Học văn nhiều hơn, bác sĩ nhân văn hơn?
“Tôi nhất quyết không nghĩ rằng nếu được học Văn nhiều hơn thì bác sĩ nhân văn hơn. Đừng bắt tội họ….”.
Thầy giáo Trần Hinh – Chủ nhiệm Bộ môn Nghệ thuật học (Khoa Văn học), Trường ĐH Xã hội Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội đã chia sẻ với PV Dân trí như vậy khi nói về đề xuất đưa môn Văn vào ngành Y của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa qua.
Thầy giáo Trần Hinh – Chủ nhiệm Bộ môn Nghệ thuật học (Khoa Văn học), Trường ĐH Xã hội Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội.
Thưa ông, vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế vừa có đề xuất đưa môn Văn vào xét tuyển trong ngành Y, theo lý giải của Bộ trưởng: “Trong quá trình làm việc, nhiều người viết báo cáo sai nhiều ngữ pháp sai, chưa nói đến lỗi chính tả. Viết sai thì tư duy cũng sai, nói cũng không được tốt”. Là giảng viên dạy Văn, ông thấy đề xuất này như thế nào?
Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Bộ trưởng. Ý kiến đưa môn Văn vào chương học của ngành Y thì cũng giống như quyết định một kì thi chung mà trong đó ba môn bắt buộc là Toán, Văn, tiếng Anh.
Cho nên tôi thấy nó cũng không có gì quá đặc biệt. Điều quan trọng ở đây theo tôi là nếu đã chọn môn Văn chung và bắt buộc cho nhóm học sinh ngành Y thì chúng ta phải xác định rõ nội dung những bài Ngữ Văn ấy là gì. Nói rằng môn Văn là quan trọng với sinh viên ngành Y, thì chúng ta phải chọn được nội dung và cách học Văn thích hợp, chứ không phải là văn theo kiểu học sinh học thời gian vừa qua.
Tôi xin khẳng định rằng thời gian chúng ta chỉ cho học trò học một thứ “mĩ văn” chứ không phải ngữ văn thông thường, phần tiếng Việt bị coi nhẹ, những bài Văn hay mà chúng tôi vẫn được học trước đây bây giờ cũng đã bị bỏ đi.
Sách giáo khoa chỉ chọn những bài “mĩ văn”, mà có lẽ chỉ nên dành cho học sinh chuyên ngành Văn thì phù hợp hơn.
Ngành Y là ngành tiếp xúc với con người, nên hiểu biết về nhân văn là hết sức cần thiết. Hiện nay, vẫn có những bác sĩ chuyên môn giỏi nhưng vô cảm, nhẫn tâm và hám lợi. Sự lệch lạc về đạo đức ấy có thể giết chết người bệnh. Vậy theo ông có nên có môn học chuyên sâu về môn Văn ở khối trường Y và có thể mở rộng ra ở nhiều ngành nghề kỹ thuật khác không?
Video đang HOT
Bản thân tôi không nghĩ là chỉ vì thiếu môn Văn mà một số “ông bà bác sĩ” hiện nay thiếu tính nhân văn. Nói như thế thì oan cho họ và “đề cao” môn Văn quá. Bởi lẽ bác sĩ họ cũng giống như mọi người khác, họ cũng là con người, nghề Y mà họ đang làm cũng như một thứ nghề nghiệp.
Nhân cách của người bác sĩ như thế nào là nó nằm trong cả một quá trình, trong môi trường xã hội, trong một tổng hòa. Còn nếu nói về tốt xấu thì tôi nghĩ rằng ngành nào cũng có. Còn sở sĩ ngành Y bị người ta kêu ca nhiều vì họ thuộc tầng lớp người phải tiếp xúc với nhiều người bệnh, những người vốn ở trong hoàn cảnh rất bí bách, cái sống cái chết cận kề, vậy nên người làm nghề Y trở nên quan trọng. Nó cũng giống mấy ông cảnh sát giao thông thôi.
Tôi nhớ là từ thời Mô li e, ông nhà văn Pháp này đã “chọc” thầy thuốc rất nhiều, tới mức tôi nhớ trong một vở kịch Mô-li-e đã để cho một nhân vật của ông nói: “Tôi cứ tưởng nói tới thầy thuốc là phải nói tới chuyện tiền nong”.
Hình như cái nghề bác sĩ này nó gắn với một cái nghiệp chướng như vậy. Chứ tôi nhất quyết không nghĩ rằng nếu được học Văn nhiều hơn thì bác sĩ nhân văn hơn. Đừng bắt tội họ.
Đau đớn thế nào cũng phải thay đổi cách học – thi môn Văn
Môn Văn hiện nay ở trong nhiều nhà trường phổ thông vẫn còn tình trạng học vẹt, học thuộc lòng văn mẫu… thì làm sao học sinh tránh được tình trạng viết sai ngữ pháp, sai chính tả và sâu hơn nữa là cách ăn nói, ứng xử đúng chuẩn mực. Vậy, theo ông cần có biện pháp gì để khắc phục tình trạng này?
Phải để cho học sinh tự viết, nói, làm các bài văn của mình ngay từ khi họ được học môn học này. Quả đúng là bây giờ học sinh học Văn kém, nói không ra câu, viết sai cả câu và chính tả vì họ bị lệ thuộc vào thầy cô giáo, và sách văn mẫu nhiều quá.
Vậy nên theo tôi, dù đau đớn thế nào chúng ta cũng quyết tâm thay đổi cách học và thi cứ môn Văn đi. Chứ không nên để tình trạng như hiện nay như thế này: các thầy cô giáo có sẵn một bộ sách hướng dẫn cho từng bài, từng cách hiểu (trong loại sách dành cho giáo viên), còn học sinh thì có sẵn trong tay các loại sách Hướng dẫn học tốt môn Văn, Bổ trợ môn Ngữ Văn, Những bài văn mẫu… lúc thi cử thì lại lấy sẵn các mẫu đề thi có sẵn cho học sinh làm.
Như thế muôn đời chúng ta vẫn sẽ chỉ tạo ra một lớp học trò như bạn nói. Cần phải thay đổi.
Có một vấn đề nữa là theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục, “Càng lớn đạo đức học sinh càng xuống cấp” như là thiếu tôn trọng thầy cô, coi thường kỷ luật của nhà trường; yêu đương quá sớm, không lành mạnh, xa rời chuẩn mực đạo đức của dân tộc Việt Nam; gian lận trong học tập và thi cử…. Đây có phải là một phần hậu quả của việc dạy Văn ở bậc phổ thông hay không? Ý kiến của ông thế nào?
Đừng “đổ tội” cho môn Văn như thế. Ở trên tôi thấy bạn đề cao quá đáng môn Văn, còn ở câu hỏi này thì lại hạ thấp môn Văn quá. Tôi không nghĩ học trò thiếu đạo đức hiện nay thì là do việc dạy Văn. Sao lại nghĩ đơn giản thế.
Nhân cách của con người như trên tôi đã nói là do rất nhiều yếu tố tác động, mà trong đó môi trường xã hội là hết sức quan trọng. Rồi còn gia đình, bạn bè, truyền thông, internet, giới nghệ sĩ, nhiều nhiều lắm, chứ đâu phải do việc dạy Văn.
Môn Văn cũng giống các môn học khác thôi mà. Làm sao lại bắt nó phải gánh trách nhiệm nặng nề như thế. Thực ra thì con người phát triển theo xu hướng là cứ càng lớn tuổi thì càng “có vấn đề” thôi. Cho nên đừng nghĩ do dạy như hiện nay mà đạo đức học sinh xuống cấp.
Xin trân trọng cám ơn ông!
Hồng Hạnh ( thực hiện)
Theo Dantri
Gửi tặng các em một mùa học vấn
Rất nhiều gia đình nghèo đang lo lắng cho con em mình trước thềm năm học mới. Nhà ở thành thị có nỗi lo riêng, nhà ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa có nỗi lo riêng. Đặc biệt là những vùng thực sự nghèo.
Thôn Thành Công, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) là một "địa chỉ đỏ" như vậy. Cả thôn có hơn 70 hộ dân thì đã có 55 hộ nghèo, 19 hộ cận nghèo, thiếu thốn đủ mọi bề. Cho đến tận năm 2014 này, thôn Thành Công vẫn chưa có điện, và nếu không có gì thay đổi thì các em nhỏ vẫn phải đến trường trên con đường vượt núi, bùn ngập đến đầu gối.
Trung tuần tháng 8 này, đoàn cựu học sinh trường THPT Lam Sơn niên khóa 1991 - 1995 đã mang một số lượng lớn sách vở, dụng cụ học tập, áo ấm, cặp sách... đến với Thành Công. Do đường lầy lội không thể vào đến tận bản để trao quà, mọi người đã phải dựng phông bạt ở điểm cuối cùng có thể, nhằm gửi đến gia đình các em những đồ dùng thiết yếu trong học tập nói riêng và trong cuộc sống nói chung.
Ông Lê Anh Xuân - Chủ tịch BLL cựu học sinh kiêm Chủ tịch Quỹ Trái tim Lam Sơn cho biết rằng, người xưa đã có câu "Ấu bất học, lão hà vi" (Tuổi nhỏ mà không học hành thì về già biết làm gì?), mà cuộc sống lại đặt các em nhỏ Thành Công vào một nơi gian khó, nên mong sao các em chăm chỉ học hành để thay đổi cuộc đời mình. Đó là điều ý nghĩa nhất mà mọi thành viên Lam Sơn có thể làm được cho các em trước thềm năm học mới.
Một vị phụ huynh vội vã dắt dê về nhà để đến dự buổi trao quà
Tại nơi đây và các vùng quê nghèo của tổ quốc, trẻ em có thể có quần áo nhưng giày dép là vật dụng xa xỉ, chúng có thể làm mất cái áo, cái quần nhưng đôi dép là thứ rất quý giá. Vứt quần áo trên cầu nhưng vẫn mang đôi dép nhảy sông.
Trái tim Lam Sơn.
Các em học sinh và phụ huynh đón nhận những phần quà từ các tấm lòng thiện nguyện.
Theo Laodong
Chịu cực hình kéo xương để có chân dài tại TP.HCM Chịu đau đớn và nằm bất động cả năm trời, tiêu tốn thêm khoản tiền 50 - 100 triệu đồng, nhiều người vẫn mong muốn kéo dài chân để trở thành chân dài. Đày đọa Đến tuổi 27, xương hết độ phát triển, chiều cao của Nguyễn Hà Ng.H. (ở quận 3, TP.HCM) dừng lại 1,50 m. Bị gia đình bạn trai chê,...