhiên, lưỡi, răng và nướu hoàn toàn bình thường.
Ảnh hưởng nghiêm trọng của hội chứng Parry-Romberg tới một bệnh nhân tại Mỹ. Người này bị teo cùng lúc hai bên mặt khiến các mô, cơ dưới má biến mất, rụng tóc, lông mày và tróc da đầu. Ảnh: NCBI.
Căn bệnh chưa có lời giải
Hội chứng mà Alesha Wilcock và người phụ nữ trên mắc phải có tên gọi là Parry-Romberg hay lép nửa mặt. Đây là một rối loạn hiếm gặp đặc trưng bởi sự suy giảm (teo) các da, mô mềm ở một nửa mặt, thường là bên trái. Parry-Romberg phổ biến ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
Ban đầu, khuôn mặt sẽ thay đổi ở mô hàm trên hoặc giữa mũi hay góc trên của môi. Sau đó lan xuống tới góc miệng, vùng quanh mắt, trán, tai và cổ. Ảnh hưởng của bệnh có thể gây tác động tiêu cực đến lưỡi, vòm miệng và nướu. Mắt, má của bên mặt bị lép cũng có thể trũng xuống, tóc chuyển sang màu trắng và rụng dần.
Ngoài ra, vùng da bị ảnh hưởng nặng có thể biến thành sắc tố đen hoặc không có sắc tố (bạch biến). Những bệnh nhân mắc Parry-Homberg còn đi kèm với các triệu chứng bất thường như co giật, đau dây thần kinh sinh ba…
Nghiêm trọng hơn, thần kinh thị giác và võng mạc ở bên bị lép có thể dần teo lại, gây ra các bệnh quanh mắt hoặc giảm thị lực.
Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng Parry-Homberg. Y học mới xác định được một số yếu tố gây bệnh như nhiễm virus hoặc vi khuẩn, bệnh tự miễn, tổn thương hệ thần kinh, viêm màng não hoặc viêm não, chấn thương sọ não…
Bệnh nhân chỉ có thể sống chung với nó và dùng một số cách hỗ trợ như ghép cơ, xương, phẫu thuật tái tạo mô bị teo…Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực nhưng hội chứng lép nửa mặt vẫn là một ẩn số khiến nhiều bác sĩ đau đầu bởi chưa tìm ra cách chữa trị và không có phương pháp điều trị ngăn chặn sự tiến triển của nó.
Vì sao con người hay chớp mắt
Chớp mắt làm con người mất đi khả năng tiếp nhận 10% dữ liệu hình ảnh hàng ngày. Vậy tại sao con người lại hay chớp mắt?
Con người luôn chớp mắt không ngừng nghỉ. Trung bình một người lớn chớp mắt khoảng 12 lần mỗi phút. Mỗi lần chớp mắt, một hỗn hợp các chất được tiết ra từ khóe mắt có tác dụng rửa sạch và bôi trơn đôi mắt. Hỗn hợp này bao gồm dầu và các chất nhờn, giúp cho con ngươi khỏi bị khô.
Ngoài việc bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, hành động này còn giúp ngăn ngừa mắt phải tiếp xúc trực tiếp với những yếu tố có hại, như ánh sáng chói lòa.
Điều này giải thích tại sao chúng ta thường chợp mắt nhiều hơn vào những ngày nhiều gió hoặc hanh khô.
Nhưng câu hỏi đặt ra là mặc dù một lần chớp mắt chỉ mất khoảng một phần mười giây, việc mất đi 10% thị giác trong ngày có ảnh hưởng tới hoạt động của chúng ta không? Tại sao con người không mất thị giác hoàn toàn khi chớp mắt?
'Ngắt' sự tập trung
Bộ não cực giỏi trong việc đánh lừa chúng ta. Lí do tại sao chúng ta không mất thị giác hoàn toàn khi chớp mắt cũng một phần giống như việc bạn không thể nhìn thấy mũi của chính mình, kể cả khi nó đứng ở vị trí chình ình ngay đằng trước.
Bộ não của chúng ta chủ động bỏ qua nó, như thể nó không ở đó. Tương tự như vậy, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng bộ não đã chủ động ngắt tạm thời khi chúng ta chợp mắt, giúp cho chúng ta không cảm nhận được bóng tối khi chợp mắt, như thể hành động này chưa bao giờ diễn ra.
Não bộ cũng sẽ bị mù tạm thời mỗi khi mắt chúng ta di chuyển. Để hạn chế việc tầm nhìn bị mờ đi, hình ảnh được ức chế trong cầu mắt mỗi khi nó di chuyển.
Chớp mắt đem lại cho chúng ta một quãng nghỉ ngơi ngắn trong quá trình dài làm việc tập trung cao độ. Mệt mỏi chính là lí do tại sao chúng ta chớp mắt nhiều hơn khi đã đọc sách trong nhiều giờ liên tục. Và nếu để ý chúng ta sẽ thấy rằng tần suất chớp mắt sẽ ít hơn nhiều khi chúng ta mới bắt đầu đọc.
Những điều thú vị về mắt
1. Cho dù trẻ sơ sinh có làm ồn ào đến mức nào cũng không thể sản sinh ra nước mắt khi chúng khóc được: vì ống dẫn nước mắt chỉ bắt đầu hoạt động khi trẻ được 4 đến 13 tuần tuổi mà thôi.
2. Cả hai mắt đều có một điểm mù nhỏ nằm ở phía sau võng mạc nơi có gắn các dây thần kinh thị giác, tuy nhiên bạn sẽ không thể nhận ra được vì đôi mắt sẽ hoạt động cùng nhau để lấp đầy điểm mù trong tầm nhìn.
3. Nếu mắt của bạn màu xanh thì bạn có chung nguồn gốc tổ tiên với mọi người cùng có mắt màu xanh trên toàn thế giới! Khoảng 6.000 - 10.000 năm trước đây, đôi mắt của tất cả mọi người đều là màu nâu cho đến khi có người đột biến gien làm cho đôi mắt của họ màu xanh.
4. Nếu bạn đeo những chiếc kính đảo ngược hình ảnh, não của bạn sẽ điều chỉnh đúng tầm nhìn và thấy hình ảnh theo hướng đúng thực tế.
5. Giác mạc của con người rất giống với giác mạc của cá mập nên trong một số trường hợp, người ta dùng giác mạc của cá mập để thay thế trong phẫu thuật mắt người.
6. Bạn chảy nước mũi khi khóc là do nước mắt chảy xuống mũi đó.
7. Mascara gây tổn thương mắt nhiều nhất trong số các loại mỹ phẩm.
8. Trong số tất cả các cơ thì cơ điều khiển đôi mắt là hoạt động nhiều nhất. Các cơ giúp mắt di chuyển được là các cơ nhanh và mạnh nhất trong cơ thể: chúng mạnh hơn gấp 100 lần so với cần thiết.
9. Trung bình mắt chớp 17 lần mỗi phút, 14.280 lần mỗi ngày và 5.2 triệu lần mỗi năm. Khi nói chuyện bạn sẽ chớp mắt nhiều hơn và chớp ít hơn khi bạn xem màn hình máy tính hoặc giấy tờ, đây cũng là lý do khiến mắt dễ mệt mỏi hơn.
10. Mọi người thường đọc chậm hơn 25 lần khi nhìn chữ trên màn hình máy tính so với nhìn trên giấy.
11. Đôi mắt con người có thể phân biệt được 500 sắc thái của màu xám.
12. Tất cả trẻ con vừa sinh ra đều bị mù màu và con trai sẽ dễ mắc chứng mù màu hơn con gái.
13. Công nghệ quét võng mạc đang trở nên phổ biến và ngày càng được sử dụng nhiều cho các mục đích an ninh: một dấu vân tay có 40 đặc điểm độc đáo, trong khi một mống mắt có đến 256 đặc điểm.
14. Đồng tử sẽ tăng kích cỡ khi ta chịu cảm xúc mạnh, ví dụ như sự cuốn hút, giận dữ và thích thú. Con ngươi của đôi mắt mở to đến 45% khi chúng ta nhìn vào người mình yêu.
15. Mắt có khả năng phục hồi đáng kinh ngạc: Nó có thể lọc bụi bẩn và làm lành vết trầy xước giác mạc trong vòng 48 tiếng.
16. Mắt là cơ quan phức tạp thứ 2 trong cơ thể, chỉ sau bộ não.
17. Chức năng của nước mắt là để giữ cho mắt sạch, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra lý do tại sao chúng ta khóc khi buồn.
18. Người ta nói "trong chớp mắt" bởi nó là cơ nhanh nhất trong cơ thể. Một cái chớp mắt thường kéo dài 100-150 mili giây, có thể chớp mắt năm lần trong một giây và trung bình mỗi năm chúng ta chớp mắt 5.2 triệu lần.
19. Mắt chúng ta có thể nhận ra 10 triệu màu sắc, nhưng không thể nhận ra tia cực tím hoặc tia hồng ngoại.
20. Khoảng một nửa bộ não được sử dụng cho mục đích nhìn, chứ không phải với đôi mắt. Trong nhiều trường hợp, nhìn mờ hay kém không phải tất cả là do mắt. Do có thể một cái gì đó đi sai trong vỏ não thị giác của bộ não.
BP (sưu tầm)
U tuyến yên không phải là ung thư PGS.TS. Đồng Văn Hệ - Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh và Chủ tịch Hội phẫu thuật thần kinh Asean - cho biết, u tuyến yên thường không phải là ung thư và không di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể. PGS.TS. Đồng Văn Hệ - Chủ tịch Hội...