Hội chứng “ghét lây” trong nhà trường
Hội chứng “ ghét lây” thường xảy ra ở những trường mà hiệu trưởng thường chuyên quyền, độc đoán.
Trong một ngôi trường, một tập thể sư phạm, không phải ai cũng được hiệu trưởng thương yêu mà ngược lại, có những trường hợp bị hiệu trưởng ghét.
Lý do bị ghét có rất nhiều, nhưng có những lý do chính của nó. Đó là những giáo viên bị cho là “cứng đầu”, luôn phản bác những ý kiến chưa hợp tình hợp lý, chưa đúng của hiệu trưởng.
Hiệu trưởng lộng quyền trong nhà trường (Ảnh minh họa: NOP 16).
Trong khi đa số ngồi im lặng, nhẫn nhục chịu đựng vì sợ bị “đì”, bị đưa vào danh sách “luân chuyển”, “tinh giản” sắp tới thì cũng có những giáo viên không chịu sự độc đoán, chuyên quyền, gia trưởng của hiệu trưởng đã dám đứng lên có ý kiến…
Mọi người ái ngại, lo cho đồng nghiệp nhưng vì miếng cơm manh áo, đành ngồi im, cầu mong cho cuộc họp mau hết giờ.
Đó là những giáo viên trung trực, thẳng thắn, dám đấu tranh với những sai trái của hiệu trưởng như lạm thu, vi phạm quy tắc ứng xử, chửi giáo viên, nhân viên… Họ mạnh dạn gởi đơn tố cáo đến các cấp có thẩm quyền để kiểm tra, xem xét sực việc…
Những giáo viên này thì hiệu trưởng rất ghét nhưng cũng “chờn”, không dám “mạnh tay” vì còn sợ công luận. Đây là những “cái gai” trong con mắt hiệu trưởng nhưng muốn “nhổ” thì cả vấn đề nan giải. Thế là bị ghét cay ghét đắng…
Có trường hợp người bị ghét là hiệu phó vì thường lên tiếng sự chuyên quyền, kẻ cả của hiệu trưởng…
Một khi ai đó bị ghét mà người khác, nhất là phe của hiệu trưởng, không ghét theo thì bị cho là… đứng về phía người bị ghét. Cho nên, họ thường tìm mọi cách cô lập người bị hiệu trưởng ghét để tỏ rõ “lòng trung thành” của mình.
Video đang HOT
Hội chứng “ghét lây” thường xảy ra ở những trường mà hiệu trưởng thường chuyên quyền, độc đoán.
Vì sao hiệu trưởng coi thường tập thể, coi thường tổ chức, tự tung tự tác như vậy?
Đó là những hiệu trưởng có mối “quan hệ” với cấp trên, có “dây mơ rễ má” với “ông này bà nọ” nên tự cao tự đại, nghĩ là không ai làm gì được mình.
Tôi từng thấy, chứng kiến một cô giáo dạy môn “Giáo dục công dân” bị thầy hiệu trưởng ghét. Lý do là theo hiệu trưởng, môn Giáo dục công dân là “môn phụ” nên phải ra đề kiểm tra dễ, cho điểm cao để học sinh đạt “ học sinh giỏi” nhiều.
Nhưng học sinh không chịu học, lười biếng thì làm sao cho điểm cao được? Thế là cô cãi lý với hiệu trưởng và hậu quả là bị “ghét lây”.
Ngày trước, có khi đồng nghiệp còn hỏi thăm, trò chuyện, trao đổi với cô nhưng từ ngày “cãi” hiệu trưởng và bị ghét thì ít có người trò chuyện. Hết giờ, cô lủi thủi ra nhà xe và lên xe về nhà…
Nhiều giáo viên cũng muốn trò chuyện với những “nhân vật” bị ghét nhưng cũng ngại vì sợ hiệu trưởng hoặc “tai mắt” của hiệu trưởng nhìn thấy thì bị ghi vào “sổ bìa đen”.
Đây là một thực trạng có thật, đang tồn tại trong nhà trường ở mức độ này hay mức độ khác. Vai trò của các đoàn thể trong nhà trường (Đoàn, Đội, Công đoàn, Ban đại diện cha mẹ học sinh…) cũng mờ nhạt nên không có sự giúp đỡ, không có người bênh vực, đấu tranh cho những người trung thực, thẳng thắn, dám đấu tranh…
TRẦN THẢO DÂN
Theo giaoduc.net
Xôn xao đơn tố cáo hiệu trưởng lạm thu, độc đoán
Đơn tố cáo cho rằng hiệu trưởng một trường tiểu học lạm thu với phụ huynh học sinh, chuyên quyền, độc đoán với giáo viên, gây xôn xao dư luận địa phương.
Ngày 3-10, Phòng GD-ĐT huyện Chư Pứh, tỉnh Gia Lai cho biết vẫn đang tiếp tục xác minh, làm rõ những nội dung đơn tố cáo Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân (thị trấn Nhơn Hoà, huyện Chư Pứh).
Những ngày qua, người dân sống quanh chợ trung tâm tại thị trấn Nhơn Hoà, huyện Chư Pứh, tỉnh Gia Lai truyền tai nhau, gây xôn xao về đơn tố cáo này.
Theo đơn, nội dung đơn tố cáo cho rằng bà Hà Thị Lan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân (thị trấn Nhơn Hoà, huyện Chư Pứh) bất minh tài chính, chuyên quyền, độc đoán trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo.
Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân
Cụ thể đơn cho rằng bà Lan có nhiều điểm bất minh về tài chính khi tự ý dùng tiền chi thường xuyên vào mục đích cá nhân; bất minh trong việc sử dụng tiền xã hội hoá giáo dục; học sinh phải nộp tiền để mua phần thưởng cho bản thân nếu được khen thưởng vào cuối năm, không nộp tiền thì chỉ có giấy khen không có phần thưởng; dùng bể bơi được nhà nước tài trợ cho học sinh tập bơi để kinh doanh... Đơn tố cáo này liệt kê chi tiết các khoản thu, chi vào nhiều hạng mục khác nhau trong năm học 2018-2019 với số tiền trên 251 triệu đồng.
Đơn cũng cho rằng bà Lan có hiểu hiện chuyên quyền, độc đoán khi lấy tiền xã hội hoá làm rào chắn hành lang không cho học sinh, người ngoài vào khu hiệu bộ rất phản cảm; mắng nhiếc ai trái ý mình và thiếu dân chủ khi bỏ phiếu kín xếp loại đảng viên cuối năm nhưng không cho kiểm phiếu...
Vườn thuốc nam được làm với số tiền trên 10 triệu đồng được phản ánh chi "quá tay"
Một phụ huynh có con đang học lớp 3 tại trường cho biết cấp tiểu học được miễn học phí nhưng hàng năm đều đóng các khoản xã hội hoá, khen thưởng, lao công... với số tiền khoảng 1 triệu đồng. Tuy nhiên, vô lý nhất là khi con mới vào lớp 1 thì nhà trường đã yêu cầu nộp tiền để may quần áo tốt nghiệp lớp 5. "Đây là khoản tiền hết sức vô lý nên chúng tôi quyết không nộp" - phụ huynh này nói và cho biết theo thông báo vào năm nay, nếu học sinh đã mua bảo hiểm cùng gia đình thì phải huỷ để mua bảo hiểm của nhà trường.
Một giáo viên của trường (xin giấu tên) cho biết đã đọc nhiều lần và thấy nội dung trong đơn tố cáo là đúng sự thật. "Chúng tôi mà làm trái ý bà hiệu trưởng là sẽ bị gọi lên phòng mắng nhiếc, trù dập bằng cách hạ thi đua, sắp xếp cho dạy lớp không thuận lợi" - giáo viên này nói.
Thư viện "thân thiện" cũng được chi với giá trên 17 triệu đồng
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, bà Hà Thị Lan, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân, nói bà đã biết có người gửi đơn, thư tố cáo bà lên Huyện uỷ, UBND huyện, Phòng GD-ĐT huyện Chư Pứh và các cơ quan trên đã vào làm việc. Bản thân bà cũng đã làm giải trình từng nội dung cụ thể trong đơn nêu. "Việc người ta rải đơn tố cáo có thể là do ghen ghét, đố kỵ với tôi" - bà Lan nói.
Bà Lan cho rằng các khoản thu chi đều minh bạch, không có chuyện làm hợp thức hoá đơn chứng từ. Các khoản tiền xã hội hoá hàng năm sau khi thống nhất giữa nhà trường và ban đại diện hội cha mẹ học sinh về kế hoạch vận động, tổ chức lấy ý kiến với phụ huynh toàn trường. Sau đó mới tổ chức hội nghị ban đại diện cha mẹ phụ huynh học sinh đưa ra phương án, kế hoạch cụ thể.
Trong khi đó, ông Lê Hồng Mạnh, Phó trường Phòng GD-ĐT huyện Chư Pứh, cho biết việc gửi thư tố cáo tới các cấp đã ảnh hưởng đến hình ảnh ngành giáo dục địa phương. Phòng GD-ĐT đã làm việc với Ban giám hiệu nhà trường về đơn cáo đối với bà Lan và thấy thông tin phản ánh có đúng và cũng có sai.
Những nội dung phản ánh đúng đã yêu cầu nhà trường khắc phục, sửa sai. Cũng có những vấn đề đang làm rõ như việc thu, chi tiền xã hội hóa phải kiểm chứng lại vì đây mới chỉ là ý kiến của phụ huynh.
Về việc bà Lan chuyên quyền, độc đoán được ví như "vua bà" thì qua xác minh, Phòng GD-ĐT thấy bình thường, không có mâu thuẫn như trong đơn đã phản ánh.
"Có thể người gửi đơn chưa đồng ý với kết quả giải quyết. Chính vì vậy, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ rà soát, tổ chức họp hội đồng giáo viên, các bậc phụ huynh để nắm bắt tâm tư nguyện vọng để giải quyết kịp thời. Nếu có sai phạm như trong đơn tố cáo, chúng tôi sẽ có hình thức kỷ luật kịp thời, thậm chí luân chuyển hiệu trưởng để tạo môi trường làm việc thân thiện, tránh gây bức xúc cho các bậc phụ huynh và giáo viên" - ông Mạnh nói.
Hoàng Thanh
Theo nguoilaodong
Xem xét kỷ luật hiệu trưởng 'lộng quyền' lạm thu, chèn ép giáo viên Huyện Krông Năng (Đắk Lắk) đang tổ chức xem xét xử lý kỷ luật hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân vì để xảy ra sai phạm trong quá trình công tác. Ngày 6/12, UBND huyện Krông Năng (Đắk Lắk) cho biết vừa có thông báo về việc tổ chức xem xét xử lý kỷ luật với ông Phạm Trọng Hà -...