Hội chứng hậu Covid-19 khiến bé nguy kịch, cha mẹ không biết con từng là F0
Dù kết quả test nhanh của bé âm tính với SARS-CoV-2, các bác sĩ vẫn phát hiện em từng là F0 trước đó.
Hiện bé mắc hội chứng hậu Covid-19 nguy kịch.
Ngày 23/2, đại diện Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) cho biết, tuần vừa qua nơi đây đã tiếp nhận điều trị một trường hợp bé trai tên P.T.Ph. (11 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TPHCM) mắc hội chứng hậu Covid-19 rất nguy hiểm.
Khai thác bệnh sử, các bác sĩ ghi nhận 7 ngày trước trẻ bắt đầu sốt cao liên tục, đáp ứng kém với thuốc hạ sốt. Hai ngày trước khi nhập viện, bé than đau bụng quanh rốn, ói 4-5 lần ra thức ăn và dịch, tiêu phân vàng lỏng 3-4 lần/ngày, nổi hồng ban ở tay, chân bụng, đỏ mắt… Bé nặng đến 52kg, trong khi bình thường ở lứa tuổi này chỉ nặng khoảng 24-32 kg.
Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, ghi nhận trẻ lừ đừ, sốt cao, bụng chướng và vẫn còn đỏ nhẹ 2 mắt, hồng ban da ở tay chân, bụng. Kết quả test nhanh âm tính với virus SARS-CoV-2, tuy nhiên xét nghiệm định lượng kháng thể kháng SARS-CoV-2 cho kết quả 681 BAU/ml (chứng tỏ trẻ bị nhiễm SARS-CoV-2 trước đó vì chưa tiêm vaccine Covid-19 (bình thường không có kháng thể này trong máu nếu không bị nhiễm SARS-CoV-2 hay chưa tiêm vaccine trước đó).
Kết quả siêu âm bụng trẻ ghi nhận giãn nhẹ mạch vành, xét nghiệm máu cho thấy có biểu hiện phản ứng viêm tăng mạnh. Qua hội chẩn với các bác sĩ chuyên khoa nhiễm, ekip điều trị chẩn đoán trẻ bị hội chứng viêm đa hệ thống liên quan Covid-19, thể có sốc.
Bệnh nhi mắc hội chứng viêm đa hệ thống hậu Covid-19 nhưng trước đó gia đình không biết bé từng nhiễm bệnh (Ảnh: BVCC).
Bệnh nhi được chống sốc với dịch truyền, sử dụng thuốc vận mạch, truyền corticoid liều cao, dùng chống đông và kháng sinh phổ rộng, hỗ trợ hô hấp thở oxy, sau đó thở áp lực dương liên tục CPAP. Trẻ cũng được điều trị hỗ trợ điều chỉnh rối loạn điện giải, kiềm toan, đường huyết, hạ sốt, dinh dưỡng. Sau gần một tuần điều trị, tình trạng trẻ cải thiện dần, hết sốt, đau bụng, mạch huyết áp ổn định, không cần thở oxy và đã qua cơn nguy kịch.
BS CK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, trong thời gian vài tháng qua, bệnh viện đã tiếp nhận tổng cộng 92 trường hợp hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em. Trong đó, có 11,9% trẻ biểu hiện nặng với sốc, suy hô hấp, suy đa cơ quan..
Bác sĩ lưu ý phụ huynh khi thấy con em mình sốt cao trên 2 ngày, nổi hồng ban da, đỏ mắt, đau bụng, tiêu chảy, ói… cần đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để được bác sĩ thăm khám, xét nghiệm định bệnh chính xác, điều trị thích hợp. Vì ngoài hội chứng viêm đa hệ thống trẻ có thể mắc sởi, rubella, sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, nhiễm trùng huyết, viêm ruột thừa.
Video đang HOT
“Phần lớn các trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi khi khai thác tiền sử, phụ huynh đều không biết trẻ mắc Covid-19 trước đó, do trẻ không có biểu hiện triệu chứng hoặc có triệu chứng sốt nhẹ ho ít thoáng qua nên không để ý tới.
Vì vậy, việc rất cần thiết là phụ huynh đưa trẻ tiêm chủng vaccine Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế” – bác sĩ Tiến chia sẻ.
Sức nóng bên trong trạm y tế "quận cam" ở Hà Nội
Mới đầu giờ sáng, 4 đầu máy tại Trạm Y tế phường Kim Giang, quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã liên tục đổ chuông.
"Người nhà nói bệnh nhân N.P.P. ở Hoàng Đạo Thành có dấu hiệu mệt mỏi, thở gắng sức. Chị Ngân kiểm tra giúp hồ sơ của bệnh nhân P.", cán bộ trực số Hotline của trạm thông báo. Một cuộc gọi khác, người phụ nữ vừa tự test nhanh dương tính báo kết quả lên trạm và đề nghị được tư vấn nên điều trị tại nhà hay nhập viện, vì bản thân có bệnh nền cao huyết áp.
"Mỗi ngày chúng tôi tiếp nhận hơn 100 cuộc gọi liên quan đến Covid-19. Có 4 đầu số chính cùng tiếp nhận thắc mắc của người dân là Hotline, số điện thoại bàn và số trạm trưởng, số của cán bộ chuyên trách dịch tễ nhưng có nhiều lúc vẫn không đủ đáp ứng. Có những hôm các cuộc gọi khai báo còn đến lúc hơn 1 giờ sáng", bác sĩ Lê Thị Bích Ngọc, Trạm trưởng Trạm Y tế phường Kim Giang chia sẻ.
Áp lực càng tăng thêm với lực lượng y tế khi một số người dân thiếu sự thông cảm vì muốn nhu cầu của mình phải được xử lý luôn và ngay. Thậm chí có người còn có những lời lẽ xúc phạm, không tôn trọng trong khi cán bộ y tế phải ưu tiên xử lý các vấn đề cấp bách trước.
"Khối lượng công việc lớn cũng không khiến chúng tôi stress, mệt mỏi bằng việc phải đối mặt với các trường hợp như vậy. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn phải động viên nhau cố gắng giữ thái độ bình tĩnh để tiếp tục hoàn thiện công việc hàng ngày, theo dõi và cập nhật được tình hình diễn biến sức khỏe của người bệnh ", BS Ngọc cho hay.
Bác sĩ Lê Thị Bích Ngọc, Trạm trưởng Trạm Y tế phường Kim Giang.
Theo BS Ngọc, người dân liên hệ đến trạm y tế chủ yếu là để thông báo kết quả xét nghiệm dương tính, nhờ tư vấn cách ly, điều trị, sử dụng thuốc, tình trạng sức khỏe khi đang cách ly tại nhà, các vấn đề về tiêm vaccine, thắc mắc phản ánh trên phần mềm tiêm chủng, cũng như vấn đề chế độ trợ cấp sau cách ly cùng các giấy tờ thủ tục liên quan.
Một nhân viên y tế gọi điện thông báo người dân đã có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2.
Trạm Y tế phường Kim Giang có 7 cán bộ y tế, trong đó có một bác sĩ, một cán bộ dịch tễ còn lại 5 cán bộ không chuyên trách về dịch. Tuy nhiên, 2 năm nay, vì khối lượng công việc quá lớn nên tất cả thành viên đều phải tham gia công tác chống dịch. Đặc biệt, khi Hà Nội áp dụng biện pháp điều trị F0 tại nhà, khối lượng công việc của lực lượng y tế cơ sở lại tăng lên đáng kể.
"F0 điều trị tại nhà sẽ có rất nhiều loại hồ sơ. Bên cạnh đó là việc quản lý giám sát tình trạng của các bệnh nhân; khâu cấp phát thuốc cũng mất nhiều thời gian. Nhất là với các F0 điều trị bằng Molnupiravir đòi hỏi nhiều thủ tục vì thuốc vẫn đang nằm trong chương trình của Sở", BS Ngọc cho hay.
Không khí trong căn phòng rộng chưa tới 20 mét vuông "nóng" dần lên theo nhịp độ làm việc hối hả của các y bác sĩ. Điều tra dịch tễ; khai thác thông tin từ các "F"; tư vấn cho người dân qua hotline; lấy mẫu xét nghiệm của các trường hợp nghi ngờ; xử lý hồ sơ; tiêm vaccine Covid-19; cấp phát thuốc, tư vấn tình hình sức khỏe, liên hệ phân tầng chuyển tuyến ... danh sách các đầu việc trải dài khiến lực lượng y tế cơ sở thường xuyên trong tình trạng quá tải.
"Chúng tôi làm từ sáng đến đêm cũng không hết việc. Tối muộn về nhà, bệnh nhân có diễn biến xấu các cán bộ lại tiếp tục phải xử lý ngay trong đêm. Trạm đã cố gắng phân bổ công việc phù hợp để giúp các cán bộ có thời gian nghỉ tái tạo sức lao động tuy nhiên tất cả các nhân viên y tế luôn trong tình trạng quá tải", BS Ngọc bộc bạch.
Nhận nhiệm vụ báo cáo dịch tễ hàng ngày và giám sát tình trạng sức khỏe của các F0 điều trị tại nhà, y sĩ Nguyễn Thị Thúy Ngân, cán bộ chuyên trách dịch tễ, gần như không rời khỏi màn hình máy tính xuyên suốt giờ làm việc. Bên cạnh đó còn phải thực hiện rất nhiều thủ tục hành chính để bệnh nhân có các giấy tờ thủ tục theo quy định.
Y sĩ Nguyễn Thị Thúy Ngân, cán bộ chuyên trách dịch tễ theo dõi tình trạng sức khỏe của F0 điều trị tại nhà
Hiện tại, phường Kim Giang đang có hơn 200 F0 điều trị tại nhà. Với diễn biến dịch tại Hà Nội đang rất phức tạp, mỗi ngày con số này lại tăng thêm 20 - 40 ca.
Tất cả các F0 điều trị tại nhà đều được cán bộ y tế phường giám sát thông qua hệ thống phần mềm. Định kì 2 lần mỗi ngày, F0 sẽ cập nhật tình trạng sức khỏe của mình vào hệ thống . Dữ liệu này sẽ được xử lý tự động để phân tầng bệnh nhân theo các cấp độ từ nhẹ đến nặng: xanh - vàng - cam - đỏ . Qua, đó, các y bác sĩ có phương án theo dõi, hỗ trợ F0.
"Các trường hợp từ màu vàng trở lên chúng tôi cần theo dõi rất sát. Nếu phát hiện dấu hiệu chuyển nặng, chúng tôi sẽ ngay lập tức gọi điện cho bệnh nhân để nắm bắt tình hình. Trong trường hợp tình trạng sức khỏe bệnh nhân diễn biến xấu sẽ ngay lập tức xuống tận nơi hỗ trợ, đồng thời báo xe cấp cứu để kịp thời đưa F0 chuyển viện. Điều quan trọng là phải phát hiện và xử lý thật kịp thời, bởi bệnh nhân Covid-19, đặc biệt là người cao tuổi, người có bệnh nền một khi chuyển nặng sẽ diễn biến rất nhanh", chị Ngân cho hay.
Gối oxy và bình oxy sẵn sàng để cấp cứu các F0 tại nhà chuyển nặng.
Hơn 10 trường hợp điều trị tại nhà chuyển biến nặng đã được cán bộ Trạm Y tế phường Kim Giang chuyển tầng cấp cứu kịp thời. Chỉ cách đây một tuần, một bệnh nhân nam đã lớn tuổi ở Hoàng Đạo Thành vừa được xác định dương tính SARS-CoV-2 vào buổi sáng thì đến trưa đã chuyển nặng.
Chị Ngân nhớ lại: "Người nhà bệnh nhân gọi thông báo gia đình có F0 có biểu hiện khó thở, tức ngực gọi hỏi đáp ứng chậm, không đi lại được. Thời điểm chúng tôi đến nơi đánh giá tình trạng bệnh nhân, đo chỉ số SpO2 thì chỉ còn 92%, cho bệnh nhân thở oxy không ổn nên đã làm thủ tục chuyển viện luôn. Trong quá trình chờ nhập viện, chúng tôi luôn phải theo dõi sát diễn biến của bệnh nhân. May mắn là sau khi vào điều trị tại bệnh viện tầng 2, tình trạng sức khỏe của ông đã tiến triển hơn".
Xét nghiệm sàng lọc cho các trường hợp nghi ngờ.
Nhiều tháng qua các y bác sĩ thường chỉ rời trạm khi trời đã tối. Lịch làm việc dày đặc khiến cuộc sống gia đình của các chị em có nhiều sự xáo trộn. Người thì phải nhờ chồng cáng đáng giúp việc nhà, người phải gửi con về nhà ông bà vì không có thời gian chăm nom.
"Nói thật ở đây chưa ai sắm được cái gì cho ngày Tết, bởi công việc cứ cuốn theo từng ngày. Giờ tiếp nhận thông tin xong lại vào danh sách, rồi tư vấn máy bàn, máy cá nhân cứ liên tục như vậy thôi. Chúng tôi thật sự mong dịch bệnh được kiểm soát, ý thức của người dân được nâng lên để chúng ta trở lại trạng thái bình thường mới. Nhiều hôm cần lắm một giấc ngủ sâu để lấy lại sức tiếp tục chiến đấu", nữ điều dưỡng với đôi mắt trũng sâu chia sẻ.
Cho phép sử dụng kết quả test nhanh để xác định F0 Bộ Y tế vừa có ý kiến về đề xuất của nhiều địa phương sử dụng kết quả test nhanh kháng nguyên để xác định người nhiễm SARS-CoV-2 và xác định tình trạng khỏi bệnh, ra viện. Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch Covid-19 trên cả nước diễn biến phức tạp, số mắc có xu hướng ngày một tăng. Để...