Hội chợ du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 15 có gì đặc biệt?
Hội chợ Du lịch Quốc tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 15 (ITE HCMC) năm 2019 với chủ đề “Cửa ngõ du lịch đến với châu Á” dự kiến thu hút sự tham gia của 258 người mua quốc tế, hơn 50 khách mời báo chí quốc tế, gần 350 gian hàng, 45 tỉnh/thành trên cả nước, hơn 6.000 cuộc hẹn giao thương cùng 35.000 khách tham quan.
Chiều 27/8, Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh tổ chức họp báo thông tin giới thiệu các nội dung hoạt động của Hội chợ Du lịch Quốc tế TPHCM lần thứ 15, năm 2019. Theo đó ITE HCMC sẽ được tổ chức từ ngày 4 đến ngày 7/9/2019 tại địa điểm chính là Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa – Phó Giám đốc Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi họp báo
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa – Phó Giám đốc Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh cho biết, với quá trình 15 năm hình thành và phát triển, ITE HCMC đã đạt được một số thành tựu, đáng chú ý là sự kiện chuyên ngành duy nhất tại Việt Nam tập trung cả thị trường trong và ngoài nước, thu hút sự tham gia của các đơn vị truyền thông quốc tế, hàng trăm đơn vị triển lãm và người mua quốc tế đến từ trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đại diện Trung tâm Xúc tiến Du lịch TP. Hồ Chí Minh cho biết, qua 15 năm tổ chức, Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định được thương hiệu và là sự kiện du lịch thường niên, có uy tín trong khu vực tiểu vùng sông Mêkông ở cả thị trường trong và ngoài nước, thu hút hàng trăm đơn vị trưng bày cũng như người mua quốc tế.
Theo bà Hoa, ITE HCMC là sự kiện duy nhất được bảo trợ bởi Bộ Du lịch 5 quốc gia Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam, nhận được sự quan tâm và thu hút xã hội hóa lớn từ các doanh nghiệp du lịch và cơ quan xúc tiến du lịch các địa phương.
Theo đánh giá của BTC, Hội chợ du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh ngày càng được nâng tầm và cả quy mô và chất lượng.
Video đang HOT
Cụ thể, năm 2005, Hội chợ được tổ chức lần đầu tiên với nền tảng hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch trong nước đáp ứng nhu cầu của du khách quốc tế và chỉ thu hút sự tham dự của 6 đơn vị triển lãm quốc tế, 2 cơ quan du lịch quốc gia Campuchia và Thái Lan, 43 người mua quốc tế, 86 gian hàng và hầu hết các đơn vị triển lãm là các doanh nghiệp địa phương.
Đến năm 2018, ITE HCMC đã thu hút sự tham gia của 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, 14 cơ quan xúc tiến du lịch nước ngoài và 37 đơn vị tỉnh, thành trong nước tham gia với 283 gian hàng triển lãm, hơn 4.500 cuộc hẹn giữa người mua và người bán, thu hút hơn 16.000 khách tham quan và 14.000 khách thương mại.
Buổi họp báo thu hút nhiều phóng viên báo chí và công ty du lịch tham dự
Theo Trung tâm Xúc tiến Du lịch TP. Hồ Chí Minh, Hội chợ năm nay tiếp tục tăng trưởng về chất và về lượng. Cụ thể, thu hút sự tham gia của 258 người mua quốc tế (tăng 573% so với năm 2005) và 39 báo chí quốc tế đến từ 40 quốc gia và vùng lãnh thổ (tăng 666% so với năm 2005); về gian hàng, đến nay đã có 315 gian hàng tham gia (tăng 366% so với năm 2005) với tổng diện tích sảnh là 8.800 m2 (tăng 550% so với năm 2005) và 45 đơn vị tỉnh, thành trong cả nước (tăng 450% so với năm 2005); dự kiến có hơn 6.000 cuộc hẹn giao thương giữa người mua và người bán (tăng 600% so với năm 2005) và thu hút khoảng 35.000 khách thương mại và công chúng (tăng 2,692% so với năm 2005).
Theo bà Nguyễn Thị Ánh Hoa điểm nhấn của ITE HCMC lần này là chuỗi 10 diễn đàn, hội nghị, hội thảo nhằm cập nhật các xu hướng mới nhất và kiến thức chuyên sâu liên quan đến phát triển du lịch cùng với hơn 10 hoạt động bên lề phong phú hứa hẹn mang đến một sự kiện quy mô, ấn tượng, đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch khu vực Hạ nguồn Sông Mêkông.
Đặc biệt là 4 Diễn đàn và Hội thảo lớn gồm Diễn đàn Kết nối du lịch Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng bằng Sông Cửu Long, Hội thảo quốc tế Du lịch thông minh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Diễn đàn Khởi nghiệp Du lịch với doanh nghiệp toàn cầu, Diễn đàn Du lịch doanh nghiệp); 2 Hội thảo chuyên đề (Hội thảo “Tiềm năng phát triển du lịch y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh” và Chuỗi hội thảo về xu hướng du lịch tự trải nghiệm, du lịch cá nhân – Solo Travel) và 3 Hội thảo về thị trường (Hội nghị hợp tác du lịch Việt Nam – Liên bang Nga, Hội thảo Hợp tác Du lịch Việt Nam – Trung Đông, Hội thảo hợp tác du lịch Việt Nam – Hàn Quốc).
Hoàng Tỷ
Theo Congthuong
Hà Nội sẽ xây một số khu đô thị hiện đại tại Gia Lâm
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến về việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội...
Theo đó, về việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã giao UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu quy hoạch các khu đô thị hiện đại, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ trong các khu vực: Đông Anh, Gia Lâm, Yên Viên và Long Biên, hạn chế tối đa việc xây dựng các công trình thấp tầng, góp phần giảm tải khu vực nội đô lịch sử.
UBND thành phố Hà Nội có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội - Khu vực xây dựng Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia tại huyện Đông Anh.
Phó thủ tướng giao UBND thành phố Hà Nội thống nhất với Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án điều chỉnh một phần quỹ đất trên địa bàn huyện Gia Lâm để xây dựng các khu đô thị hiện đại, công viên chuyên đề, công viên giải trí và các khu công viên cây xanh; tạo ra khu đô thị hấp dẫn, thu hút người dân, góp phần giảm tải dân số khu vực nội đô lịch sử, đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quy hoạch đô thị và yêu cầu phát triển bền vững.
Theo đồ án Quy hoạch Thủ đô được phê duyệt hồi 2011, phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ diện tích địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội rộng khoảng 3.344,6 km2 với tính chất là thủ đô của Việt Nam, trung tâm đầu não chính trị, hành chính của cả nước, đô thị loại đặc biệt.
Theo quy hoạch, mô hình không gian đô thị Hà Nội phát triển theo mô hình chùm đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh (Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên-Phú Minh và Sóc Sơn), các thị trấn được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có kết nối với mạng lưới giao thông vùng và quốc gia.
Đô thị trung tâm được phân cách các đô thị vệ tinh, các thị trấn bằng hành lang xanh (chiếm 70% diện tích đất tự nhiên của thành phố).
Khu vực đô thị trung tâm được phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về phía Tây, Nam đến đường vành đai 4 và về phía Bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía Đông đến khu vực Gia Lâm và Long Biên.
Đô thị trung tâm cũng sẽ là trung tâm chính trị hành chính, kinh tế, văn hóa, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo chất lượng cao của Hà Nội và cả nước.
Nguyên Hà
Theo Vneconomy
1.600 khách hàng quốc tế đăng ký tìm hiểu và nhập khẩu các sản phẩm OCOP Sáng 17/4, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm quốc tế Sài Gòn, Bộ NN&PTNT và Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã tổ chức Triển lãm quốc tế mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và Hội chợ quốc tế hàng thủ công mỹ nghệ và quà tặng (Lifestyle) 2019. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm...