Hội Chữ thập đỏ quốc tế kêu gọi tôn trọng quyền tiếp cận dịch vụ y tế và nước sạch ở Haiti
Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) kêu gọi tôn trọng quyền tiếp cận chăm sóc y tế và nước sạch của người dân ở Haiti trong bối cảnh khủng hoảng nhân đạo và an ninh sâu sắc.
Cảnh sát Haiti tuần tra tại thủ đô Port-au-Prince ngày 6/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Người đứng đầu phái đoàn ICRC tại Haiti, bà Marisela Silva Chau, cho biết khoảng 5 triệu người Haiti trong tổng số 11 triệu dân cần nhận được hỗ trợ nhân đạo. Bên cạnh nạn đói và thiếu nước sạch trầm trọng, người dân Haiti cũng rất khó tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế khiến họ không được kịp thời chữa trị hoặc thậm chí bị thương hay tử vong do bạo lực trên đường tìm đến cơ sở y tế.
Bà Silva Chau cho biết hiện các xe cấp cứu không thể lưu thông, các nhân viên y tế cũng gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận công việc. Tại thủ đô Port-au-Prince, chỉ còn 2 bệnh viện có đủ khả năng tiếp nhận người bị thương do đạn bắn. Các bệnh viện vừa bị quá tải bệnh nhân, vừa không có đủ lượng vật tư y tế dự phòng cần thiết do thiếu nguồn cung vì các sân bay, bến cảng đều bị phong tỏa.
Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) ước tính tỷ lệ người ở Haiti có mức tiêu thụ thực phẩm thấp đã tăng từ 32% lên 41%, khiến tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng trầm trọng. Số liệu mới nhất của WFP cho thấy hơn 60% số hộ gia đình ở Haiti bị giảm thu nhập nghiêm trọng, trong khi giá thực phẩm lại tăng mạnh.
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cũng cảnh báo nạn đói và suy dinh dưỡng trầm trọng đang ở mức kỷ lục trên khắp đất nước Caribe này, đặc biệt ở thủ đô Port-au-Prince. Theo UNICEF, gần 25% số trẻ em ở Haiti bị suy dinh dưỡng mãn tính.
Video đang HOT
Người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Stéphane Dujarric cho biết ngày càng nhiều cha mẹ không còn đủ khả năng cung cấp dinh dưỡng hay chăm sóc đầy đủ cho con mình. Kể cả chăm sóc y tế cũng vậy. LHQ đang lên kế hoạch thiết lập cầu hàng không giữa Haiti và Cộng hòa Dominicana để đưa hàng cứu trợ nhưng chưa có thời điểm cụ thể.
Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký LHQ về Xung đột vũ trang Virginia Gamba cảnh báo hoạt động của các băng nhóm tội phạm đang “gia tăng chưa từng có” tại Haiti, buộc hàng nghìn gia đình phải di dời, trong khi một nửa dân số (khoảng 5,5 triệu người với 30% trong số này là trẻ em) cần được hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp. Theo bà Gamba, các báo cáo về tình hình trẻ em ở Haiti ngày càng nghiêm trọng và cần thực hiện ngay một nghị định thư về “tiếp cận nhân đạo nhanh chóng, an toàn và không bị cản trở” để cho phép đưa các dịch vụ thiết yếu đến với người dân Haiti. Bên cạnh đó, đại diện đặc biệt của LHQ cũng nhắc lại lời kêu gọi triển khai ngay lập tức Sứ mệnh Hỗ trợ An ninh đa quốc gia được Hội đồng Bảo an LHQ ủy quyền để giải quyết các nhu cầu an ninh của người dân Haiti, bao gồm cả việc bảo vệ trẻ em và các nhóm dễ bị tổn thương khác.
Azerbaijan chặn huyết mạch nối Nagorno-Karabakh với Armenia
Baku tuyên bố đình chỉ giao thông trên hành lang Lachin, huyết mạch nối vùng Nagorno-Karabakh với Armenia.
Một trạm kiểm soát do Baku thiết lập ở lối vào Hành lang Lachin, tuyến đường duy nhất nối Nagorno-Karabakh và Armenia, hiện đã bị Azerbaijan chặn lại vào ngày 11/7/2023. Ảnh: AFP
Áp lực đang gia tăng trở lại ở vùng đất tranh chấp Nagorno-Karabakh. Ngày 11/7, Azerbaijan tuyên bố đình chỉ giao thông đường bộ trên Hành lang Lachin, con đường duy nhất nối Armenia với vùng lãnh thổ ly khai Nagorno-Karabakh, vốn tâm điểm của cuộc xung đột kéo dài 30 năm giữa Baku và Yerevan.
Azerbaijan cho biết họ áp dụng biện pháp này vì "nhiều nỗ lực buôn lậu" qua mặt trạm kiểm soát của các phương tiện thuộc chi nhánh tại Armenia của Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC). Cụ thể, lực lượng biên phòng Azerbaijan tuyên bố đã thu giữ, từ ngày 1 đến 5/7, khoảng 10 chiếc điện thoại di động và hàng trăm gói thuốc lá khi khám xét những chiếc xe này. Họ đồng thời cáo buộc tổ chức phi chính phủ thuộc ICRC đã không thực hiện các bước để ngăn chặn những "hành động phi pháp" này.
Baku cho biết cửa khẩu biên giới sẽ phải đóng cửa cho đến khi "các cuộc điều tra cần thiết" được hoàn thành. Một cuộc điều tra hình sự đã được tiến hành.
ICRC ngay lập tức phủ nhận cáo buộc trên, tuyên bố "không tìm thấy hàng hóa trái phép" trong chiếc xe thuộc sở hữu của họ. Tuy nhiên, tổ chức có trụ sở tại Geneva nói thêm rằng họ "rất tiếc rằng bốn tài xế được thuê đã không hề hay biết họ vận chuyển một số hàng hóa thương mại bằng phương tiện đang tạm thời hiển thị biểu tượng ICRC".
"Những cá nhân này không phải là nhân viên của ICRC và hợp đồng dịch vụ của họ đã bị ICRC chấm dứt ngay lập tức", ICRC khẳng định.
Kể từ tháng 12/2022, căng thẳng đã gia tăng xung quanh tuyến đường trên Hành lang Lachin. Yerevan cáo buộc đối thủ lịch sử của họ cản trở nguồn cung cấp cho khu vực ly khai và cố tình tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo bằng cách chặn hành lang, gây ra tình trạng thiếu lương thực và thuốc men.
Về phần mình, chính quyền Azerbaijan phủ nhận mọi trách nhiệm. Tuy nhiên, vào tháng 4 năm nay, Baku thông báo rằng vì lý do "an ninh", họ đã thiết lập một trạm kiểm soát nhằm vào những người Armenia tiếp cận Hành lang Lachin.
Vào tháng 6, chi nhánh Armenia của Hội Chữ thập đỏ quốc tế đã gióng lên hồi chuông cảnh báo và thông báo rằng việc cung cấp y tế cho các bệnh viện ở Nagorno-Karabakh và vận chuyển bệnh nhân bị bệnh nặng đã bị đình chỉ qua hành lang. Thủ tướng Armenia, Nikol Pashinyan, cáo buộc Baku tìm cách thực hiện "thanh trừng sắc tộc" trong khu vực.
Bản đồ vùng Nagorno-Karabakh nằm giữa Armenia và Azerbaijan. Nguồn: Al Jazeera
Nagorno-Karabakh được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan. Tuy nhiên, khu vực này có phần lớn dân số là người Armenia và đòi độc lập khỏi Azerbaijan vào thập niên 1990. Kể từ đó, Nagorno-Karabakh là khu vực tự quản và nhận được sự hỗ trợ từ Armenia.
Mùa thu năm 2020, Azerbaijan và Armenia đã rơi vào một cuộc chiến kéo dài 44 ngày về khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh, kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn do Nga làm trung gian. Theo đó, lực lượng gìn giữ hòa bình Nga đã được triển khai tới Nagorno-Karabakh, Armenia nhượng lại những vùng lãnh thổ mà họ đã kiểm soát trong nhiều thập kỷ. Theo thỏa thuận, Hành lang Lachin rộng 5 km sẽ do lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga quản lý để đảm bảo việc đi lại tự do giữa Armenia và Karabakh. Tuy nhiên, các cuộc đụng độ vẫn thường xuyên xảy ra tại biên giới chung của hai nước.
Trước đó, hai quốc gia vùng Nam Kavkaz đã tiến hành 2 cuộc chiến tranh vào những năm 1990 và 2020, cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, nhằm giành quyền kiểm soát vùng đất Karabakh.
Tình trạng đối đầu hiện tại bắt đầu từ năm 1988, khi người Armenia ở Karabakh yêu cầu chuyển Karabakh từ Azerbaijan thuộc Liên Xô sang Armenia thuộc Liên Xô. Xung đột leo thang thành một cuộc chiến toàn diện vào đầu những năm 1990, sau đó chuyển thành một cuộc xung đột cường độ thấp. Xung đột lại leo thang thành một cuộc chiến toàn diện vào năm 2020. Năm ngoái, một đợt xung đột nghiêm trọng cũng xảy ra giữa Armenia và Azerbaijan khiến gần 100 binh sĩ hai phía thiệt mạng.
Bất ổn bao trùm và nguy cơ xảy ra nạn đói tại Haiti Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 12/3, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cảnh báo Haiti đang trên bờ vực khủng hoảng lương thực trầm trọng, trong bối cảnh Thủ tướng Ariel Henry chính thức đệ đơn từ chức trong khi các nhóm vũ trang kiểm soát thủ đô Port-au-Prince. Người biểu tình gây bạo loạn tại Port-au-Prince, Haiti sau...