Hội chứng “báo cáo sai”
Có thể thấy tình trạng báo cáo “nói giảm, nói tránh, đơn giản hóa vấn đề” so với sự thật đã làm “ nóng” dư luận trong thời gian vừa qua. Còn mấy ngày nay, dư luận quan tâm việc con số của các ban, ngành và cả của cơ quan thống kê chưa chính xác, thiếu thống nhất. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng phát biểu lưu ý, có đến 30% số công chức không hoàn thành nhiệm vụ, “sáng cắp ô đi, tối cắp về”. Thế nhưng mới đây, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình khẳng định theo báo cáo tổng hợp từ các địa phương, tỷ lệ CBCC không hoàn thành nhiệm vụ chỉ trên dưới 1%.
Thực tế, chỉ nhìn vào hàng loạt vụ tiêu cực nổi cộm gần đây cũng đủ để thấy con số trên dưới 1% là sai khi “cộng sổ” từ vụ 8 lãnh đạo 4 công ty công ích ăn lương “khủng” ở TP. HCM vừa bị kỷ luật; vụ nhóm quan chức TP Long Xuyên, tỉnh An Giang vừa lĩnh án vì sai phạm trong đất đai, nhóm quan chức Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long bị xét xử vì tham ô, đến vụ “nhân bản” xét nghiệm ở Bệnh viện Hoài Đức, vụ ăn chặn vaccine ở Hà Nội hay các vụ tiêm vaccine làm nhiều trẻ chết oan, rồi các vụ cả mẹ và con sản phụ cũng chết oan uổng vì “sơ xuất” của y bác sĩ… Rồi còn hàng trăm vụ tiêu cực lớn nhỏ khác liên quan đến CBCC đã bị người dân tố cáo hoặc đã bị xử lý kỷ luật.
Các địa phương có thể vì thành tích mà tô hồng số liệu là chuyện mà ở cuộc hội thảo tại Hà Nội mới đây, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ cũng băn khoăn: “ GDP tỉnh nào cũng tăng trên 10%, nhưng bình quân cả nước chỉ 5,5%, vậy GDP chạy đi đâu?”. Thậm chí nhiều địa phương báo cáo GDP rất cao nhưng lại xin giảm, giãn đóng góp ngân sách; có khi xin… cứu đói!
Chuyện về con số là như vậy, nên nói về số liệu thống kê của Việt Nam, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan thẳng thắn: “Những con số đó cứ thế nào. Tôi không dám tin”. Ông dẫn chứng như nợ xấu hiện không biết tin vào con số nào vì “nay thế này mai thế kia”. Hoặc theo một nguồn tin, số doanh nghiệp Nhà nước không phải là 1.300 mà phải lên tới hơn 3.000 đơn vị, chưa tính còn doanh nghiệp của các đoàn thể là hơn 8.000 đơn vị, doanh nghiệp công ích là 11.000 đơn vị. “Nếu cứ phân tích cái thế nào đó để đưa ra kết luận thì rất khó”, nguyên Phó Thủ tướng bày tỏ.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia kinh tế, những con số thiếu độ tin cậy có thể do kỹ thuật, có thể do phương pháp, có thể do trách nhiệm, do thiếu minh bạch và do cả bệnh thành tích nữa. Hệ quả, không có số liệu đúng và đủ, không thể đưa ra đánh giá đúng tình hình, không thể dự báo chính xác các xu hướng, không thể đưa ra các quyết sách, chủ trương, giải pháp đúng được và như thế sẽ gặp rất nhiều rủi ro. Hay nói cách khác, có con số đúng mới có giải pháp trúng. Nếu con số thống kê không đúng, sai lệch nhiều thì không những đưa ra các đề xuất về chính sách quản lý của các cơ quan chức năng; các giải pháp, chính sách không đúng mà còn dẫn đến hậu quả khó lường cho xã hội.
Người ta vẫn nói vui “nói phét không bị đánh thuế”. Thế nhưng, khi đã là con số, là lời phát ngôn từ cơ quan công quyền, từ đơn vị quản lý chức năng thì đều phải chuẩn mực, đúng sự thật. Giá như “con số mà biết nói năng” thì tình trạng “báo cáo sai, báo cáo láo” hẳn được “phát lộ” và ngăn chặn nhiều.
THIÊN THANH
Theo ANTD
Làng cổ Đường Lâm: Sẽ có cơ chế đặc thù
Xung quanh thông tin về một số hộ dân sinh sống tại thôn Đông Sàng và Mông Phụ thuộc làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) tiếp tục viết đơn xin trả lại danh hiệu di sản lần 2, hôm qua 27-9, Sở VH-TT&DL Hà Nội đã cử đoàn công tác về Đường Lâm để tiếp tục tìm hiểu những bức xúc của người dân làng cổ.
Cần một cơ chế đặc thù để bảo tồn làng cổ
Theo ghi nhận của phóng viên Báo ANTĐ, sau gần 5 tháng thực hiện chỉ đạo của đồng chí Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội tại cuộc họp về các vấn đề liên quan đến quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích làng cổ Đường Lâm ngày 21-5, cho đến nay nhiều đầu việc đã và đang tiếp tục hoàn thành. Về quy hoạch khu giãn dân, hiện UBND thị xã Sơn Tây đã khảo sát và thống kê về dân số, căn cứ nhu cầu xây dựng, dự kiến trong đợt một (2013-2015) sẽ thực hiện giãn 150 hộ với diện tích 4,5ha. Địa điểm giãn dân thuộc khu Đồi Chung, thôn Phụ Khang. Hiện tại Ban Đầu tư Xây dựng thị xã đã nộp hồ sơ xin cấp phép quy hoạch cũng như hồ sơ xin cấp chỉ giới đường đỏ và thông số hạ tầng kỹ thuật lên Sở Quy hoạch Kiến trúc.
Trước những bức xúc của người dân vì thiếu những công trình dân sinh trong vùng lõi di sản, hiện Dự án trường mầm non Đường Lâm cũng đã được xác định xây dựng tại khu đất thuộc thôn Đoài Giáp, với tổng mức đầu tư lên tới hơn 14 tỷ đồng. Bên cạnh đó là Dự án nâng cấp cải tạo Trạm y tế xã Đường Lâm. Trụ sở UBND xã hiện tại cũng sẽ được di chuyển sang Khu Gò Đồi, Bến Cốc.
Ông Phạm Hùng Sơn- Trưởng BQL Làng cổ Đường Lâm cho biết, UBND thị xã Sơn Tây đã đề xuất UBND thành phố ban hành cơ chế đặc thù hỗ trợ người dân tại di tích như sau: Hỗ trợ tiền sử dụng đất (không tính suất đầu tư hạ tầng chỉ thu tiền sử dụng đất theo giá đất ở nông thôn) và 20% tiền xây dựng nhà theo suất đầu tư cho các hộ dân được giao đất ở mới; Đối với di tích đang xuống cấp nghiêm trọng đề nghị UBND thành phố hỗ trợ 100% kinh phí tu bổ; Đối với 82 ngôi nhà cổ có giá trị đặc biệt chưa được nhà nước đầu tư tu bổ (nhà loại I, II có niên đại từ 100 năm trở lên) đề nghị ngân sách TP hỗ trợ 100% kinh phí tu bổ sửa chữa; Với những nhà theo kiến trúc truyền thống, nhà loại IV, sẽ hỗ trợ từ 30 đến 50% kinh phí; Các ngôi nhà xây dựng hiện đại, sẽ tiến hành vận động cải tạo để phù hợp với cảnh quan chung, nếu các hộ dân tự ý tháo dỡ sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí và giá trị phần ngôi nhà đã tháo dỡ; Trường hợp sau khi tháo dỡ, hộ dân gặp khó khăn về chỗ ở và có nhu cầu giao đất giãn dân, được hỗ trợ 100% kinh phí tháo dỡ và hưởng cơ chế giãn dân.
Ông Trương Minh Tiến- Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội dẫn đầu đoàn công tác sáng 27-9 đã có buổi làm việc với BQL Làng cổ Đường Lâm và tiếp xúc với đại diện những hộ dân đứng đơn xin trả danh hiệu di sản lần 2 là bà Trịnh Thị Thuần - người thôn Đông Sàng. Theo đó, ông Trương Minh Tiến yêu cầu BQL Làng cổ Đường Lâm thực hiện ngay một số việc liên quan tới di tích. Cụ thể phải chấn chỉnh ngay công tác bán vé vào thăm làng cổ, cần phải vận dụng linh hoạt. Việc gì trong tầm tay của BQL thì phải chủ động làm để tránh phiền hà cho cuộc sống của người dân nơi đây. Bên cạnh đó, Sở cũng đề nghị địa phương phải thường xuyên thông báo cập nhật tin tức về tiến trình quy hoạch, bảo tồn, dự án giãn dân để người dân biết và cùng chung tay thực hiện, đảm bảo ổn định đời sống cho người dân, phát triển du lịch và tôn trọng Luật Di sản Văn hóa.
Trao đổi cùng phóng viên Báo An ninh Thủ đô, ông Trương Minh Tiến cho biết, hiện tại việc bảo tồn và phát huy giá trị Đường Lâm được đưa vào danh sách "bức xúc và cấp thiết". Tuy nhiên, Đường Lâm là "di tích sống", vì thế mọi việc phải được tiến hành cẩn trọng và từng bước theo đúng lộ trình.
Quỳnh Vân
Theo ANTD
Hé lộ những tình tiết mới về đại ca Long "vàng" bị thanh toán bằng axít Giữa tuần qua, Ngô Văn Long (SN 1962, ở phố Hàn Thuyên, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội, tạm trú ở cao ốc 172 - 174 đường Ký Con, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP.HCM) bị tạt axít giữa trung tâm TP.HCM đã gây xôn xao dư luận, đặc biệt là trong thế giới ngầm từ Nam chí...