Hội chứng “bắt đền” tại Cà Mau
Ngày 24.7, hàng chục người dân tại huyện Thới Bình đã đem xác của con mình đến trụ sở UBND huyện “ bắt đền” chính quyền địa phương vì cho rằng người thân của mình chết trong trại tạm giam là có lỗi của chính quyền (!?). Trước đó đã xảy ra hàng loạt vụ “bắt đền” chính quyền theo cách này…
Hiện trường nhà một bác sĩ BVĐK huyện Cái Nước bị đập phá. Ảnh: N.H
Ngày 23.4, Công an (CA) huyện Thới Bình khởi tố, bắt tạm giam Phạm Tấn Thường về hành vi cố ý gây thương tích. Chiều cùng ngày, những người bị tạm giữ tại trại tạm giam huyện thông báo với quản giáo rằng Thường sắp chết. CA huyện Thới Bình chở Thường đi cấp cứu nhưng không kịp. Cho rằng cái chết của con mình không minh bạch, ngày 24.7 người thân của Thường thay vì đến nhận xác – sau khi đã mổ tử thi – lại chở thẳng lên UBND huyện, đắp chiếu, đốt nhang, thuê người đánh trống làm đám tang gây náo loạn. Xét thấy gia đình có hoàn cảnh khó khăn, Huyện ủy, UBND huyện và các ngành, đoàn thể đã vận động đưa gia đình 30 triệu đồng để hỗ trợ mai táng. Dù vậy, đến chiều ngày 25.7, người thân mới chịu đem xác Thường về quê chôn cất.
Trước đó (ngày 18.6) tại huyện Đầm Dơi, người dân phát hiện Phạm Minh Hiếu – người làm công cho gia đình ông Cao Văn Liền, huyện Đầm Dơi – chết trong tư thế gần như treo cổ, rủ xương. Cho rằng chủ vuông tôm có liên quan đến cái chết của Hiếu, người thân của Hiếu không chịu đem xác Hiếu về chôn, đòi để đó “bắt đền” chính quyền. CA, các ngành, đoàn thể vận động mãi (sau khi đã vận động số tiền trên 80 triệu đồng) gia đình mới chịu đem xác Hiếu về chôn tại huyện Giá Rai (Bạc Liêu). Ngày 20.6, CA tỉnh Cà Mau đã khởi tố vụ án, đồng thời bắt tạm giam Cao Văn Liền về hành vi tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng trái phép. Đến nay, CA tỉnh Cà Mau chưa có cơ sở để lý giải lời đồn đoán về cái chết của những người làm công là có liên quan đến ông Liền.
Cách nay hơn một năm (ngày 27.6.2011) tại huyện Cái Nước, hàng chục người mang xác cháu Dương Thu Hiền đến BVĐK huyện Năm Căn đề nghị làm rõ vì cho rằng do các bác sĩ thiếu trách nhiệm dẫn đến cái chết của em Hiền. Bệnh viện, nhà riêng các bác sĩ đều bị đập phá tan tành. 34 người gần như không có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan đến việc em Hiền bị Lê Quốc Lơ vô ý gây chấn thương dẫn đến chết, phải ra tòa nhận mức án từ 1 – 7 năm về tội gây rối trật tự công cộng…
Qua các vụ “bắt đền” chính quyền ở Cà Mau cho thấy nhận thức về mặt pháp luật của người dân còn hạn chế. Những đối tượng “vô công rỗi nghề” xúi giục và “ăn theo” trong những trường hợp này nhằm đạt một mục đích nào đó. Rõ ràng, cách “bắt đền” gây mất an ninh trật tự của số ít người dân diễn ra tại Cà Mau thời gian qua rất khó chấp nhận.
Theo Lao Động
Đã có hướng dẫn chẩn trị bệnh lạ ở Quảng Ngãi
Hôm qua, 4-5, Bộ Y tế đã chính thức ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân (bệnh lạ) ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
Giữ gìn vệ sinh thân thể là biện pháp hiệu quả phòng bệnh lạ
Theo đó, từ 19-4-2011 đến nay, tại 5 xã của huyện này đã xuất hiện hơn 100 bệnh nhân với các triệu chứng: viêm da, dày sừng, bong vảy, khô, nứt nẻ ở bàn tay, bàn chân kèm theo tăng men gan. Dựa trên các biểu hiện lâm sàng, hình ảnh mô bệnh học và kết quả điều trị, bước đầu Bộ đã xác định được chính xác hội chứng bệnh để đưa ra phác đồ hướng dẫn chẩn đoán ca bệnh, chẩn đoán phân biệt, phân loại mức độ bệnh cũng như các đối tượng có nguy cơ dễ tiến triển nặng để làm cơ sở cho các cơ sở điều trị áp dụng.
Ngoài ra, hướng dẫn này cũng nêu rõ, với bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ có thể điều trị tại BV huyện hoặc các đơn vị chuyên khoa da liễu; bệnh nhân nặng và biến chứng thì điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu của BV đa khoa tỉnh hoặc trung ương, khi cần phải hội chẩn với các chuyên khoa liên quan. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả gồm: Vệ sinh môi trường sạch sẽ; đi giày dép; tăng cường rửa tay, chân bằng nước sạch, nhất là sau khi lao động; tránh tiếp xúc với các hoá chất, nhất là các thuốc trừ sâu, diệt cỏ; sử dụng các phương tiện bảo hộ an toàn, đúng quy cách trong khi lao động; ăn uống đầy đủ, hợp vệ sinh.
Trước đó, vào chiều 3-5, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp trực tuyến giữa các Vụ, Cục với Viện Sốt rét ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn, BV Phong Tuy Hòa, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, Sở Y tế và BV Đa Khoa tỉnh Quảng Ngãi để thống nhất phương án nghiên cứu nguyên nhân cũng như phác đồ điều trị hội chứng bệnh lạ này. Tại cuộc họp, Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Y tế cho biết sẽ hỗ trợ tỉnh Quảng Ngãi 2 xe ô tô để vận chuyển bệnh nhân và huy động BV Nhi Trung ương cho BV Đa khoa Quảng Ngãi mượn 1 máy lọc máu phục vụ điều trị bệnh nhân nặng. Trước mắt, những bệnh nhân bị biến chứng suy gan, thận sẽ tập trung điều trị tại Bệnh viện C Đà Nẵng, số còn lại điều trị tại BV Đa khoa Quảng Ngãi và BV Đa khoa huyện Ba Tơ. Trong khi đó, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi cho biết việc cấp gạo cho các hộ dân trong xã Ba Điền (xã có số bệnh nhân nhiều nhất) đang được tiến hành để thay thế loại gạo mốc mà đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra phát hiện, nghi là một trong những yêu tố gây bệnh lạ. Gia đình có người mắc bệnh lạ được cấp 30kg gạo, gia đình chưa có người mắc bệnh được cấp 20kg. Đồng thời từ 10-5 tới, TTYTDP tỉnh Quảng Ngãi sẽ tiến hành phun hóa chất khử trùng môi trường.
Cũng liên quan đến bệnh này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, đến thời điểm này Việt Nam chưa cần đến sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế trong việc điều tra nguyên nhân gây bệnh lạ ở tỉnh Quảng Ngãi.
Theo ANTD
Nhức nhối nạn trộm chó và những vụ xử "cẩu tặc" rúng động xứ Nghệ Kỳ cuối: "Hội nghị kiểm điểm các đối tượng câu trộm chó" độc nhất vô nhị Ngày 4-11 và ngày 21-11-2011, một hội nghị đặc biệt đã diễn ra tại hai xã Nghi Long và Nghi Xá, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Hàng ngàn người đã kéo đến tham dự và ai cũng cho rằng: "Đây là hội nghị độc nhất vô nhị chỉ có tại Nghệ An" Hội nghị độc nhất vô nhị Tại "Hội nghị kiểm...