Hội An phát triển lên thị trấn
Kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh khóa X (nhiệm kỳ 2021-2026) thống nhất thông qua nghị quyết tán thành chủ trương thành lập thị trấn Hội An (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Sau khi thành lập thị trấn, Hội An sẽ thành đô thị quan trọng của huyện Chợ Mới.
Một góc xã Hội An
Xã Hội An có diện tích tự nhiên 22,984km 2, dân số 17.971 người; là địa phương nằm ở cửa ngõ phía đông nam của huyện Chợ Mới, cũng là cửa ngõ giao thông trung chuyển và giao thương hàng hóa của tỉnh An Giang và Đồng Tháp qua Tỉnh lộ 942, Tỉnh lộ 944, tuyến sông Tiền… Hội An còn nằm khá gần với TP. Long Xuyên – trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học – kỹ thuật, cũng là cực phát triển chính của tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL.
Xã còn được định hướng đầu tư Khu công nghiệp Hội An, với quy mô 100ha, đã được UBND tỉnh phê duyệt và cập nhật vào quy hoạch mạng lưới khu công nghiệp của cả nước. Đây là cơ sở để thu hút các loại hình công nghiệp có công nghệ hiện đại, giải quyết nhiều việc làm, tạo đà tăng trưởng nhanh và bền vững, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội (KTXH) của xã và vùng phụ cận.
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hội An Nguyễn Phước An cho biết: “Quá trình xây dựng và phát triển, xã Hội An đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, cơ sở hạ tầng chuyển biến tích cực, bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, hiện đại. Trong đó, điểm nhấn cho phát triển của xã là Khu thương mại dịch vụ chợ Cái Tàu Thượng, thuận lợi giao thương buôn bán cho nhân dân trong và ngoài địa bàn”.
Những năm qua, xã Hội An nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững. Đồng thời, từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Đến nay, xã Hội An đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn đô thị loại V, đủ điều kiện, tiêu chuẩn thành lập thị trấn và đang dần khẳng định là trung tâm thương mại dịch vụ, công nghiệp của tiểu vùng phía Đông nam của huyện Chợ Mới.
Video đang HOT
Theo chương trình phát triển đô thị tỉnh An Giang và quy hoạch chung, Hội An được định hướng là đô thị thương mại – dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao. Bởi, xã Hội An có vị trí địa lý thuận lợi để giao lưu buôn bán với các xã trong vùng và huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp); kết nối thuận lợi để phát triển du lịch với 3 xã cù lao Giêng và khu du lịch nổi tiếng trên địa bàn tỉnh. Hội An còn có thế mạnh phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, lau bóng gạo, dệt may, chế tạo nông cụ… gắn liền với sự hình thành và phát triển khu công nghiệp Hội An trong thời gian tới.
Hội An còn có sự đa dạng, phong phú về văn hóa, do những nét đặc trưng riêng biệt về tập quán sinh hoạt của các cộng đồng dân tộc. Có rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng cùng với những lễ hội truyền thống, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa, phát huy truyền thống lịch sử, tạo sự thu hút lớn đối với khách du lịch đến tham quan.
Ông Nguyễn Phước An cho biết, các chỉ tiêu phát triển KTXH và xây dựng đô thị những năm gần đây đều đạt và vượt nghị quyết đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định, bình quân giai đoạn 2018-2020 đạt 6,89%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, đạt hơn 51 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,28%. Cân đối thu chi ngân sách hàng năm đảm bảo kết dư.
Toàn xã có gần 900 cơ sở sản xuất – kinh doanh hoạt động ổn định, gần 450 cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phát triển khá. Điểm nổi bật của xã Hội An thời gian gần đây là xây dựng nếp sống văn minh đô thị, vệ sinh môi trường, cảnh quan sạch, đẹp. Một số công trình trọng điểm đã và đang được thi công, đưa vào sử dụng, góp phần tạo nên diện mạo mới cho giai đoạn phát triển và hội nhập.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình, với vai trò và vị trí quan trọng của xã Hội An, việc thành lập thị trấn là hết sức cần thiết, phù hợp với định hướng quy hoạch KTXH, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh An Giang, quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH huyện Chợ Mới, đồng thời là nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hội An. Đây sẽ là tiền đề, động lực mở ra nhiều cơ hội phát triển về mọi lĩnh vực và mang lại bộ mặt đô thị văn minh, hiện đại.
Theo UBND tỉnh An Giang, việc thành lập thị trấn Hội An là bước cụ thể hóa mục tiêu xây dựng đô thị gắn với sự phát triển KTXH của xã, cụ thể hóa quy hoạch chung xây dựng đô thị Hội An cũng như Khu công nghiệp Hội An tương xứng với vị thế là vùng động lực phát triển kinh tế chuyên ngành của tỉnh và ĐBSCL.
Kết nối giao thông vành đai liên vùng - động lực cho phát triển bứt phá
Cơ chế nào để tạo đột phá cho các địa phương và doanh nghiệp khi tham gia triển khai các Dự án đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, vành đai 4 vùng Thủ đô? Vai trò huyết mạch của hai dự án trên có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển của nền kinh tế trong thời gian tới?
Câu trả lời đã được các chuyên gia, nhà quản lý đưa ra tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Kết nối giao thông vành đai liên vùng - động lực cho phát triển bứt phá", do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 4/5.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
20 năm qua, cả nước mới hoàn thành được khoảng 1.000 km đường cao tốc. Phát triển hạ tầng là một trong ba đột phá chiến lược đã được Đảng, Nhà nước xác định, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội; trong đó đặt mục tiêu trong nhiệm kỳ 2021-2025 hoàn thành 2.000 km đường cao tốc.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nghiên cứu, dành nhiều nguồn lực thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông vận tải. Dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh và Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội là hai trong số những dự án giao thông trọng điểm đang tích cực được triển khai đầu tư. Theo kế hoạch, hai dự án sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư ngay tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV.
Đánh giá về tầm quan trọng của Vành đai 4 vùng Thủ đô, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, Hà Nội hiện nay có 6 cao tốc hướng tâm. Khu vực Vành đai 4 là trung tâm kết nối phía Bắc với cao tốc Bắc - Nam phía Đông, kết nối với Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, cho phép hướng tới chỉnh thể của hệ thống cao tốc, vì vậy, không chỉ Thủ đô Hà Nội mà cả vùng Thủ đô và đồng bằng Bắc Bộ được hưởng các khả năng phát triển mới.
Việc thiết lập vành đai cuối cùng ở Thủ đô sẽ mở rộng không gian phát triển kinh tế - xã hội, đô thị và nông thôn, tạo ra hành lang phát triển kinh tế, cũng như hành lang vận tải liên vùng. Đối với Hà Nội, tuyến vành đai này còn kết nối hai cảng hàng không quốc tế quan trọng là Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài và trong quy hoạch tổng thể của Thủ đô tới, sẽ hình thành sân bay quốc thế thứ hai ở phía Đông Nam; đồng thời, kết nối với đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phía Nam Thủ đô.
"Việc mở rộng Vành đai 4 cho phép Thành phố điều chỉnh tổng thể quy hoạch Thủ đô, để khai thác động lực phát triển đô thị và nông thôn. Đặc biệt, Vành đai 4 có lộ giới từ 90 -135 m, bao gồm lộ giới cho toàn bộ đường sắt quốc gia. Điều này rất quan trọng cho việc đồng bộ hóa đường bộ, đường sắt", ông Dương Đức Tuấn nói.
Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh Trần Quang Lâm, Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng kết nối 4 tuyến cao tốc hướng tâm, 4 địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - khu vực chiếm 45% GDP của cả nước, đầu mối giao thông lớn kết nối với quốc tế. Đặc biệt, nơi đây có Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất lớn nhất cả nước và hệ thống cảng biển chiếm 1/4 cả nước, trong đó, Cảng Cát Lái là một trong 20 cảng lớn nhất thế giới.
Việc triển khai tuyến Vành đai 3 sẽ giải quyết ùn tắc giao thông vùng nội đô các tỉnh; giúp mở rộng không gian phát triển, kéo giãn mật độ dân cư, nhất là các khu chế xuất, khu công nghiệp; tăng cường kết nối giao thông các tỉnh trong vùng, đặc biệt từ Đông sang Tây; hoàn thành hệ thống cao tốc đi các nước bạn; cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Cho rằng hiện là thời điểm chín muồi để triển khai hai dự án, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương thông tin, nhiệm vụ xây dựng dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, Vành đai 4 Thủ đô Hà Nội được đề cập trong các nhiệm vụ triển khai trong nhiệm kỳ 2021-2025. Số lượng đường cao tốc chúng ta đạt được khá thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước. Chính vì vậy, đặt ra mục tiêu hoàn thành hai tuyến đường Vành đai số 3 Thành phố Hồ Chí Minh và số 4 Hà Nội tại thời điểm hiện nay hết sức hợp lý khi quãng thời gian của giai đoạn 2011-2020, chúng ta không có điều kiện làm được.
Tán thành với quan điểm trên, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định, hai trung tâm kinh tế lớn của đất nước suốt thời gian dài tắc nghẽn giao thông, kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như phát triển đô thị do thiếu đường giao thông. Việc Chính phủ quyết định phải làm hai tuyến đường thể hiện tầm nhìn khác trước. Đây là hai trong 5 dự án ưu tiên hàng đầu của quốc gia về giao thông.
Dự án Vành đai 4 vùng Thủ đô có tổng mức đầu tư lớn, hình thức đầu tư hỗn hợp giữa đầu tư công và đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, tổng mức đầu tư của dự án là 85.813 tỷ đồng, chia thành 3 nhóm dự án thành phần. Trong đó, nhóm dự án 1 là giải phóng mặt bằng, nhóm 2 là dự án đường đô thị song hành dưới thấp và nhóm 3 là dự án xã hội hóa (chỉ 1 dự án) theo mô hình đối tác công tư (PPP) và hợp đồng BOT do nhà đầu tư đảm nhận. Vốn đầu tư nhóm 1, 2 do ngân sách Trung ương và địa phương đảm nhận; nhóm dự án 3 do nhà đầu tư BOT đảm nhận với tổng mức đầu tư là 29.410 tỷ đồng.
Phần vốn ngân sách Trung ương và địa phương đã được cân đối tương đối hoàn chỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Theo đó, đối với Chính phủ, dự kiến cân đối trên 28.000 tỷ đồng; 3 địa phương Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh phải cân đối trên 28.000 tỷ đồng, trong đó Hà Nội là chủ yếu, tiếp đó đến Bắc Ninh và Hưng Yên.
Ba địa phương triển khai dự án đường song hành dưới thấp, có khả năng vốn phải tính đến năm 2026 và tiến độ đầu tư phù hợp với quá trình hình thành cấu trúc toàn tuyến. Dự án PPP-BOT quy mô 29.410 tỷ đồng, phải triển khai xong vào năm 2025.
Khó khăn lớn nhất của dự án Vành đai 4 Vùng Thủ đô là công tác giải phóng mặt bằng, khi quy mô giải phóng mặt bằng tương đối lớn, 1.341 ha cho cả 3 tỉnh, thành phố; chiếm 19.000 tỷ đồng trên tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng. Riêng Hà Nội phải có một phương án bồi thường tái định cư cho 14.647 hộ và tái định cư cho 2.203 hộ, đã chuẩn bị 9 khu tái định cư quy mô khoảng 36,3 ha. Vượt qua khó khăn này, các dự án thành phần kế tiếp như dự án nhóm 2 đường song hành đô thị sẽ diễn ra từ năm 2022-2026; đặc biệt là dự án trung tâm PPP-BOT với 65% đi trên cao, 35% đi dưới thấp để tạo ra điều kiện phát triển đô thị hai bên tuyến sẽ phải hoàn thành trong năm 2025.
Đề cập đến cơ chế nguồn vốn cho đầu tư, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ cho biết, trên cơ sở triển khai dự án cao tốc phía Đông giai đoạn 2 đã được Quốc hội cho phép, Chính phủ xem xét trình Quốc hội ban hành cơ chế đặc thù cho hai dự án Vành đai 3, 4. Theo đó, Chính phủ xin phép sử dụng linh hoạt nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương để phát triển dự án; tăng tổng mức đầu tư trung hạn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 từ nguồn vốn dự kiến tạm thu của các địa phương và cho Chính phủ phát hành trái phiếu để các địa phương vay lại nhằm đáp ứng yêu cầu tiến độ giải ngân cho dự án, đặc biệt trong giai đoạn 2024-2025. Các địa phương chịu trách nhiệm cân đối nguồn thu ngân sách địa phương, bao gồm nguồn thu sử dụng đất để hoàn trả ngân sách địa phương trong giai đoạn 2026-2030.
Quang cảnh tọa đàm. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Bên cạnh đó, Chính phủ kiến nghị phân chia dự án thành các dự án thành phần, giao địa phương tổ chức thực hiện. Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trong trường hợp cần điều chỉnh theo quy định. Quốc hội giao Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận việc điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án thành phần trong điều kiện không làm vượt tổng mức đầu tư của dự án đã được Quốc hội thông qua; cho phép Thủ tướng Chính phủ quyết định chỉ định thầu trong quá trình triển khai dự án đối với các gói thầu tư vấn phục vụ di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, thực hiện bồi thường hỗ trợ tái định cư, gói thầu xây lắp các dự án thành phần. Các nhà thầu thực hiện các gói thầu quy định đến khi hoàn thành dự án, trình tự thủ tục chỉ định thầu theo quy định hiện hành.
Phát triển vùng vì cả nước - Bài 1: Phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế vùng Trong suốt 35 năm đổi mới và qua các kỳ Đại hội, Đảng ta luôn chú trọng phát triển vùng nhằm khai thác, phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của mỗi vùng và các địa phương trong vùng cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần...