Hội chẩn gấp 2 ca COVID-19 chuyển nặng tương tự phi công người Anh
Chiều tối nay 7-1, Bộ Y tế thông báo ghi nhận 4 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca mắc cả nước lên 1.509 ca. Cùng ngày, tổ chuyên gia hỗ trợ điều trị bệnh nhân nặng đã hội chẩn về 2 ca bệnh chuyển nặng.
GS Ngô Quý Châu (trái) và GS Nguyễn Gia Bình hội chẩn trực tuyến hỗ trợ điều trị 2 ca bệnh nặng – Ảnh: THÚY ANH
4 ca mắc mới (BN1506-1509) là ca nhập cảnh, đều được cách ly ngay tại Phú Yên.
Ca bệnh 1506 (BN1506) : nữ, 49 tuổi, là công dân Việt Nam, có địa chỉ tại phường Tân Phú, quận 7, TP.HCM.
Ca bệnh 1507 (BN1507): nam, 28 tuổi, là công dân Việt Nam, có địa chỉ tại phường Linh Tây, quận Thủ Đức, TP.HCM.
Video đang HOT
Ca bệnh 1508 (BN1508) : nam, 65 tuổi, là công dân Việt Nam, có địa chỉ tại phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ.
Ca bệnh 1509 (BN1509 ): nữ, 52 tuổi, là công dân Việt Nam, có địa chỉ tại phường 11, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Ngày 1-1-2021, các bệnh nhân trên từ Hoa Kỳ quá cảnh Hàn Quốc nhập cảnh sân bay Cam Ranh trên chuyến bay VN441, được cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại tỉnh Phú Yên.
Kết quả xét nghiệm tại Viện Pasteur Nha Trang ngày 6-1-2021 cho thấy các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên.
Trước đó trên chuyến bay này đã ghi nhận 7 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, được cách ly ngay tại tỉnh Phú Yên.
Với 4 bệnh nhân mới, từ đầu mùa dịch đã có 1.509 ca bệnh COVID-19 ghi nhận tại Việt Nam. Hôm nay 7-1, tổ chuyên gia gồm GS Nguyễn Gia Bình (chuyên gia về hồi sức cấp cứu) và GS Ngô Quý Châu (chuyên gia về hô hấp) đã có cuộc hội chẩn hỗ trợ điều trị 2 ca bệnh chuyển nặng.
Trong số này có 1 ca (nữ 61 tuổi, mới từ Mỹ về nước) có dấu hiệu gặp “cơn bão cytokine” tương tự ca bệnh phi công người Anh và bác của bệnh nhân 17 trước đây.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế dự báo có thể xuất hiện các chùm ca bệnh tại cộng đồng
Bộ Y tế đề nghị các địa phương nâng cao năng lực xét nghiệm, chuẩn bị sẵn sàng chống dịch, tránh tâm thế trông chờ, thụ động.
Chiều 19/8, tại cuộc giao ban phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế với Sở Y tế các tỉnh thành, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, các ổ dịch tại Đà Nẵng, Quảng Nam và một số địa phương khác đang được kiểm soát, tuy nhiên, dịch bệnh sẽ còn kéo dài.
Ông Long dự báo, thời gian tới có thể xuất hiện các chùm ca bệnh và ca bệnh tại cộng đồng, do đó các địa phương phải nâng mức cảnh giác ở mức cao nhất để phát hiện sớm và kịp thời cách ly, khoanh vùng, dập dịch để tránh dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị cả kịch bản "phong tỏa" để sẵn sàng ứng phó Covid-19.
Về tình hình dịch tại tỉnh Hải Dương, Bộ Y tế xác định khả năng nguồn bệnh xâm nhập vào quán ăn "Thế giới bò tươi" - nơi có ca bệnh 867- trong khoảng ngày 25-27/7. Hiện đã ghi nhận tổng số 12 ca mắc Covid-19 sau BN867.
Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định tới đây vẫn sẽ tiếp tục có mầm bệnh lây lan trong cộng đồng trên cả nước, "đó là điều chúng ta cần để ý", trong đó việc làm thế nào để kiểm soát Covid-19 tại các cơ sở y tế luôn được ngành y tế quán triệt chỉ đạo thực hiện nghiêm ngặt.
"Từ bài học của Đà Nẵng, Quảng Nam và Hải Dương, vấn đề đặt ra là các địa phương cần phải làm gì khi dịch bệnh xảy ra. Thực tế cho thấy nhiều địa phương vẫn còn lúng túng trong cách xử lý. Đó là lý do tại sao Bộ Y tế phải thường xuyên điều chuyên gia Trung ương đến hỗ trợ các địa phương. Đà Nẵng là một ví dụ về vấn đề con người, cơ sở cấp cứu, dù chúng ta đã nỗ lực nhưng không thể cấp cứu mà phải huy động tổng lực từ Trung ương đến hỗ trợ. Vậy nếu dịch xảy ra tại một tình miền núi thì sẽ càng khó khăn hơn. Chúng ta phải xác định từ nay trở đi sẽ không có lúc nào bình yên mà sẵn sàng có dịch" - ông Nguyễn Thanh Long thẳng thắn nói.
Tại cuộc giao ban, Sở Y tế tỉnh Kiên Giang đã đề xuất được hỗ trợ của Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh về năng lực xét nghiệm nếu có dịch bệnh xảy ra. Theo đó, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay, nếu như trên địa bàn của một địa phương xảy ra dịch thì Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh có thể sẵn sàng hỗ trợ, tuy nhiên, nếu như các địa phương của khu vực miền Tây đều đồng loạt xảy ra dịch bệnh thì lực lượng của Viện Pasteur sẽ phải chia sẻ.
"Do đó, tôi đề nghị không riêng gì Kiên Giang mà các địa phương trong cả nước cần phải chủ động, thực hiện chống dịch theo phương châm "4 tại chỗ", trong trường hợp cần thiết thực sự mới cần đến Trung ương hỗ trợ" - Quyền Bộ trưởng nhấn mạnh và đề nghị các địa phương chủ động trong mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm y tế và thực hiện sàng lọc những trường hợp theo đúng quy định.
Ông Nguyễn Thanh Long đề nghị các địa phương rà soát lại tất cả các kịch bản ứng phó phòng chống dịch trên nhiều cấp độ. Theo đó, bài học tiếp theo của đợt chống dịch lần này là phải phản ứng mạnh mẽ, thần tốc để truy tìm, cách ly thật nhanh để đưa mầm bệnh ra khỏi cộng đồng.
Đặc biệt, các cơ sở y tế phải có kế hoạch ứng phó chủ động và nhịp nhàng, tránh trường hợp nếu một loạt các bệnh viện bị phong toả thì sẽ khó khăn trong khám chữa bệnh cho bệnh nhân cần cấp cứu. Các cơ sở y tế phải rà soát lại các kịch bản để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất là bị phong toả; có nhiều bệnh nhân và nhiều cán bộ y tế dương tính với SARS-CoV-2./.
Quyền Bộ trưởng Y tế nói về nguồn bệnh COVID-19 ở ' Thế giới bò tươi ' , có thể thêm ca mới Về tình hình dịch tại tỉnh Hải Dương, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin, Bộ Y tế xác định khả năng nguồn bệnh xâm nhập vào quán ăn "Thế giới bò tươi" - nơi có ca bệnh 867- từ khoảng ngày 25-27/7. Từ địa điểm này dịch lây lan ra cộng đồng. Trong những ngày tới có thể có thêm ca...