Hội chứng COVID kéo dài – đại dịch ‘giấu mặt’ tại nhiều quốc gia
Hàng loạt bài báo và nghiên cứu được đăng tải cho thấy hội chứng COVID kéo dài (long COVID) đã trở thành một đại dịch “giấu mặt” tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Học viện Y học thể chất và Phục hồi chức năng Mỹ ước tính đến ngày 4/9, quốc gia này đã ghi nhận trên 28 triệu trường hợp mắc các triệu chứng của COVID kéo dài.
Theo dữ liệu mới nhất được công bố trên trang web chính thức của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), cứ 13 người trưởng thành ở Mỹ thì có 1 người gặp phải hội chứng COVID kéo dài.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa hội chứng này là tình trạng xảy ra ở những người từng dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó các triệu chứng xuất hiện ngay sau khi mắc COVID-19 và kéo dài 3 tháng trở lên kể từ khi lần đầu phát bệnh.
Video đang HOT
CDC cho biết trong số những người trưởng thành từng mắc COVID-19 tại Mỹ – tương đương 40% số người trưởng thành tại quốc gia này – khoảng 19% đang chịu ảnh hưởng của các triệu chứng liên quan COVID kéo dài.
Những người mắc COVID kéo dài có thể gặp các vấn đề về thể lực lẫn trí lực, đi kèm với các triệu chứng xảy ra trong khoảng thời gian khác nhau, như mệt mỏi, khó thở, bất thường về tim mạch, chứng đau nửa đầu, não “sương mù”, trầm cảm và lo lắng,…
Chính phủ Mỹ quy định hội chứng COVID kéo dài có thể được coi là một hạn chế về khả năng, theo đó yêu cầu chủ doanh nghiệp hỗ trợ các điều kiện thích hợp cho nhân viên bị hội chứng này.
Ngày 2/9, Forbes trích dẫn một báo cáo của Viện Brookings cho biết hội chứng COVID kéo dài khiến khoảng 4 triệu người Mỹ thất nghiệp, với ước tính thiệt hại về lương tối thiểu là 170 tỷ USD/năm. Đây được coi là một tổn thất kinh tế lớn, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát leo thang và chi phí sinh hoạt tăng vọt.
Tổ chức nghiên cứu sức khỏe Kaiser Family có trụ sở tại Mỹ cho biết nhiều chuyên gia y tế ví COVID kéo dài là “đại dịch sau đại dịch COVID-19″.
Các quốc gia khác như Anh, Đức, hay Australia cũng chịu sức ép liên quan việc nhiều người mắc phải hội chứng này. Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) của Anh ngày 1/9 công bố dữ liệu ước tính đến cuối tháng 7 vừa qua, khoảng 2 triệu người – tương đương 3,1% dân số quốc gia – đang đối mặt với các triệu chứng COVID kéo dài. Theo ONS, các triệu chứng COVID kéo dài đã tác động tiêu cực đến đời sống thường nhật của 1,5 triệu người.
Theo ước tính của ONS, sau 2 năm kể từ khi đại dịch bùng phát, khoảng 540.000 người Anh vẫn đang chịu các tác động của hội chứng COVID kéo dài.
Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach hồi tháng 7 cảnh báo hội chứng COVID kéo dài là một vấn đề xã hội lớn, đặc biệt tác động đến thị trường lao động khi nhiều người chưa thể khôi phục năng lực làm việc trước đây.
Tại Australia, Bộ trưởng Y tế Mark Butler dự báo trong các năm tới, số người mắc hội chứng COVID kéo dài tại quốc gia này còn gia tăng, có thể lên đến 1,4 triệu người.
Tác động của hội chứng COVID kéo dài đối với thị trường lao động
Những hậu quả của hội chứng COVID kéo dài (long COVID) sẽ khiến nhiều người ở Đức không thể lấy lại hiệu suất công việc trước đây và điều này có thể tác động tới thị trường lao động của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Berlin, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach ngày 11/7 cảnh báo hội chứng COVID kéo dài đang trở thành một vấn đề lớn đối với xã hội, thậm chí có khả năng phá vỡ thị trường lao động. Nghiên cứu cho thấy khoảng 14-30% bệnh nhân mắc COVID-19 có ít nhất một triệu chứng của COVID kéo dài trong vòng 90 ngày kể từ khi phục hồi, với những triệu chứng điển hình nhất là khó thở, mệt mỏi và đau ngực.
Theo thống kê mới đây của một công ty bảo hiểm y tế của Đức, trong số những người được xác định nhiễm virus SARS-CoV-2 trong năm 2020, có gần 1% đã nghỉ ốm trong năm 2021 do các triệu chứng COVID kéo dài và thời gian nghỉ ốm tương đối dài, trung bình 105 ngày.
Giới chuyên gia đang nỗ lực tìm hiểu nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng COVID kéo dài và cũng như tại sao một số người mắc COVID kéo dài còn số khác lại không.
Trong khi đó, số ca mắc mới COVID-19 và số ca nhập viện hiện nay đang cao hơn so với cùng kỳ trước đó, trong khi Đức đã dỡ bỏ gần như hoàn toàn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, trong đó có các quy định về đi lại, vào quán bar, nhà hàng và câu lạc bộ. Các lễ hội và các sự kiện khác cũng đang diễn ra trở lại.
Tỷ lệ mắc COVID-19 cao đột biến trong những ngày qua đang gây áp lực đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe của Đức, do một lượng lớn nhân viên phải nghỉ việc do mắc bệnh. Chủ tịch Hiệp hội chăm sóc tích cực của Đức (DIVI) Gernot Marx cho biết có tới 55% các khoa điều trị tích cực (ICU) đang hoạt động hạn chế do thiếu nhân viên, đặc biệt nhiều ca phẫu thuật bị hoãn và nhiều cơ sở đang phải sắp xếp lại nhân viên
Trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 trong 1 ngày liên tục gia tăng trong những ngày qua, dao động từ 120.000-150.000 ca/ngày, người đứng đầu ngành y tế Đức Lauterbach kêu gọi sẵn sàng mọi tình huống, trong đó bộ y tế sẽ sớm đưa ra các biện pháp hạn chế vào mùa Thu trước khi mùa Hè kết thúc.
Mỹ: Khoảng 10 - 30% bệnh nhân COVID-19 tại New Jersey mắc COVID kéo dài Truyền thông Mỹ đưa tin khoảng 10-30% trong tổng số bệnh nhân COVID-19 mắc hội chứng COVID kéo dài, bất kể các trường hợp này có triệu chứng bệnh nhẹ hoặc nặng. Người dân di chuyển trên cầu Brooklyn ở New York, Mỹ, ngày 25/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Theo một báo cáo gần đây được đăng tải trên trang NJ.com, một trang web tin...