Hỏi cách đòi nợ ngày giáp Tết, nàng công sở không tìm được cao nhân mà toàn gặp người… cùng khổ
Cao nhân cao kiến đâu không thấy, chỉ toàn thấy một nhóm người cùng hội cùng thuyền, khóc than âm ỉ xoay quanh câu chuyện “tiền cho vay mà đòi mãi không trả”.
Cứ mỗi giai đoạn này thường niên là chủ đề “làm sao để đòi được nợ?” lại bùng lên, xuất hiện nhan nhản trên khắp các diễn đàn mạng xã hội. Thật tình thì cũng phải thôi, Tết tới chi tiêu nhiều, ai cũng muốn thu lại những số tiền mà mình đã cho vay. Thậm chí, khía cạnh tâm linh cũng cho rằng, bước sang năm mới mà tiền tài còn “kẹt” lại ở năm cũ thì sẽ xui xẻo đủ thứ đường.
Xoay quanh đề tài này, mới đây đã có một nàng công sở khóc than nhắn nhủ tới tập thể thành viên của một hội nhóm “chị em facebook” rất lớn như sau: “Tụi bây ơi, đứa nào cho tao xin tí kinh nghiệm đòi nợ đi, chứ tết tới nơi rồi có 2 triệu mấy đòi hoài không trả, tháng nào cũng hẹn 10 tây xong rồi lại 25 tây, tao khổ quá mà”.
Vâng, với vài lời văn than ngắn thở dài nho nhỏ, nàng công sở nhân vật chính đã khơi lên một câu chuyện “kinh điển” trong mối quan hệ giữa chủ nợ và con nợ: Cứ đòi là xin khất, khất từ ngày này qua tháng nọ mãi tận Tết đến xuân về mà tiền chẳng thấy đâu.
Cứ tưởng với câu chuyện cũ mèm này, loạt dân mạng thuộc diện “lão làng” với tuổi đời vài chục nồi bánh chưng sẽ truyền dạy cho cô nàng nhân vật chính một ít kinh nghiệm đòi nợ, đúng hơn là nghệ thuật đòi nợ ngày giáp Tết, nhưng không, xui xẻo thay, cao nhân cao kiến đâu không thấy, chỉ toàn thấy một đám người cùng hội cùng thuyền, khóc than âm ỉ.
“Cho người yêu cũ mượn 15 triệu lúc còn quen. Giờ chia tay 3 năm rồi còn chưa đòi được. Con bạn thân mượn 4 triệu cũng 3 năm rồi mới trả 1 nửa, sếp mượn tiền lấy hàng online không trả cũng không dám đòi. Bạn nghĩ coi, mình chỉ cho bạn cách đòi nợ bằng răng à?”.
Video đang HOT
“Thấy chủ thớt đăng bài này mừng ghê luôn, định vào hóng xem có ai chia sẻ cách gì hay mình áp dụng nào ngờ toàn gặp chị em đồng cảnh ngộ. Mình cho đồng nghiệp vay từ năm ngoái đến năm nay chưa đòi được này. Khổ tâm”.
“Không ai cứu giúp chúng mình à? Tầm này không có lấy một người có kinh nghiệm đòi nợ cao siêu à? Cho mượn từ tháng 6 chỉ có 1,5 triệu thôi, hứa có lương sẽ trả mà hình như hơn 6 tháng qua chắc là thất nghiệp, đòi mãi nhất quyết không trả một xu”.
Đấy, chán lắm cơ! Dưới phần bình luận toàn những lời chia sẻ như thế thì công cuộc tìm kiếm cao nhân của nàng công sở nhân vật chính coi như vô ích. Thôi, bây giờ xem như là xúi quẩy, tiếp tục đòi, tiếp tục chờ đợi chứ biết thế nào đây.
Ngoài ra, sau những lần cho vay mà con nợ không chịu trả như này thì hãy rút kinh nghiệm đi chị em ơi. Cho vay cũng phải nhìn người đồng thời phải học cách từ chối nếu người đó không đủ thân thiết và có được lòng tin từ mình nhé!
Theo Helino
Tết đến mà học trò chưa chịu trả tiền photo, thầy giáo đưa ra tối hậu thư hài hước khiến ai đọc cũng phải chột dạ trả tiền ngay
Sốt ruột vì năm hết Tết đến mà lớp vẫn chưa chịu trả tiền, thầy giáo này đã in hẳn lời nhắn gửi đến tất cả các lớp học với giọng điệu vô cùng hài hước nhưng cũng không kém phần sáng tạo.
Đối với học sinh thời nay, việc ghi chép đề đã không còn là chuyện quan trọng bởi với sự phát triển của các máy in thì chỉ trong tích tắc là đã in ra được vô số đề. Trả tiền một lần thì ít nên nhiều lớp thường để dành cuối năm trả một thể. Tuy nhiên, đôi khi lớp trưởng lỡ quên chưa kịp trả nên sinh ra vô số tình huống đòi nợ hài hước, điển hình là như câu chuyện của lớp học dưới đây.
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện tờ giấy đòi nợ tiền photo của một lớp học. Điều đặc biệt là người đòi nợ lại chính là giáo viên trong trường. Sốt ruột vì năm hết Tết đến mà lớp vẫn chưa chịu trả tiền, thầy giáo này đã in hẳn lời nhắn gửi đến tất cả các lớp học với giọng điệu vô cùng hài hước. Cụ thể, dòng tối hậu thư của thầy giáo như sau:
" Chào các em! Tết sắp đến có lẽ nhà nhà đang rộn ràng mua sắm quần áo mới, một số vật dụng trang trí nhà cửa hay chuẩn bị cho chuyến du lịch hoặc về quê cùng gia đình. Nhà Thầy cũng mong muốn có những điều đó nhưng số tiền hiện có đang eo hẹp do đầu tư vào photocopy tài liệu cho các em để giúp các em có được nền tảng kiến thức cho cuộc sống sung túc và giàu có sau này. Thầy hy vọng với số tiền 523000 của lớp đang thiếu sẽ giúp gia đình Thầy mua sắm thêm được 1 ít vật dụng cho Tết nguyên đán năm nay và thầy tin sẽ nhận được nó trong tuần này. Chúc lớp ăn Tết vui vẻ".
Lời nhắn đòi nợ hài hước của thầy giáo. (Ảnh: Minh Thư)
Được biết, thầy giáo trong câu chuyện hiện đang dạy môn Công nghệ của trường THPT Nguyễn Huệ (TP. HCM). Nhiều người không ngại dành lời khen cho thầy giáo với cách xử lý vừa hài hước nhưng cũng không kém phần tâm lý. Một vài bình luận tinh ý chỉ ra chỗ viết tiền nợ bằng tay nên chắc hẳn phải có rất nhiều lớp chưa trả nên thầy giáo mới phải làm như vậy. Mong rằng sau khi nhận được giấy báo nợ, các lớp sẽ nhanh chóng trả tiền để nhà thầy có một cái Tết no ấm và sung túc hơn.
" Chẳng bù cho lớp mình nợ tiền photo từ năm lớp 10 đến lớp 11 là gần 3 triệu nhưng thầy không đòi được vì thầy chính là giáo viên chủ nhiệm", bạn N.M chia sẻ.
" Mỗi lớp nợ một số tiền khác nhau nên thầy phải in hẳn bài văn rồi chừa chỗ viết tiền", bạn K.A bình luận.
" Chắc nhiều lớp chưa đóng nên thầy mới ghi tay số như thế. Không khéo thu xong cũng lấy lại được gần chục triệu chứ không ít. Tết này gia đình thầy ấm no rồi!", bạn Đ.C bình luận.
"Hồi mình còn đi học làm lớp trưởng và thủ quỹ. Mỗi lần thu tiền lại như là mình đang làm thuê cho chúng nó không bằng, gọi mãi mới có đứa nộp", bạn V.A bình luận.
"Thầy tính cả đấy, để cuối năm thu một cục cầm mới sướng tay", bạn L.C bình luận.
"523 nghìn là mua được kẹo bắp ăn tới không mở mồm ra nổi, mua được hạt dưa cắn đến rằm tháng giêng, mua được bí đao uống mát lòng mát dạ mấy ngày Tết nên mấy đứa nhanh trả tiền cho thầy đi nhé", bạn T.V hài hước chia sẻ.
Một lớp khác cũng chịu chung số phận bị thầy giáo đòi nợ. (Ảnh: Ngọc Hà)
Cứ đến Tết thầy giáo lại bận rộn đi đòi nợ học sinh với vô số lời nhắn hài hước như thế này. (Ảnh: Viết Long)
Rất nhiều "tối hậu thư" đòi nợ được gửi đến các lớp học. (Ảnh: Trần Lê Kỳ Duyên)
Theo Helino
Dưới trướng sếp đa nghi, nàng công sở bỗng bị vu cho tội... bán thông tin về công ty cũ "Sếp hiện tại của mình không có cảm tình tốt với công ty cũ của mình, nhưng lại kêu mình về làm cùng. Bây giờ sếp nghi ngờ mình bán thông tin cho công ty cũ". Hai công ty trong cùng một lĩnh vực chẳng ưa gì nhau suy cho cùng cũng là chuyện dễ hiểu. Thương trường cạnh tranh khốc liệt, đối...