Hội chẩn cho các bệnh nhân COVID-19 nặng cùng lúc tại 4 tỉnh
Chiều 28-5, các chuyên gia đầu ngành của Bộ Y tế tổ chức buổi hội chẩn quốc gia cho các trường hợp COVID-19 nặng tại 4 tỉnh thành Bắc Giang, Bắc Ninh, Ninh Bình và Đà Nẵng.
Các chuyên gia đầu ngành của Bộ Y tế thực hiện hội chẩn cho các trường hợp COVID-19 nặng cùng lúc tại 4 tỉnh – Ảnh: NGỌC MAI
Chiều 28-5, PGS.TS Lương Ngọc Khuê – cục trưởng Cục quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Gia Bình – tổ trưởng tổ hội chẩn bệnh nhân COVID-19 nặng và GS.TS Ngô Quý Châu – chủ tịch Hội hô hấp Việt Nam, đã chủ trì buổi hội chẩn các bệnh nhân nặng của Bắc Giang và Bắc Ninh.
Từ Bắc Giang, thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cùng y bác sĩ có mặt tại Bệnh viện Phổi tham gia buổi hội chẩn.
Tại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh xin hội chẩn 2 trường hợp bệnh nhân nặng. Trong đó có bệnh nhân 69 tuổi, đang thở máy không xâm nhập không hiệu quả. Các chuyên gia đề nghị đặt nội khí quản cho bệnh nhân và đổi kháng sinh.
Bệnh nhân thứ hai 63 tuổi đã được hội chẩn 2 lần. Theo các chuyên gia, bệnh viện nên được đặt nội khí quản và sẵn sàng đặt ECMO (hệ thống tim phổi nhân tạo) cho bệnh nhân.
Video đang HOT
Còn Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang xin hội chẩn 2 ca bệnh, trong đó có bệnh nhân nữ 39 tuổi. Các chuyên gia đã khuyến cáo bác sĩ thay đổi liều dùng thuốc và các kháng sinh phối hợp.
Ca thứ 2 là bệnh nhân nam 63 tuổi, đã được đặt nội khí quản, thở máy và lọc máu. Các chuyên gia đánh giá bệnh nhân đang được điều trị đúng hướng.
Hiện nay, bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang có 20 ca nặng, trong đó có 1 ca thở máy, 16 ca thở ôxy, 3 ca thở không xâm nhập.
Theo GS.TS Nguyễn Gia Bình, những bệnh nhân đã phải thở oxy đều phải coi là bệnh nhân nặng. Bệnh viện phải củng cố và tăng cường hoạt động của đội ngũ cán bộ điều trị cho bệnh nhân COVID-19 để đảm bảo chất lượng và đảm bảo sức khỏe cho cán bộ y tế.
Ngoài 2 tỉnh trên, Trung tâm Y tế Hoa Lư, Ninh Bình xin hội chẩn bệnh nhân nữ 47 tuổi hiện đang phải thở máy không xâm nhập.
Đối với bệnh nhân trên, GS.TS Nguyễn Gia Bình cho biết tình trạng bệnh nhân đang nặng lên do đó cần lọc máu và cho bệnh nhân thở máy luôn.
Tại Đà Nẵng, Bệnh viện Phổi thành phố này cũng xin hội chẩn bệnh nhân là thuyền trưởng người Hàn Quốc. Đây là bệnh nhân đã được hội chẩn nhiều lần. Hiện bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 một lần, các triệu chứng của bệnh COVID-19 đã giảm, song bệnh nhân có nhiễm trùng, nhiễm nấm.
Đối với trường hợp này, các chuyên gia đề nghị cần điều trị bệnh nhân theo hướng sốc nhiễm khuẩn, đồng thời bác sĩ điều trị bớt thuốc an thần, cho bệnh nhân ngồi dậy thở máy để cải thiện cơ vận động, phục hồi chức năng.
Theo thống kê, ngoài những bệnh nhân phải hội chẩn trên, hiện cả nước có khoảng 97 bệnh nhân tiên lượng nặng, 22 bệnh nhân thở máy xâm nhập, 4 bệnh nhân phải chạy ECMO.
Giám đốc HCDC: 'Gia đình mục sư Hội thánh truyền giáo Phục Hưng giấu thông tin'
Ông Nguyễn Trí Dũng - giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM - khẳng định gia đình mục sư của Hội thánh truyền giáo Phục Hưng giấu thông tin, không chịu hợp tác và phải nhờ lực lượng công an phối hợp.
Báo cáo tại buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM chiều tối 28-5, ông Nguyễn Trí Dũng - giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) - cho biết khi phát hiện ổ dịch tại Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, các đơn vị ngành y tế TP.HCM vào cuộc truy vết nhưng việc khai thác thông tin dịch tễ rất khó.
"Gia đình mục sư không chịu hợp tác, điều tra không được, phải nhờ lực lượng công an phối hợp. Hàng xóm với gia đình mục sư cũng được mời ra tiếp xúc khai thác nhưng từ chối, và nói rằng tôi không liên quan đến hội thánh nên không cần xét nghiệm.
Tuy nhiên sau khi xét nghiệm và có kết quả dương tính với COVID-19, các cơ quan chuyên môn mới phát hiện người này là mẹ vợ của mục sư. Họ giấu thông tin và không hợp tác", ông Dũng nói.
Dự báo trong những ngày tới có thể chuyển chở cùng lúc một lượng lớn ca F1 liên quan đến ổ dịch này, HCDC đề xuất ngành giao thông phối hợp, điều động nguồn lực vận chuyển, đồng thời có giải pháp đề phòng nguy cơ lây nhiễm chéo.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nêu ý kiến của người dân phản ánh qua cổng thông tin 1022 và cho rằng từ chuỗi lây nhiễm ở Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, người dân rất quan tâm, lo lắng đến việc sinh hoạt tôn giáo không đảm bảo an toàn.
"Nhiệm vụ hàng đầu bây giờ là tiếp tục truy vết và đưa vào khu cách ly tập trung ngay đối với những trường hợp F1 liên quan Hội thánh truyền giáo Phục Hưng", ông Phong nhấn mạnh.
Ông đề nghị song song việc tiếp tục truy vết những người liên quan, ngành y tế phải thông báo cho những quận, huyện có hội viên của hội này đã đi bầu cử, hoặc đến những địa điểm trên địa bàn, từ đó có giải pháp khoanh vùng, xử lý.
Ngoài ổ dịch trọng điểm này, ông Phong đề nghị các ban, ngành, địa phương tập trung vào nguy cơ ở các khu công nghiệp. Đề nghị Sở Y tế TP, Văn phòng UBND TP chuẩn bị đầy đủ giải pháp, phản ánh những nguy cơ để sẵn sàng ứng phó.
Tính đến 19h ngày 28-5, TP.HCM đã phát hiện 58 trường hợp nhiễm COVID-19 liên quan đến ổ dịch tại Hội thánh truyền giáo Phục Hưng (trụ sở hoạt động ở quận Gò Vấp). Các quân/huyện có liên quan gồm: TP Thủ Đưc, Hóc Môn, Bình Thạnh, Gò Vâp, Phú Nhuân, Tân Bình, Tân Phú, Nhà Bè, Bình Tân, Bình Chánh, quân 1, 3, 4, 5, 10 và 12.
Người dân TP.HCM 'ở nhà chống dịch', phố xá vắng lặng khác thường Những tấp nập thường thấy ở thành phố đông dân nhất nhì cả nước bỗng nhường chỗ cho cảnh vắng người ở các con phố trung tâm. Bưu điện Trung tâm TP (P.Bến Nghé, Q.1) vắng người qua lại . ẢNH: DK TRẦN Sau khi UBND TP.HCM ban hành công văn khẩn số 1726/UBND-VX về việc tăng cường triển khai các hoạt động...