Học viện Hải quân huấn luyện quân y năm 2021
Từ ngày 15 đến 18-3, ngành Quân y Học viện Hải quân (HVHQ) tổ chức triển khai nhiệm vụ và huấn luyện công tác quân y năm 2021 cho cán bộ, nhân viên quân y, huấn luyện chiến sĩ cứu thương và 5 kỹ thuật cấp cứu cho cán bộ quản lý học viên và học viên đào tạo cấp phân đội.
Nội dung huấn luyện gồm: Công tác quân y khám, chữa bệnh; vận chuyển thương binh hỏa tuyến; băng bó vết thương, cầm máu tạm thời, cố định gãy xương, hô hấp nhân tạo và 5 kỹ thuật cấp cứu cơ bản.
Hướng dẫn 5 kỹ thuật cấp cứu cơ bản.
Video đang HOT
Các học viên Học viện Hải quân thực hành băng bó cứu thương.
Thượng tá Lê Ngọc Sơn, Chủ nhiệm Hậu cần HVHQ cho biết: Huấn luyện kỹ thuật cấp cứu thương binh là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng, nhằm trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, công tác khám, chữa bệnh cho cán bộ, nhân viên quân y trong toàn học viện; trang bị cho học viên những kiến thức và thao tác cơ bản về cấp cứu ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu chữa ở tuyến sau, góp phần cứu sống tính mạng của đồng chí, đồng đội và mọi người; sau khi ra trường công tác có kiến thức để huấn luyện cho cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị. Kết thúc huấn luyện, qua kiểm tra 100% đạt yêu cầu, trong đó 75% khá, giỏi.
Sở GD-ĐT TPHCM đề xuất tiếp tục hỗ trợ giáo viên mầm non mới ra trường
Sở GD-ĐT TPHCM vừa có báo cáo gửi UBND TP.HCM đánh giá tác động về chính sách hỗ trợ giáo dục mầm non TP giai đoạn 2014-2020.
Giờ chơi của trẻ mầm non tại TPHCM. Ảnh: P.Nga
Trong đó, đề xuất kéo dài thời gian thực hiện điểm C khoảng 4.2 điều 2 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐND về hỗ trợ giáo dục mầm non TPHCM.
Theo báo cáo của Sở, từ năm học 2020-2021, việc hỗ trợ giáo viên mầm non mới ra trường không còn hiệu lực, tức giáo viên không còn được hưởng chế độ hỗ trợ theo Nghị quyết 01 năm 2014 của HĐND TPHCM. Điều đó khiến đội ngũ giáo viên mầm non không yên tâm công tác, giảm nguồn giáo viên mầm non của ngành GD-ĐT thành phố. Bên cạnh đó, phòng GD-ĐT các quận, huyện và TP Thủ Đức cũng đã có văn bản đề xuất tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non.
Chính vì vậy, Sở GD-ĐT đề xuất UBND Thành phố kéo dài thời gian thực hiện các chính sách, chế độ hỗ trợ giáo viên mầm non mới ra trường theo Nghị quyết 01 của HĐND TP HCM.
Theo nội dung chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non mới ra trường về công tác tại các trường mầm non, năm đầu tuyển dụng, giáo viên được hỗ trợ 100% lương cơ sở/người/tháng;
Năm thứ hai sau khi tuyển dụng, được hỗ trợ 70% lương cơ sở/người/tháng; Năm thứ ba, sau khi được tuyển dụng được hỗ trợ 50% lương cơ sở/người/tháng.
Từ năm thứ tư, thực hiện chế độ tiền lương cho giáo viên theo quy định hiện hành.
Theo Sở GD-ĐT TPHCM, năm học 2014-2015, số giáo viên mầm non mới được tuyển dụng là 443 người, đến năm 2019-2020, do được hưởng chế độ hỗ trợ, số giáo viên mầm non mới tuyển dụng được là 1.205 người. Như vậy, số giáo viên mầm non mới ra trường thu hút được thời gian qua đã tăng gấp 3 lần.
Nhờ có chính sách hỗ trợ nên đội ngũ giáo viên mới ra trường yên tâm công tác. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, giáo viên, nhân viên thường xuyên được bồi dưỡng, giáo viên tích cực ứng dụng CNTT và tiếp cận nhiều phương pháp tiên tiến vận dụng vào thực tiễn chương trình GDMN, chất lượng chăm sóc GD trẻ ngày càng nâng cao.
Đến nay, giáo viên mầm non tại các cơ sở GD công lập cơ bản đảm bảo theo quy định. Cụ thể tỉ lệ giáo viên mầm non TP đã đạt 2.1, cơ bản bảo đảm 2 giáo viên/1 lớp.
Khắc ghi lời Bác dạy: Lương y phải như từ mẫu! Làm theo lời Bác dạy, trong những năm qua, ngành y tế đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao y đức cho đội ngũ thầy thuốc. Trong đó, chú trọng tuyên truyền, giáo dục đội ngũ thầy thuốc nhận thức sâu sắc ý nghĩa của nghề, nâng cao trách nhiệm và tình yêu thương người bệnh, cảm thông chia sẻ với người...