Hội bạn thân ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hơn người yêu
Ở những nơi có nhiều người với tuổi thọ trên trung bình, phần lớn người dân đều có những tình bạn tích cực.
Nhiều nghiên cứu về sức khỏe và các mối quan hệ thông thường tập trung vào khía cạnh yêu đương.
Tuy nhiên, theo Channel News Asia, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ngoài “người ấy”, hội chiến hữu thân thiết cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chúng ta.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bạn bè có tác động lớn đến sức khỏe mỗi người hơn là mối quan hệ tình cảm.
Một nghiên cứu tại Australia kéo dài 10 năm cho thấy những người lớn tuổi có nhiều bạn bè thì nguy cơ tử vong thấp hơn 22% so với những người có ít bạn hơn.
Vào năm 2006, một nghiên cứu trên gần 3.000 y tá bị ung thư vú cho thấy những phụ nữ không bạn thân đối diện nguy cơ tử vong từ căn bệnh này cao gấp 4 lần so với những phụ nữ có từ 10 người bạn trở lên.
Trong đó, độ thân thiết và tần suất liên lạc không gây ảnh hưởng nhiều. Miễn là có bạn bè, họ sẽ có cảm giác như được bảo vệ.
Trong một nghiên cứu khác kéo dài 6 năm với 736 người đàn ông Thụy Điển trung niên, việc gắn bó với bạn đời không ảnh hưởng đến nguy cơ đau tim và bệnh động mạch vành, nhưng với bạn bè thì có.
Dan Buettner – nhà báo, tác giả nổi tiếng người Mỹ – đã nghiên cứu thói quen liên quan đến sức khỏe của nhiều người sống ở các khu vực có tuổi thọ trên trung bình.
Ông nhận thấy ở những khu vực này, phần lớn người dân đều có những tình bạn tích cực.
Tại Okinawa (Nhật Bản), nơi tuổi thọ trung bình của phụ nữ vào khoảng 90, cao nhất thế giới, mọi người sống với những cộng đồng nhỏ gọi là “moai” – nhóm gồm năm người bạn quan tâm, giúp đỡ nhau về tinh thần hay thậm chí là vật chất.
Trong một “moai”, mọi người sống chan hòa, hạnh phúc khi mọi việc diễn ra suôn sẻ và các thành viên hỗ trợ lẫn nhau. Bên cạnh đó, mỗi thành viên cũng là người có ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi của thành viên khác.
Video đang HOT
Theo Zing
Sau 3 năm ly hôn, vợ cũ bỗng nhiên nhắn tin hỏi tôi: "Cho em đón mẹ anh về chăm sóc được không?"
Sau ly hôn, tôi cứ nghĩ sẽ không bao giờ liên lạc với vợ cũ nữa. Ngờ đâu tối nay, em lại chủ động nhắn tin cho tôi với một câu hỏi rất bất ngờ.
Tôi và vợ cũ có duyên phận nhưng đoạn đường chung sống ngắn ngủi quá. Hồi đó cả hai còn trẻ, nông nổi nên luôn muốn giành phần thắng trong các cuộc cãi nhau. Rồi "chiến tranh lạnh" liên miên khiến tình cảm nguội lạnh không thể cứu vãn. Đường cùng, chúng tôi đã đưa nhau ra tòa, kết thúc hôn nhân trong day dứt chỉ sau nửa năm chung sống.
Ngày trước khi dọn ra khỏi nhà, tôi bắt gặp cảnh mẹ và vợ cũ ôm nhau khóc. Vợ tôi vừa mếu máo vừa nói không tiếc chồng, chỉ tiếc mẹ chồng. Ngẫm cũng đúng, mẹ tôi và cô ấy sống rất hòa thuận với nhau, thương yêu nhau như mẹ con ruột thịt trong nhà. Mỗi lần vợ chồng tôi cãi nhau, mẹ lại là người đứng ra khuyên can, hòa giải. Biết chúng tôi không thể sống cùng nữa, mẹ tôi u uất, buồn bã hẳn đi.
Hậu ly hôn, tôi suốt ngày ở công ty, làm việc điên cuồng để quên đi nỗi đau hôn nhân tan vỡ. Nghe nói vợ cũ tôi cũng chẳng khá khẩm gì. Em cũng lao đầu vào công việc, ngày nghỉ thì đi du lịch, đi chơi chứ không yêu đương ai. Một người bạn chung còn kể lại, vợ cũ tôi bảo đợi tôi có vợ trước rồi em mới lấy chồng.
Đường cùng, chúng tôi đã đưa nhau ra tòa, kết thúc hôn nhân trong day dứt chỉ sau nửa năm chung sống. (Ảnh minh họa)
Dù tôi không hỏi đến nhưng mẹ tôi thỉnh thoảng lại nhắc đến dâu cũ. Bà khen vợ cũ tôi ly hôn xong thì trẻ đẹp hẳn ra, lại còn giỏi kiếm tiền. Tôi hỏi sao mẹ biết thì bà bảo vẫn còn qua lại, gặp gỡ vợ cũ tôi. Tôi không thích lắm nhưng cũng kệ vì chẳng ảnh hưởng gì đến tôi cả.
Hiện tại tôi mới có bạn gái mới được vài tháng nay. Tôi cũng dẫn bạn gái về chơi nhưng mẹ tôi không thích ra mặt. Bà thậm chí còn chẳng thèm nhìn mặt cô ấy. Tôi hỏi ý kiến, bà bảo tùy tôi, bà không can thiệp.
Người yêu tôi cũng nhạy cảm nên nhận ra ngay thái độ của bà. Cô ấy bảo tôi phải thuyết phục mẹ, làm sao để nếu cưới về, cô ấy không phải sống chung với sự khó chịu, soi xét từ mẹ chồng. Nhưng tôi hiểu, mẹ không ưng cô ấy chỉ vì vẫn còn thương vợ cũ tôi thôi. Nếu vậy, tôi biết phải thuyết phục thế nào? Mà mẹ tôi cũng có cấm cản gì đâu, chỉ là không hài lòng thôi.
Mẹ tôi bảo thế, vợ cũ cũng có ý như thế nhưng tôi làm sao bỏ được mẹ? (Ảnh minh họa)
Tôi cứ nghĩ mình với vợ cũ sẽ không liên lạc với nhau nữa. Ngờ đâu tối qua, em chủ động nhắn tin cho tôi. Đọc tin nhắn, tôi sững sờ: "Em có thể đưa mẹ anh về chăm sóc không?". Em hỏi thẳng tôi như thế.
Tôi đem tin nhắn xuống hỏi mẹ. Mẹ tôi nằm dài trên giường, nghe đến tên vợ cũ tôi thì gượng dậy. Bà bảo mới gặp em vào hai hôm trước. Rồi bà hỏi tôi: "Mấy nay mẹ bệnh, đau nhức xương khớp cả đêm không ngủ được, con có biết không?". Tôi hơi sững người.
Mẹ tôi lại nói tiếp, dù ly hôn nhưng vợ cũ tôi vẫn luôn nhớ đến từng sở thích ăn uống, bệnh tật của bà. Em hay nấu mấy món bà thích, rồi đặt mua thuốc cho bà uống suốt 3 năm nay. Sinh nhật mẹ, tôi không nhớ nhưng em luôn nhớ đến và mua bánh kem, mua quà cho mẹ. "Một người con dâu tốt như thế, mẹ không nỡ bỏ. Thôi thì con có cưới thì cứ cưới nhưng để mẹ qua ở với con dâu cũ của mẹ vậy". Mẹ tôi chốt một câu như vậy trong ngạc nhiên của tôi.
Giờ tôi phân vân khủng khiếp mọi người ạ. Mẹ tôi bảo thế, vợ cũ cũng có ý như thế nhưng tôi làm sao bỏ được mẹ? Còn người yêu của tôi hiện tại chẳng có lỗi lầm gì thì làm sao mà chia tay? Tôi rối quá đi.
Theo N.T.M.H/Helino
Từ 32 đến 47 tuổi: 10 việc bạn phải làm trong 15 năm hoàng kim của đời người Độ tuổi trung niên từ 32 đến 47 tuổi là khoảng thời gian hoàng kim của đời người. Bạn nhất định phải làm được 10 việc này để nắm bắt thời kỳ thăng hoa trong đời. Bước vào tuổi trung niên, bạn nhất định phải làm được 10 việc này. Chăm chỉ học hỏi Đọc sách và không ngừng học hỏi sẽ cho...