Hội chợ Quế Sơn lần thứ II-nhiều đặc sản Quảng Nam góp mặt
Tối ngày 18/6 tại Quảng trường 26/3 huyện Quế Sơn, Uỷ ban nhân dân huyện Quế Sơn phối hợp với Hội Nông dân huyện tổ chức hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nông thôn huyện Quế Sơn lần thứ II, năm 2019.
Hội chợ lần này diễn ra với mục đích kỷ niệm 74 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2/9, 89 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Quế Sơn (16/9/1930-16/9/2019), 89 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/2019), và các ngày lễ, sự kiện lớn của đất nước của dân tộc.
Đồng thời Hội chợ cũng nhằm quảng bá, giới thiệu những kết quả đạt được trên lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp nông thôn trong thời gian qua và khai thác mọi tiềm năng lợi thế của địa phương để phát triển nông nghiệp, công nghiệp nông thôn của địa phương trong thời gian tới.
Nhiều đặc sản của Quế Sơn nói riêng và đặc sản tỉnh Quảng Nam nói chung được trưng bày bắt mắt tại Hội chợ.
Hội chợ sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 18/6 đến 20/6/2019), với sự tham gia góp mặt của 14 đơn vị xã, thị trấn và 11 huyện bạn, 9 công ty, doanh nghiệp trong và ngoài huyện với quy mô tổ chức gồm 67 gian hàng, trong đó có 60 gian trưng bày và 7 gian hàng ẩm thực, chợ quê.
Hội chợ lần này bao gồm hoạt động trưng bày, giới thiệu về sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nông thôn kết hợp với các hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn của các công ty, doanh nghiệp và hoạt động “ẩm thực”, “chợ quê”, hội diễn văn nghệ quần chúng nông dân.
Hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nông thôn huyện Quế Sơn lần thứ II, năm 2019 chính thức khai mạc vào tối ngày 18/6.
Video đang HOT
Ông Trần Văn Noa – Phó chủ tịch UBND huyện Quế Sơn – Trưởng ban tổ chức hội chợ cho biết, thời gian qua, được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của cấp ủy Đảng, phối hợp của Mặt trận, các ban, ngành, đoàn thể các cấp đã hỗ trợ tích cực cho UBND huyện lãnh đạo, chỉ đạo Phòng KT-HT, Phòng NN&PTNT, các ngành liên quan và các địa phương tích cực phối hợp với các cấp Hội Nông dân.
Cấp ủy, chính quyền đã tập trung lãnh chỉ đạo và triển khai, vận động các cấp, các ngành, cán bộ, công chức, viên chức, lao động và các tầng lớp nhân dân mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước nói chung trong đó có phong trào phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp nông thôn nói riêng đạt được nhiều kết quả tốt.
Hội chợ sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 18/6 đến 20/6/2019).
Nhờ đó, nhiều chỉ tiêu cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, như: Tổng gía trị sản xuất cả năm 2018 đạt 4.771 tỷ đồng, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước; giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt gần 1.000 tỷ đồng, tăng 3,54% so với năm 2017; thu nhập bình quân đầu người đạt 31 triệu đồng/người/năm, tăng 3,98 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ hộ nghèo là 6,36%, giảm 1,7% so với năm 2017.
Hội chợ lần này với sự tham gia góp mặt của 14 đơn vị xã, thị trấn và 11 huyện bạn, 9 công ty, doanh nghiệp trong và ngoài huyện với quy mô tổ chức gồm 67 gian hàng, trong đó có 60 gian trưng bày và 7 gian hàng ẩm thực, chợ quê. Nhiều đặc sản của Quảng Nam đã góp mặt tại Hội chợ.
Các sản phẩm do người nông dân làm ra, được chính họ trực tiếp giới thiệu đến với người tiêu dùng. Những củ măng to bự được nhiều khách hàng quan tâm…
Hội chợ là cơ hội tốt, góp phần tuyên truyền và đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Các sản phẩm nông sản sạch, rau hữu cơ… được các địa phương mang đến tại hội chợ.
“Hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nông thôn huyện Quế Sơn lần thứ II, năm 2019 là cơ hội tốt, góp phần tuyên truyền và đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đưa hàng Việt về nông thôn nhằm phục vụ tốt nhu cầu tham quan, mua sắm và vui chơi giải trí cho các tầng lớp nhân dân trong và ngoài huyện. Đồng thời giúp cho các địa phương có định hướng, đang ký và xây dựng sản phẩm OCOP giai đoạn 2018 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo tinh thần kế hoạch 100 của UBND huyện …” – Ông Trần Văn Noa nhấn mạnh.
Theo Danviet
Giúp ND sản xuất đáp ứng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm vừa ký ban hành Công văn số 565-CV/HNDTW về việc hướng dẫn nông dân sản xuất đáp ứng yêu cầu xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.
Công văn 565 nêu rõ, từ nhiều năm nay, với tổng sản lượng từ 70-80% thị phần, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, có tới 60-70% nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc thông qua con đường tiểu ngạch khiến giá trị nông sản xuất khẩu thấp và tiềm ẩn nhiều rủi ro, thiếu bền vững.
Vải thiều Lục Ngạn xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc không có lá, phải có chứng nhận vùng trồng và đóng gói đúng quy chuẩn. Ảnh: P.V
Từ ngày 1/5/2019, nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường chính ngạch được áp dụng nhiều quy định mới liên quan đến chất lượng nông sản, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, trong đó có 2 yêu cầu quan trọng là có mã số vùng trồng (chứng nhận vùng sản xuất) và mã số cơ sở đóng gói (do Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NNPTNT cấp).
Đây là thách thức, nhưng đồng thời là cơ hội tốt không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho chính người nông dân Việt Nam vì các hợp đồng mua bán, xuất nhập khẩu giữa 2 bên có tính pháp lý cao hơn, tránh rủi ro và thiệt thòi cho nông dân và doanh nghiệp phía Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để thị trường nông sản ổn định, bền vững hơn, có điều kiện để xây dựng kế hoạch sản xuất lâu dài, ổn định ở trong nước; nông dân thoát khỏi tình trạng thương lái chi phối thị trường, ép giá.
Để đáp ứng các yêu cầu của thị trường Trung Quốc nói riêng và các thị trường khác nói chung mà nông sản Việt Nam có thể xuất khẩu, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đề nghị Hội Nông dân các tỉnh, thành phố tập trung triển khai, thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Tăng cường chỉ đạo các cấp Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm giúp hội viên, nông dân nắm vững các quy định mới về tiêu chuẩn thị trường của Trung Quốc đối với nông sản nhập khẩu từ Việt Nam; xác định rõ đây không còn là thị trường dễ tính để chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Thứ hai: Tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp, khắc phục tình trạng canh tác nhỏ lẻ. manh mún; tham gia, liên kết, hợp tác sản xuất để mở rộng quy mô, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao sản lượng, chất lượng từng ngành, hàng, sản phẩm... Chú trọng xây dựng các chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp, từng bước phát triển lên hợp tác xã, tổ hợp tác.
Thứ ba: Tiếp tục phối hợp các ngành, doanh nghiệp trong xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, sản xuất theo chuỗi giá trị; tổ chức tập huấn, hướng dẫn về quy trình, thủ tục đăng ký mã vùng sản xuất, mã cơ sở đóng gói nông sản theo quy định; vận động, hướng dẫn hội viên, nông dân sản xuất theo quy trình VietGAP, Global GAP; định hướng sản xuất theo hướng hữu cơ, phát triển bền vững...
Thứ tư: Tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, năng cao chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn, tạo điều kiện để nông dân được học tập, trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu chuyển giao khoa học công nghệ và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm ...
Theo Danviet
Nông dân có tham gia thị trường thương mại điện tử được Ngày 7.6, Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp UBND tỉnh này tổ chức Hội nghị kết nối cung - cầu giữa doanh nghiệp và nông dân về tiêu thụ hàng nông sản trong tỉnh. Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định đã đến dự. Tại Hội nghị, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Phước...