Hội Chữ Thập Đỏ nhận nửa tỷ đôla, chỉ xây được 6 căn nhà
Sau khi quyên góp gần nửa tỉ đôla cứu trợ thảm họa khẩn cấp sau trận động đất Haiti năm 2010, với 170 triệu đôla dành để xây dựng nơi cư trú, Hội Chữ Thập Đỏ Mỹ chỉ xây dựng được tổng cộng có 6 ngôi nhà.
Mặc dù số tiền được quyên góp cho tổ chức từ thiện uy tín hàng đầu của Mỹ là vô cùng lớn, một cuộc điều tra do hai hãng tin Propublica và NPR thực hiện cho thấy một mô hình chi tiêu không hiệu quả, quản lý rối rắm và thiếu tính chuyên môn đã làm cho hoạt động cứu trợ người dân ở Haiti vô cùng kém hiệu quả.
&’Tình nguyện viên’ còn tốn kém hơn cứu trợ
Sau trận động đất tại Haiti năm 2010, Hội Chữ thập Đỏ Mỹ đã quyên góp được gần nửa tỷ đôla
Báo cáo chỉ ra, một rào cản lớn cho việc cứu trợ hiệu quả là phụ thuộc vào những người nước ngoài. Khi đến đất nước Haiti, các tình nguyện viên nước ngoài có rất ít hoặc không có kiến thức về văn hóa và ngôn ngữ địa phương. Không những thế, họ còn có thái độ đánh giá thấp năng lực người dân Haiti.
Hội Chữ Thập Đỏ Mỹ (ARC) cho hay 90% nhân viên tham gia chương trình cứu trợ là người dân Haiti. Nhưng ARC lại từ chối cung cấp chi tiết thông tin quốc tịch ở những vị trí “đứng đầu” dự án. Tờ Propublica chỉ ra rằng có rất ít công dân Haiti đứng ở vị trí chỉ huy chiến dịch.
“Nếu chúng ta muốn trao cho người dân Haiti cơ hội xây dựng lại Haiti thì hãy dẹp bỏ định kiến cho rằng ở Haiti không thể tìm thấy người tài năng, thông minh và đủ năng lực quản lý”, bảng ghi nhớ năm 2011 của Judith St. Fort, nguyên giám đốc chương trình Haiti. Bản ghi nhớ mô tả thái độ miệt thị của các quản lý cấp cao của ARC đối với nhân viên Haiti. Những nhân viên là người nước ngoài cũng tốn kém hơn, với mức lương một năm cao hơn nhân viên người Haiti xấp xỉ 100.000 đôla.
Nửa tỷ đô la, chỉ xây được 6 căn nhà
Video đang HOT
Hội Chữ Thập Đỏ Mỹ tuyên bố đã cấp nhà cho 130.000 người dân Haiti, nhưng điều tra cho thấy chỉ có 6 căn nahf là thật sự kiên cố
Mặc dù Giám đốc điều hành ARC Gail McGovern cam kết sẽ “chia sẻ cách chi tiêu đồng đôla”, nhưng ARC đến nay thậm chí không tiết lộ bao nhiêu phần trăm lợi nhuận được chuyển về cho tổng hành dinh của mình. Tỉ lệ xem là thước đo quan trọng nhất để đánh giá tổ chức từ thiện có uy tín và thật sự cam kết phục vụ xã hội, hay chỉ lo trả lương ban lãnh đạo của nó. Theo báo cáo của Propublica, ARC cũng liên tục từ chối tiết lộ các thông tin các dự án cụ thể, phí tổn và kết quả cho mỗi dự án. Sự thiếu minh bạch gây khó khăn cho công tác đánh giá những tuyên bố to lớn của ARC, khiến người ta nghi ngờ những báo cáo của ARC là sai sự thật. Chẳng hạn, Hội Chữ Thập Đỏ cho hay họ đã “cấp nhà” cho hơn 130.000 người Haiti sau bão, nhưng chỉ có 6 “nhà” thật sự được đánh giá là kiên cố. Số “nhà” còn lại thật ra đều là lều tạm bợ, hoặc chỉ được hỗ trợ thuê nhà trong thời gian ngắn. Sau đó họ cũng chẳng biết đi đâu. McGovern đã nhiều lần khẳng định rằng “Hàng triệu người Haiti đã an toàn, khỏe mạnh hơn, và được chuẩn bị tốt hơn” và ARC đã giúp đỡ “hơn 4,5 triệu” người Haiti. Tuy nhiên, cựu thủ tướng Haiti ông Jean-Max Bellerive đã hoài nghi những con số của ARC, cho rằng kết quả như thế là không tưởng. ARC đã đổ lỗi việc các dự án xây nhà cứu trợ có kết quả kém là do những khó khăn của luật đất đai ở Haiti. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng kết quả tồi tệ là do nhân viên ARC thiếu kiến thức chuyên môn trong khu vực, và phung phí quá nhiều tiền vào các nhà thầu con. Sau khi qua tay nhiều nhà thầu, số tiền cứu trợ chẳng còn bao nhiêu. Một cựu giám đốc chương trình nơi cư trú Haiti của ARC là ông Lee Malany đã thất vọng trước cách quản lý nguồn quỹ cứu trợ của ARC và đã xin từ chức.
Ngọc Như
Theo_PLO
Bị tung ảnh 'tự sướng', cán bộ Hội Chữ thập đỏ mời luật sư
Sau khi bức ảnh tươi cười trước căn nhà đổ ở Nepal bị tung lên mạng khiến dư luận &'dậy sóng', vị cán bộ Hội Chữ Thập Đỏ đã mời luật sư bảo vệ.
Những ngày qua, dư luận bức xúc tranh cãi về việc Đoàn công tác Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sang Nepal để học tập kinh nghiệm nâng cao kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với thảm họa động đất.
Khi dư luận còn chưa kịp cảm thông vì Đoàn công tác Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sang Nepal để học tập kinh nghiệm phòng ngừa, ứng phó thảm họa động đất thì lại bỏ về khi có động đất thật thì vừa qua, một bức ảnh với nhân vật nữ được cho là thành viên Đoàn công tác Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tươi cười bên căn nhà đổ nát tại Nepal khiến dư luận một lần nữa dậy sóng.
Bức ảnh người phụ nữ (thành viên Đoàn công tác Hội Chữ thập đỏ VN) tươi cười bên căn nhà sập tại Nepal được cộng đồng mạng chia sẻ (ảnh: FB).
Dư luận cho rằng trong bối cảnh đau thương của nước bạn, mà nhân vật trong ảnh lại nở một nụ cười "tự sướng" là không phù hợp. Nụ cười trong bối cảnh ấy càng khó chấp nhận hơn đối với người được cho là thành viên Đoàn công tác của một tổ chức thiện nguyện đứng đầu cả một quốc gia.
Không chỉ dư luận trong nước bức xúc, mà mới đây trang mạng nước ngoài trang 9gag - website chuyên đăng tải nhưng hình ảnh, video hài hước, giễu nhại đăng lại bức ảnh đó. Không chỉ đơn thuần đăng ảnh, 9gag còn kèm thêm một tấm ảnh khác của các du khách nước ngoài đang tích cực đào bới giữa đống đổ nát ở Nepal để so sánh.
Thuê luật sư bảo vệ quyền bí mật hình ảnh
Liên quan đến nhân vật chính trong bức ảnh trên, được biết, người phụ nữ trên tên đầy đủ là N.L.H. Mới đây, bà N.L.H. đã gửi đơn ủy quyền đến văn phòng Luật sư Trọng Hải và các cộng sự để được bảo vệ. Trong đơn, bà H. viết: "Tôi viết đơn này kính đề nghị văn phòng luật sư Trọng Hải và các cộng sự cử luật sư để đại diện làm việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, bí mật hình ảnh, bí mật về đời tư, bí mật công vụ trong chuyến đi công tác tại đất nước Nê - pan từ ngày 18-25/4/2015."
Đơn ủy quyền của bà N.L.H. gửi luật sư.
Theo đó, bà H. ghi rõ: &'bằng đơn yêu cầu này, tôi ủy quyền cho luật sư thay mặt, gặp làm việc để giải quyết những vấn đề liên quan. Kính đề nghị các quý cơ quan giúp đỡ, phối hợp để luật sư hoàn thành nhiệm vụ."
Tươi cười là do... nét mặt không phù hợp lọt vào camera?
Liên quan đến bức ảnh trên, trả lời một số tờ báo ông Nguyễn Xuân Duy - Điều phối viên của Hội Chữ thập đỏ Nauy tại Việt Nam (thành viên Đoàn công tác) đã xác nhận người phụ nữ trong bức ảnh trên là chị Nguyễn L. H. - một thành viên trong đoàn.
Ông Duy cho biết: Sau khi rời khỏi khách sạn vì trận động đất, đoàn chúng tôi chia thành hai nhóm đi vòng quanh khu vực này để chụp ảnh tư liệu. Anh K., chị H. và những người khác đi một hướng, tôi và những người còn lại đi một hướng. Sau khi tập trung lại, tôi tổng hợp hết những ảnh tư liệu mà mọi người chụp được vào một folder riêng.
Thật ra, trước bức ảnh này còn có một bức ảnh khác chụp chị H. đang chỉ tay lên ngôi nhà bị đổ sập này, gương mặt chị ngước lên nhìn, nhưng vì bức ảnh đó vướng một người dân đi ngang qua, lại bị mờ nên tôi đã xóa ra khỏi folder, chỉ để lại bức ảnh này. Do xem trên máy ở chế độ ảnh nhỏ nên tôi không rõ gương mặt chị H. lúc ấy ra sao.
Tuy nhiên, tôi khẳng định, chúng tôi không chụp ảnh "tự sướng" trên nỗi đau của người khác như một số ý kiến chỉ trích của cư dân mạng những ngày qua. Chúng tôi chỉ muốn ghi lại tất cả ảnh tư liệu trong trận động đất này. Khi về đến sân bay, toàn bộ hình ảnh trong thư mục chúng tôi cung cấp cho một số anh chị em phóng viên, báo đài, nhưng không hiểu sao bức ảnh này lại bị lọt ra ngoài và được đăng trên một diễn
đàn vào lúc 8h45 tối 1/5.
Ông Duy chia sẻ: "Vừa thoát nạn trở về, lại tiếp tục bị lên án, chỉ trích, chúng tôi cũng căng thẳng vì những lời bình luận không thân thiện. Mọi người bình luận và suy diễn khá nhiều, phán xét theo cảm tính chủ quan mà không hiểu rằng, ngồi nhìn trên máy tính rất khác so với hiện thực".
Ông cũng cho rằng, việc chị H. có hành vi không phù hợp khi mỉm cười chụp ảnh, ông cũng không ủng hộ nhưng mong mọi người bỏ qua vì chị H. thực sự là người có bản chất tốt và không hề có suy nghĩ cười trên nỗi đau của người dân Nepal. Có thể lúc đó chỉ là khoảnh khắc sơ suất.
"Thật sự lúc ấy mọi người rất sợ hãi, cố gắng động viên nhau, thỉnh thoảng trêu chọc nhau một chút cho bớt căng thẳng. Trong lúc chụp hình, có thể có một vài giây nét mặt không phù hợp lọt vào camera. Chị H. không phải là người có thể vui trước nỗi đau và mất mát của người khác thế đâu", ông Duy giải thích.
Ông Duy nói thêm: "Thật sự chúng tôi không biết trận động đất lớn và thiệt hại như vậy. Sáng hôm sau, chúng tôi mới ra ngoài xa xa một chút để xem tình hình như thế nào. Nhóm của K. và H. đi thì thấy một số nhà sập nhưng không thấy người cứu hộ nên họ đã chụp ảnh tư liệu lại, còn nhóm tôi đi vào Dubar square, thấy cảnh sát và đội ứng phó chuyên nghiệp đặt hàng rào bao quanh các chỗ nhà sập để đào bới, có rất đông người Nepal đứng ngoài xem, nhưng không ai được vào khu này".
Đoàn Hội chữ thập đỏ Việt Nam sang Nepal với tư cách là khách mời của Hội chữ thập đỏ Nepal và Hội chữ thập đỏ Nauy, toàn bộ ngân sách do Hội chữ thập đỏ Nauy tài trợ theo chương trình Nâng cao năng lực, Phát triển tổ chức, Vệ sinh nước sạch và Giảm thiểu rủi ro thiên tai giai đoạn 2013-2017.
Ông Duy cho biết: "Trên một diễn đàn, các thành viên còn cho biết đã viết thư yêu cầu chính phủ Nauy cắt viện trợ cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, không hiểu người ta muốn mọi chuyện sẽ đi về đâu. Người Nauy coi trọng mạng sống con người, không phải tự nhiên mà người ta hết lòng bảo vệ mạng sống cho Đoàn công tác Việt Nam".
Trước đó, trên sóng truyền hình, ông Duy cho hay, Đoàn công tác sang Nepal là đoàn nhà nước, đi theo chương trình hỗ trợ trao đổi công tác của Hội chữ thập đỏ Nauy và Hội chữ thập đỏ Việt Nam. Đoàn gồm những lãnh đạo cấp cao có chức năng, nhiệm vụ cấp vĩ mô và không được trang bị những kỹ năng cũng như kiến thức về ngôn ngữ bản địa. Do không hiểu ngôn ngữ và tình hình địa bàn nên Hội Chữ thập đỏ Nepal không nhất trí cho đoàn ở lại.
Theo Người Đưa Tin
Trung Quốc sơ tán 2.700 công dân mắc kẹt ở Nepal do động đất Theo nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tính đến ngày 29/4, khoảng 2.700 công dân nước này bị mắc kẹt ở Nepal do động đất đã được đưa về nước. Đội cứu hộ Trung Quốc được cử sang giúp Nepal giảm thiểu thiệt hại của trận động đất Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết, các...