Hội chứng Covid-19 kéo dài ‘đánh đố’ giới khoa học
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lo ngại nhiều người vẫn chịu các triệu chứng Covid-19 kéo dài (Long Covid) trong bối cảnh số ca nhiễm vượt 200 triệu, trong khi chưa lý giải được tại sao.
Các nhà khoa học cho rằng hội chứng hậu Covid là hiện tượng khó lý giải nhất của đại dịch. “WHO lo ngại sâu sắc về hội chứng hậu Covid hay Covid-19 kéo dài”, Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật cơ quan y tế Liên Hợp Quốc, cho biết hôm 4/8.
Theo bà Kerkhove, nhiều người nhiễm nCoV phải chịu những ảnh hưởng lâu dài.
“Chúng tôi chưa rõ chúng kéo dài bao lâu. Chúng tôi đang nghiên cứu các triệu chứng tiêu biểu để hiểu rõ hơn và đưa ra định nghĩa về hội chứng hậu Covid”, bà nói.
Bà cho biết WHO đang nỗ lực cải thiện các chương trình phục hồi chức năng dành cho người có triệu chứng Covid-19 kéo dài, đồng thời tìm cách xử lý tình trạng này.
Video đang HOT
WHO đã tổ chức nhiều hội thảo trong năm nay nhằm mở rộng kiến thức về hội chứng hậu Covid. Họ lắng nghe ý kiến từ các nhà khoa học, bác sĩ và cả người từng mắc bệnh.
Các chuyên gia chưa rõ tại sao một số người phải vật lộn để hồi phục sau khi qua giai đoạn cấp tính. Họ bị khó thở, cực kỳ mệt mỏi, gặp chứng “sương mù não” (lú lẫn, khó tập trung), rối loạn nhịp tim và rối loạn thần kinh.
Nhân viên y tế điều trị cho người mắc Covid-19 tại Trung tâm Y tế Providence Holy Cross, Los Angeles, California, tháng 7/2021. Ảnh: AFP
Theo Janet Diaz, trưởng nhóm chăm sóc lâm sàng trong chương trình khẩn cấp WHO, người đứng đầu công tác xử lý Covid-19 kéo dài, tổ chức ghi nhận hơn 200 triệu chứng khác nhau. Trong đó, tiêu biểu là tức ngực, mẩn ngứa và phát ban.
Một số bệnh nhân có triệu chứng kể từ giai đoạn cấp tính. Có người tiến triển tốt sau đó bệnh tái phát, tình trạng thỉnh thoảng xuất hiện rồi biến mất. Số khác biểu hiện triệu chứng sau giai đoạn cấp tính, khi đã khỏi hẳn.
Các chuyên gia nghiên cứu những bệnh nhân đầu tiên tại Trung Quốc, ghi nhận tháng 12/2019. Bà Janet Diaz cho biết một số người phát triển hội chứng hậu Covid trong ba tháng, số khác là 6 tháng.
“Chúng tôi lo ngại ở một số ít người, nó kéo dài đến 9 tháng hoặc lâu hơn”, bà nói.
Chuyên gia Mỹ vẫn chưa có hiểu biết toàn diện về vấn đề này. Họ đặt ra các giả thuyết khác nhau, bao gồm vấn đề của hệ thần kinh, phản ứng miễn dịch hoặc virus còn tồn tại trong một số cơ quan.
WHO khuyến nghị những người còn chịu di chứng Covid, dù đã hồi phục sau giai đoạn cấp tính, nên tìm sự hỗ trợ từ bác sĩ.
Biến thể Delta tiếp tục lây lan nhanh tại Mỹ
Số ca mắc COVID-19 tại Mỹ tiếp tục gia tăng và các bệnh viện chịu sức ép lớn hơn, nhất là tại các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp đang khiến các chuyên gia khuyến cáo người dân đi tiêm chủng.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trao đổi với báo giới, Tiến sĩ Rochelle Walensky, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, cho biết trong 7 ngày qua, số ca mắc trung bình mỗi ngày tại Mỹ đã tăng hơn 40% so với tuần trước.
Trong khi đó, Điều phối viên ứng phó với COVID-19 của Nhà Trắng Jeff Zient cho biết khoảng 33% tổng số các ca mắc COVID-19 của Mỹ được báo cáo trong tuần trước là từ 2 bang Florida và Texas. Đáng chú ý, các trường hợp mắc bệnh đang gia tăng ở các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp của hai bang này.
Số bệnh nhân nhập viện do COVID-19 hiện đã tăng lên mức được ghi nhận vào mùa đông năm 2020. Theo dữ liệu mới từ Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, đã có 50.625 bệnh nhân mắc COVID-19 đã phải nhập viện vào ngày 2/8, nhiều hơn gấp 3 lần so với mức được ghi nhận 1 tháng trước. Đáng chú ý, Trung tâm Hồi sức tích cưc của bệnh viện lớn nhất tại bang Louisiana đang quá tải khi vẫn còn 23 người đang chờ giường bệnh.
Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng của Mỹ đang tăng lên, trong đó tỷ lệ tiêm chủng của Louisiana đang tăng nhanh chóng, với số người mới được tiêm chủng trung bình tăng 302% mỗi ngày. Ông Jeff Zient cho biết tỷ lệ tiêm chủng đã tăng hơn gấp đôi ở các bang có tỷ lệ ca bệnh cao nhất, trong đó tại Mississippi tăng 250%, Alabama là 215% và Arkansas là 206%.
Theo Tiến sĩ Francis Collins, người dân Mỹ đang nhận thức rõ hơn về sự nguy hiểm của biến thể Delta và tầm quan trọng của việc tiêm chủng.
Mỹ quy định đeo khẩu trang trong khuôn viên kín tại các điểm nóng dịch bệnh Ngày 28/7, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ cho biết có tới 66,6% số các hạt ở Mỹ hiện đang có mức độ lây nhiễm COVID-19 đủ cao để người dân cần đeo khẩu trang trong các không gian kín. Theo cơ quan trên, biện pháp này cần được thực hiện ngay lập tức. Người dân đeo...