Học viện Hải quân tổ chức nhiều hoạt động tri ân nhân ngày Thương binh – Liệt sĩ
Nhân dịp kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27-7-1947 – 27-7-2020), từ ngày 22 đến 24-7, Học viện Hải quân đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân.
Cán bộ Học viện Hải quân tặng quà cho các gia đình chính sách.
Học viện đã tổ chức các đoàn công tác đến dâng hương tưởng niệm tại Khu di tích lịch sử tàu C235 (xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hoà); thăm, tặng quà 10 Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 105 gia đình chính sách, người có công trên địa bàn đóng quân, với số tiền gần 70 triệu đồng.
Đoàn công tác tặng quà cho các gia đình chính sách ở xã Khánh Trung.
Video đang HOT
Quân y Học viện Hải quân khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho người dân xã Khánh Trung.
Trong dịp này, Học viện cũng chỉ đạo phòng Hậu cần, Ban Quân y tổ chức khám bệnh, tư vấn chăm sóc sức khoẻ, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho 150 lượt người thuộc diện gia đình chính sách ở xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh, tổng giá trị hơn 15 triệu đồng.
Gặp mặt 300 đại biểu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng
Cuộc gặp mặt 300 đại biểu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đại diện cho 4.962 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng trong cả nước do Bộ Quốc phòng tổ chức nhân kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947- 27/7/2020) diễn ra sáng 24-7 tại Hà Nội.
Thượng tướng Lê Chiêm động viên đại biểu Mẹ Việt Nam anh hùng. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Tại buổi gặp mặt, Thượng tướng Lê Chiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng bày tỏ sự vinh dự, phấn khởi khi được đón các đại biểu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng về dự buổi gặp mặt đầy ý nghĩa và khẳng định, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta luôn gắn liền với truyền thống hào hùng chống giặc ngoại xâm, giữ nền độc lập và vị thế của mình, không khuất phục trước các thế lực xâm lược. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế trong thế kỷ 20 đã chứng minh điều đó.
Theo tiếng gọi của Đảng, với tinh thần không có gì quý hơn độc lập tự do, "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", lớp lớp người Việt Nam đã anh dũng hy sinh hoặc để lại một phần thân thể của mình trên chiến trường; nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm, ngoan cường mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tạo dựng nên một Quân đội anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Nhấn mạnh hậu quả của các cuộc chiến tranh để lại rất nặng nề, Thượng tướng Lê Chiêm cho biết, cả nước hiện nay có trên 9 triệu người có công; gần 1,2 triệu liệt sỹ, gần 200 nghìn liệt sỹ chưa tìm thấy hài cốt, gần 300 nghìn hài cốt liệt sỹ chưa xác định được danh tính, hàng triệu thương, bệnh binh mang trên mình thương tích, bệnh tật.
Nhưng sự hy sinh mất mát lớn lao hơn cả, đó là sự hy sinh thầm lặng của các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đã hiến dâng những người con thân yêu nhất của mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. "Sự hy sinh của các Mẹ một lần nữa đã khẳng định "tinh thần, khí phách Bà Trưng, Bà Triệu" trong thời đại Hồ Chí Minh - "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang" và sẽ mãi mãi lưu danh cùng sử sách, được lớp lớp thế hệ người Việt Nam trân trọng, ghi nhớ, biết ơn", Thượng tướng Lê Chiêm khẳng định.
Để bù đắp một phần mất mát lớn lao đó, phát huy truyền thống, đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây" của dân tộc, theo Thượng tướng Lê Chiêm, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta luôn quan tâm, thực hiện tốt chính sách thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng nói chung, chính sách đối với các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng nói riêng một cách thiết thực, hiệu quả. Nhiều chế độ, chính sách ưu đãi, phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội, không ngừng nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
Đoàn đại biểu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng tham dự buổi gặp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Đối với công tác chăm sóc, phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng trong toàn quân, hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đến nay, Quân đội đang nhận phụng dưỡng 2.867 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, với những việc làm thiết thực như: Tặng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm, khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí...
"Những việc làm của cán bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đã góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân chăm lo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần đối với các đối tượng chính sách và người có công với cách mạng nói chung, đối với các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng nói riêng, qua đó giáo dục cán bộ, chiến sỹ, nhất là thế hệ trẻ về truyền thống, đạo lý tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả, nhớ người trồng cây", lòng biết ơn vô hạn đối với các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, anh hùng liệt sỹ, thương, bệnh binh, những người đã hiến dâng xương máu, người thân, ruột thịt của mình để đất nước "nở hoa độc lập, kết trái tự do như hôm nay" - Thượng tướng Lê Chiêm nhấn mạnh.
Thượng tướng Lê Chiêm cũng cho biết, thời gian tới, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân thực hiện tốt hơn nữa công tác chính sách đối với người có công với cách mạng và các hoạt động Đền ơn đáp nghĩa, tạo mọi điều kiện để người có công tiếp tục phát huy ý chí tự lực, tự cường, phấn đấu vươn lên, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trước đó, sáng cùng ngày, Đoàn đại biểu các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đã cùng Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trưng bày chuyên đề 'Tự hào 90 năm Đảng Cộng sản Việt Nam' Ngày 15-1, Bảo tàng Hồ Chí Minh và Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng đã phối hợp tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Tự hào 90 năm Đảng Cộng sản Việt Nam - một chặng đường vẻ vang". Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, đến...