Hỏi “bạn sợ con gì nhất”, tưởng nam sinh nói chuột hay gián ai ngờ lại là con này, nghe mà muốn nổi dị ứng tới nơi
Con gì mà nghe vừa lạ vừa quen?
Thời đi học nể nhất là những ai có học lực đều ở tất cả các môn, luôn đạt điểm số tốt dù đó là Văn hay Toán, Sử hay Hóa, Thể dục hay Âm nhạc,… Còn lại, hầu hết ai cũng có nỗi sợ nhất định với ít nhất một môn học sở đoản nào đó.
Mới đây, trong một đoạn tin nhắn của các học sinh lớp 12, khi được hỏi sợ con gì nhất, một nam sinh đã có câu trả lời khiến ai đọc cũng ngã ngửa. Không phải là loại côn trùng hay bò sát đáng sợ, cũng chẳng phải là loài thú ăn thịt hung dữ nào cả mà lại là… con lắc đơn và con lắc lò xo.
Nói về hai “con” này thì ai cũng biết nó gây ám ảnh thế nào với học sinh THPT. Ở chương trình Vật lý lớp 10 chúng ta đã có khái niệm cơ bản về nó nhưng chỉ đến khi lớp 12, các lý thuyết, công thức, khái niệm của chúng mới khiến những ai từng trải qua phải “xỉu up xỉu down”.
Nội dung về con lắc đơn và con lắc lò xo nằm ở chương Dao động cơ, một trong những phần đầu tiên mà học sinh lớp 12 sẽ được tiếp xúc khi học môn Vật lý. Những câu hỏi về chúng luôn chiếm một tỉ lệ khá cao trong các bài thi và luôn là một trở ngại nếu học sinh không nắm rõ bản chất, hiện tượng và các vấn đề cơ bản về nó.
Video đang HOT
Con lắc đơn là một hệ thống gồm một vật nhỏ, khối lượng m, treo ở đầu một sợi dây không dãn, khối lượng không đáng kể, dài l. Phần con lắc đơn thường xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia với các dạng bài tập như áp dụng công thức chu kì và tần số của con lắc đơn; tính tốc độ và lực căng dây của con lắc đơn; lập phương trình dao động của con lắc đơn; năng lượng dao động của con lắc đơn,…
Con lắc lò xo gồm một vật nhỏ có khối lượng m gắn vào đầu một lò xo có độ cứng k và khối lượng không đáng kể. Trong đề THPT Quốc gia, các dạng câu hỏi thường gặp là tính chu kì, tần số của con lắc lò xo; tính chiều dài con lắc lò xo, lực đàn hồi, lực phục hồi; tính năng lượng của con lắc lò xo; viết phương trình dao động của con lắc lò xo,…
Nói đến các lý thuyết này, ai đã tốt nghiệp THPT mà còn nhớ thì xin bái phục!
Giáo viên hỏi "Sẽ làm gì nếu hàng xóm cãi nhau", nữ sinh chọn đáp án siêu lầy, cô giáo đọc xong ôm bụng tức lắm
Chọn đáp án coi có tức không cơ chứ.
Trong số các môn học thời phổ thông có lẽ Giáo dục công dân là nhẹ nhàng nhất. Bởi phần lớn lý thuyết môn này là áp dụng trong thực tế. Đôi khi không cần học lý thuyết vẫn có thể làm được bài tập "ngon ơ".
Mới đây, một câu hỏi tình huống trong đề bài GDCD đã thu hút sự chú ý với nội dung: "Nhà bà D và nhà bà G cãi nhau vì nhà D vứt rác sang nhà bà G. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?".
Đi kèm là 4 phương án:
A. Mặc kệ không liên quan tới mình
B. Nói với bố mẹ để bố mẹ sang hòa giải 2 bác để không có mâu thuẫn
C. Đứng xem 2 bà cãi nhau
D. Giúp bác D cãi nhau với bà G.
Đáp án câu hỏi tình huống môn GDCD vừa tức vừa cười (Ảnh: Ánh Hoàng Ngọc)
Bí quyết để làm bài tập tình huống trong môn GDCD là tìm ra đáp án nào nhân văn và giúp đỡ mọi người nhiều nhất. Nên hẳn nhiên đáp án đúng của câu này là B. "Nói với bố mẹ để nhờ sự giúp đỡ".
Nhưng điều éo le là không ít học trò thú nhận, nếu ở ngoài đời sẽ chẳng bao giờ làm chuyện đó đâu. Bởi nhiều bạn có tật tò mò, sẽ chọn cách đứng hóng xem 2 bà cãi nhau thế nào!
Có bạn còn cho biết sẽ chọn đáp án D. "Giúp bác D cãi nhau với bà G" cho để hàng xóm cho chuyện gây lộn cho "vui".
Tất nhiên đáp án C và D không được chấp nhận rồi. Song cũng phải khẳng định đây chỉ là những đáp án cho vui thôi chứ ngoài đời không nên làm thế đâu. Nếu học xong môn GDCD ra mà chọn những đáp án thiếu tính nhân văn như A, C, D thì phụ lòng giáo viên dạy môn này biết mấy!
Cô gái nhận cái kết tái mặt khi răm rắp nghe theo lời thầy nói, nhưng sự thật trời ơi đất hỡi đằng sau khiến ai nấy phì cười Bài học đưa ra: Hãy chọn lọc những lời giáo viên nói thôi nhé! Thời đi học, nhiều học trò mong ước có tiết thực hành vì được dịp trải nghiệm áp dụng lý thuyết, mà những tiết học đó cũng thường học nhẹ nhàng hơn bình thường. Thông thường chỉ có một số môn được học thực hành như: Toán, Lý, Hóa,...