Học viện TEKY nhận cú đúp giải thưởng tại Rice Bowl Startup Awards 2019
Giải thưởng tôn vinh startup đột phá Rice Bowl Startup Awards tại Việt Nam đã xướng tên TEKY là đơn vị xuất sắc 2 hạng mục: “Best NewComer” và “Founder Of The Year” 2019, chính thức đại diện Việt Nam dự giải thưởng toàn khu vực Đông Nam Á vào đầu năm 2020.
Năm 2019 là năm thứ 3 liên tiếp Học viện Sáng tạo công nghệ dành cho trẻ em TEKY giành giải thưởng tôn vinh startup VietNam Rice Bowl Startup Awards.
Tại lễ trao giải và vinh danh các startup đạt giải thưởng Rice Bowl Startup Awards (RBSA) 2019 tại Việt Nam được tổ chức tại TP.HCM mới đây, vượt qua hơn 3.000 startup lớn nhỏ, Học viện sáng tạo công nghệ dành cho trẻ em TEKY Academy (TEKY) đã giành được 2 giải thưởng.
Cụ thể, bên cạnh giải “Best Newcomer” cho startup mới xuất sắc nhất dành cho tập thể TEKY, Chủ tịch Hội đồng quản trị TEKY Holdings, bà Đào Lan Hương, đã nhận giải thưởng cá nhân “Fouder Of The Year” (Nhà sáng lập của năm).
Với kết quả trên, Học viện TEKY đã chính thức trở thành thương hiệu góp mặt trong vòng chung kết giải thưởng RBSA 2019 tổ chức tại Kuala Lumpua vào đầu năm 2020 sắp tới.
ASEAN Rice Bowl Startup Awards là giải thưởng thường niên đầu tiên tôn vinh những startup đột phá, sử dụng công nghệ một cách sáng tạo, những doanh nhân có tư duy đổi mới và năng lực lãnh đạo bền vững tại Đông Nam Á. Giải thưởng hướng đến việc thúc đẩy khu vực Đông Nam Á trở thành một trung tâm toàn cầu của sự đổi mới, bắt kịp cuộc chạy đua công nghệ đang nóng lên từng ngày, đồng thời phản ánh những nỗ lực bền bỉ của ASEAN trong việc công nhận sự đóng góp của các startup vào quá trình thực hiện mục tiêu đó. Nhiều tên tuổi lớn từng đạt giải thưởng uy tín của khu vực này là Grab (Singapore), Go-Jek (Indonesia), Zoom (Malaysia)…
Danh sách đề cử giải thưởng này năm nay tại Việt Nam đều ghi danh những thương hiệu startup tên tuổi như Nam Do – Up, Hung Phong – CYFEER, Duy Khoa – Ella Study, Xuan Bang – Gcalls.
Trong các mùa giải VietNam RBSA trước, Học viện TEKY cũng nhận được giải thưởng “Best Social Impact” (Top Dự án ảnh hưởng tới xã hội) vào năm 2017; các giải thưởng “Best Life Helper” (Giúp cuộc sống tốt đẹp nhất) và “People’s Choice” (Giải Cộng đồng bình chọn) vào năm 2018.
Chủ tịch Hội đồng quản trị TEKY Holdings Đào Lan Hương được trao giải Nhà sáng lập của năm tại VietNam Rice Bowl Startup Awards 2019.
Video đang HOT
Trong chia sẻ trên Facebook cá nhân của mình, bày tỏ sự tri ân với toàn bộ tập thể TEKY cùng những nhà đầu tư thiên thần, các cố vấn, đối tác nhà trường, đối tác đào tạo, học thuật, đặc biệt là những phụ huynh đã tin tưởng và trao cho TEKY cơ hội để được đồng hành với con họ, bà Đào Lan Hương Chủ tịch Hội đồng quản trị TEKY Holdings nhấn mạnh: “Với chúng tôi, đội ngũ 500 người trong hệ thống TEKY cả nước, luôn chỉ có 1 từ duy nhất là đổi mới giáo dục 4.0. Con cái chúng ta xứng đáng được hưởng, có cơ hội học tập những gì mới nhất, tốt nhất, theo kịp thời đại 4.0. Từ đó các con góp phần xây dựng, đóng góp cho đất nước, giúp nhiều người hơn nữa trong tương lai. Sứ mệnh này nói 1 câu thì đơn giản nhưng được phụ huynh trao con thì không hề đơn giản, nên chúng tôi luôn tự nhủ phải cùng nhau làm tốt hơn mỗi ngày”.
Được thành lập năm 2016 với định hướng giúp hàng triệu trẻ em Đông Nam Á phát triển tư duy logic, tư duy sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào cuộc sống thông qua học lập trình, đến nay Học viện TEKY đã có 16 cơ sở toàn quốc và đào tạo hơn 10.000 học sinh và 50 trường học trên khắp cả nước, chuẩn bị mở rộng lên đến 20 cơ sở sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2019 đầu 2020. TEKY tham vọng trở thành Topica thứ 2 trong mảng giáo dục và đứng đầu thị trường giáo dục STEAM cho học sinh từ 4-18 tuổi.
Chương trình đào tạo của TEKY được xây dựng và phát triển dựa theo tiêu chuẩn của các trường học, học viện tại Mỹ. Lộ trình học lâu dài giúp hình thanh nền tảng kiến thức, kỹ năng và tư duy công nghệ tương tự như các bộ môn Toán, Ngoại ngữ…
Ngoài ra, dự án TEKY cũng từng được đánh giá cao với nhiều giải thưởng uy tín khác như Top 10 Dự án có tầm ảnh hưởng xã hội tại Đông Nam Á bởi Chính phủ Úc và Top 4 Dự án tại hội nghị NextGen, Thụy Sỹ.
Vân Anh
Theo infonet
Sẽ phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia Huế
Ngày 2/10, PGS.TS. Nguyễn Quang Linh - Giám đốc Đại học Huế cho biết hiện Đại học Huế đang hoàn thiện đề án phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia (ĐHQG) trình Bộ, ngành Trung ương xem xét, phê duyệt. Hiện đã hội đủ nhiều điều kiện để trở thành ĐHQG Huế.
Ngày 30/9 vừa qua, ông Lê Trường Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế; ông Nguyễn Thái Sơn, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, ông Hoành Khánh Hùng, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy đã tham dự phiên họp Đảng ủy Đại học Huế mở rộng, thông qua đề án phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia.
Cuộc họp ngày 30/9 của Tỉnh ủy với Đại học Huế phiên mở rộng, thông qua đề án phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia
Tại phiên họp, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu đánh giá cao và hoan nghênh Tập thể cấp ủy và Đảng bộ Đại học Huế trong việc thực hiện Kết luận 48/KL-TW và Thông báo 175/TB-TW của Bộ Chính trị, sự nỗ lực và vươn lên của Đại học Huế trong bối cảnh giáo dục đào tạo có sự cạnh tranh vùng miền rất rõ rệt, ngân sách hạn chế và xu thế hội nhập quốc tế mạnh, ở vùng đất khó khăn và điều kiện ít lợi thế như Huế.
Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo đây là bước đi phù hợp với chủ trương của Đảng, đáp ứng nguyên vọng của nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Trong suốt lịch sử 62 năm xây dựng và phát triển, những sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học của Đại học Huế, những bác sĩ, kỹ sư, thầy cô giáo đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội các địa phương miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận nói riêng và cả nước nói chung. Đại học Huế cũng là nơi bảo tồn và phát huy được nhiều giá trị hàn lâm trong học thuật.
Huế đang đẩy mạnh phát triển trên nhiều mặt trong đó có giáo dục
Đề án đã thể hiện được sự tác động tích cực của việc phát triển Đại học Quốc gia Huế nhằm thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước, như Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và Luật số: 4/2018/QH14 Luật giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung một số điều.
Góp ý cho chiến lược phát triển Đại học Huế, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế nhấn mạnh sự đồng tâm, hiệp lực của Đại học Huế trong việc không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đầu ra, đáp ứng các tiêu chí đánh giá quốc tế. Lãnh đạo tỉnh luôn đồng hành cùng Đại học Huế trong việc hỗ trợ xây dựng cơ chế hợp tác, sắp xếp cơ sở vật chất, tạo điều kiện tối đa để Đại học Huế xứng tầm với vị thế, vai trò của mình trong mối quan hệ với tỉnh Thừa Thiên Huế, vùng miền Trung - Tây Nguyên và cả nước; là đầu mối giao lưu đối ngoại, hợp tác quốc tế về giáo dục tại vùng đất Cố đô văn hiến với bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc, nuôi dưỡng nhiều thế hệ hiền tài. Lãnh đạo Tỉnh cũng khẳng định vai trò của Đại học Huế đối với tỉnh nhà trong việc xây dựng 3 trong 4 trung tâm theo Kết luận 48/KL-TW: Giáo dục đào tạo; Khoa học công nghệ và Y tế chuyên sâu.
PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Giám đốc Đại học Huế (đứng) phát biểu về xây dựng, phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia như trong Kết luận 48 của Bộ Chính trị 10 năm qua
PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Giám đốc Đại học Huế cho biết, việc xây dựng, phát triển Đại học Huế thành ĐHQG đã được khẳng định trong Kết luận 48-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 25/5/2009. Dù đã trải qua 10 năm, song do nhiều chính sách liên quan giáo dục ĐH, Luật giáo dục đại học và định hướng của Chính phủ, chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thay đổi phù hợp với phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự dịch chuyển nguồn nhân lực trong các khu vực.
Đầu năm 2018, Thủ tướng Chính phủ thăm và làm việc với Đại học Huế, Thông báo số 38/TB-VPCP về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định tiếp tục đầu tư xây dựng, phát triển Đại học Huế, đến năm 2030 Đại học Huế trở thành một trong những ĐH nghiên cứu hàng đầu Đông Nam Á, hoạt động theo tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và khu vực, là cơ sở đào tạo tiên phong, nòng cốt của hệ thống giáo dục đại học.
Hiện nay, Đại học Huế có quy mô đội ngũ cán bộ khoa học, đào tạo lớn hơn cả 2 Đại học quốc gia và 2 đại học vùng, với mô hình giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, đã hội đủ điều kiện để trở thành một ĐHQG. Ngoài việc đảm bảo cơ sở vật chất và có đội ngũ cán bộ, giảng viên chất lượng cao thì so với các ĐH trong toàn quốc, trong đào tạo và giáo dục Đại học Huế có nhiều điểm nổi bật, vừa đặc sắc lại vừa đặc trưng trong hệ thống giáo dục đại học ở nước ta.
Ngày hội việc làm tại trường Đại học Y Dược thuộc Đại học Huế
Những nét đặc sắc của giáo dục đại học ở Huế đã hình thành cho Đại học Huế là Trung tâm giáo dục đại học quốc gia có từ những năm trước giải phóng và đến hôm nay. Đại học Huế cũng đang vươn lên với thứ hạng top đầu của các đại học Việt Nam cho dù đó là sự khởi đầu tham gia xếp hạng thế giới mà ít được quan tâm khi đang còn có nhiều khó khăn về mọi mặt và chưa được Nhà nước ưu tiên, thiếu môi trường kinh tế năng động như các thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Sẽ phát triển mạnh
Hiện Đại học Huế đã hoàn thành đề án phát triển Đại học Huế thành ĐHQG, đồng thời đã lấy ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà trí thức và toàn xã hội để góp ý và trình Bộ GD&ĐT ngay trong tháng 9/2019. Đại học Huế sẽ thúc đẩy, đề xuất đến tất cả mọi cấp sớm nhất để có chủ trương.
Khi được phê duyệt trở thành ĐHQG, Đại học Huế sẽ có điều kiện tiên phong thí điểm mở các mã ngành đào tạo mới, thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu trọng điểm, đáp ứng nhu cầu của xã hội và đòi hỏi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong điều kiện đó, ĐHQG Huế cùng với ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP. Hồ Chí Minh đóng vai trò dẫn dắt trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế; thu hút được các nguồn lực, phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ và chuyển giao công nghệ, góp phần gia tăng trọng số các hoạt động nghiên cứu và tăng xếp hạng quốc tế. Đây cũng là cơ hội để thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, kinh tế trí thức của Việt Nam.
Đại học Huế sắp trình Đề án xây dựng Đại học Quốc gia lên Bộ Ban ngành Trung ương xem xét và phê duyệt
Điều mà Đại học Huế xác định khi trở thành ĐHQG là xây dựng hệ thống giáo dục đại học hàng đầu theo định hướng nghiên cứu, chất lượng cao của giáo dục ĐH, tác động trực tiếp và sâu sắc đến sự chuyển biến về kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Ngoài ra, phấn đấu nâng cao thứ hạng trong bảng xếp hạng ĐH châu Á và thế giới, trong đó lộ trình dự kiến đến năm 2027 sẽ nằm trong tốp 250 châu Á và 1.000 thế giới; năm 2030 vào tốp 200 châu Á và 1000 thế giới; năm 2045 sẽ ở tốp 100 châu Á và 300 thế giới.
PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Giám đốc Đại học Huế cho biết, tác động lớn nhất khi được trở thành ĐHQG là sẽ tạo ra 1 Trung tâm Khoa học Công nghệ, Giáo dục đào tạo, Y tế chuyên sâu dẫn dắt tại khu vực miền Trung nằm ở Huế. Tại Huế cũng sẽ có cơ hội lớn để kết nối công nghệ nguồn thế giới để xây dựng 1 Đại học nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam, từ đây sẽ lan tỏa các nhân lực về trí tuệ để thúc đẩy kinh tế xã hội đất nước ngày càng phát triển.
Đại Dương
Theo Dân trí
ĐH Quốc gia Hà Nội vào top 1000 ĐH hàng đầu thế giới: Chỉ là một chỉ số đánh giá chất lượng! Xếp hạng đại học không phải là mục đích mà là một chỉ số đánh giá chất lượng hoạt động của ĐH Quốc gia Hà Nội. Đây là một cơ hội để đánh giá, nhìn nhận, đối sánh chất lượng hoạt động của mình ở một thời điểm cụ thể, qua đó có các giải pháp cải tiến liên tục và phát triển...