Học tư thế ngủ theo từng tình trạng sức khỏe
Hãy chọn tư thế ngủ thích hợp để giảm thiểu những phiền phức với giấc ngủ nhé!
Nếu bị chứng ợ nóng hay nhói tim
Hãy nằm nghiêng người qua phía bên trái và để 2 tay thả lỏng trước mặt. Cong đầu gối và cuộn chân lên phía trên cơ thể. Nếu như bạn bị đau nhiều ở vùng tim, nằm ngửa ra và dùng gối đỡ đầu đồng thời để thêm gối lên trên ngực. Bạn cũng có thể đẩy đầu giường của mình cao lên khoảng 15cm cho kết quả tốt hơn nha.
Nếu bị đau lưng
Để cải thiện tình trạng này, bạn nên để cho cột sống của mình được nghỉ ngơi ở tư thế tự nhiên nhất, tức là lưng hơi khom lại. Nằm nghiêng qua một bên, hơi cuộn chân lên nhưng vẫn giữ cho hông được thẳng hàng với phía trên cơ thể. Bạn nhớ chú ý phần hông phải thẳng nhé, nếu đẩy hông ra trước hoặc ra sau, tình trạng đau lưng sẽ còn tệ hơn nữa đấy!
Sau đó, đặt một chiếc gối ở giữa 2 chân để chữ cho hai hông được “tách” ra. Bạn có thể đặt tay trước mặt hay bất cứ chỗ nào thấy thoải mái.
Nếu bị viêm xoang
Bạn nên tránh nằm ngủ mà không có gối hay vật gì nâng đỡ phía đầu. Khi không sử dụng gối, miệng bạn sẽ dễ dàng bị mở ra trong khi ngủ, làm cho cổ hay mũi càng bị khô hơn và khiến bạn khó thở.
Hãy nằm nghiêng qua một bên và dùng gối để nâng phần đầu của mình lên. Sau đó hãy ôm một chiếc gối hay một con thú nhồi bông để phần tay được nâng đỡ và thoải mái. Bạn có thể để chân ở bất cứ vị trí nào thấy thoái mái, tốt nhất là hơi cong chân lên.
Nếu bị đau vai
Nhiều bạn mắc phải một sai lầm là chắp hai tay và gối lên đầu khi ngủ. Tư thế này sẽ làm căng dây thần kinh cánh tay, dây thần kinh điều khiển vai, cánh tay và bàn tay.
Video đang HOT
Vì thế, đầu tiên là bạn phải nằm ngược lại với phía vai bị đau với hai chân hơi cong lên. Giơ hai tay ra trước mặt rồi từ từ đưa vào cơ thể, đồng thời ôm một chiếc gối hay một con thú bông nào cho dễ chịu. Nếu như bạn bị đau lưng, hãy tránh để chân trên đưa ra đằng trước. Tốt hơn hết là nên lấy một chiếc gối nữa và kẹp nó ở giữa hai chân.
Còn nếu bạn bị đau cả 2 vai thì nên nằm ngửa ra và để 2 cánh tay được thả lỏng bên cạnh cơ thể của mình.
Nếu đang trong thời kì gần đến ngày “đèn đỏ”
Tư thế tốt nhất cho bạn lúc này là nằm ngửa và đặt một chiếc gối dưới đầu gối để giúp cho phần cột sống phía dưới bớt nhức mỏi. Giữ cho 2 tay được tự nhiên và cho thêm gối dưới đầu gối nếu bạn vẫn còn cảm thấy đau ở vùng lưng.
Nếu bị đau ở vùng hông
Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này là nằm ngửa người, vì nằm nghiêng sẽ làm cho phần hông càng phải chịu thêm nhiều áp lực từ cơ thể. Nằm ngửa ít nhất cũng làm cho phần hông của bạn được nghỉ ngơi sau nguyên ngày dài đi lại hoặc ngồi một chỗ. Bạn cũng có thể chèn thêm gối ở dưới đầu gối nếu thấy thoải mái.
Nếu quai hàm bị đau
Những chứng bệnh gây nên việc đau nhức xương hàm có thể dẫn đến stress, lo lắng, các chứng bệnh về giấc ngủ hoặc thậm chí thay đổi khuôn mặt của bạn. Vì vậy, hãy nằm ngửa để xương hàm được để trong tư thế tự nhiên và các cơ mặt sẽ được nghỉ ngơi.
Bạn có thể đặt tay song song với cơ thể để tránh tình trạng đầu bị nghiêng sang một bên vì phần đầu chúng ta thường xuyên nghiêng về bên phía cánh tay bị gập trong khi ngủ say.
Nếu cổ bạn bị cứng đờ
Trong trường hợp cổ bạn bị cứng hoặc đau, những chiếc gối cao sẽ càng làm cho tình hình tồi tệ hơn vì chúng sẽ làm sống lưng của bạn gập lại và căng cơ ở cổ ra, từ đó làm cho cổ càng đau hơn.
Hãy tìm một chiếc gối với độ cao vừa đủ thoải mái với sống lưng hoặc tốt nhất là không nằm gối và nằm ngửa để cổ được thẳng với sống lưng nhé!
Theo VNE
Làm gì khi cơ thể bị giữ nước
Dù cho tình trạng cơ thể bị giữ nước có do nguyên nhân gì đi chăng nữa, những cách sau đây có thể làm giảm thiểu tình trạng khó chịu này.
Tình trạng cơ thể bị giữ nước xảy ra khi khối lượng nước trong cơ thể của bạn nhiều hơn mức bình thường. Cơ thể bị giữ nước hay gọi cách khác là tình trạng phù nề có thể liên quan đến các bệnh lý về thận, gan, tim hoặc tuyến giáp. Tình trạng này cũng thường xuất hiện trong thời kỳ nguyệt san của phụ nữ.
Cách 1:
Hãy giảm lượng muối nạp vào cơ thể. Natri trong muối sẽ khiến cơ thể bị giữ nước nhiều hơn. Tránh ăn thực phẩm đã chế biến sẵn, vì thông thường chúng chứa hàm lượng natri rất cao. Thay vào đó, hãy ăn nhiều rau, củ, quả tươi.
Cách 2:
Hãy uống thật nhiều nước. Điều này nghe có vẻ không hợp lý, nhưng nước sẽ giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể và giúp cơ thể tránh tích nước.
Cách 3:
Hãy ngâm mình vào bồn nước nóng hoặc xông hơi để làm mất đi lượng nước thừa qua việc đổ mồ hôi.
Cách 4:
Hãy nhớ thỉnh thoảng nên ngồi xuống, nếu công việc của bạn luôn đòi hỏi bạn phải đứng trong thời gian dài. Theo Tiến Sỹ Jennifer Shu, việc phải đứng trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng giữ nước ở phần chân, mắt cá và bàn chân.
Cách 5:
Hãy tránh xa các chất kích thích như đồ uống có cồn và cà phê nếu bạn đang muốn giảm bớt lượng nước thừa trong cơ thể.
Cách 6:
Hãy kê chân lên cao nếu bạn cảm thấy tình trạng chân bị giữ nước. Tình trạng giữ nước ở chân thường xảy ra với phụ nữ đang mang thai, nhưng cũng có thể xảy ra ở người bị giữ nước nói chung. Việc đặt chân lên gối cao sẽ giúp bạn bớt phù nề hơn.
Cách 7:
Hãy bắt đầu luyện tập thể dục. Bất kỳ loại thể dục thể thao nào, kể cả đi bộ hàng ngày, sẽ giúp lượng nước trong cơ thể được phân phối đều ra.
Cách 8:
Hãy nhờ cậy đến dược thảo hoặc vitamin được kê theo đơn bác sỹ để thoát khỏi tình trạng giữ nước. Gốc cây bồ công anh và gừng là những thành phần lợi tiểu tự nhiên, giúp bạn đi vệ sinh nhiều hơn và qua đó sẽ giải phóng được lượng nước trong cơ thể. Theo Mayo Clinic, bổ sung 200mg magie mỗi ngày cũng sẽ giúp giảm thiểu tình trạng giữ nước trong cơ thể trước thời kỳ nguyệt san. Bổ sung calci hàng ngày cũng là một cách giúp một số người giảm tình trạng phụ nề đáng kể.
Cách 9:
Hãy đến gặp bác sỹ để họ kê đơn thuốc lợi tiểu cho bạn nếu những cách trên đây không hiệu quả hoặc tình trạng giữ nước quá nghiêm trọng. Thuốc lợi tiểu sẽ giúp thận lọc bỏ chất natri hiệu quả hơn và sẽ làm giải tình trạng giữ nước trong cơ thể một cách đáng kể.
Theo Thanhnien
Bí kíp điều trị tật xấu "ngáy to như sấm" khi ngủ Tật xấu này gây ảnh hưởng tới người xung quanh chúng ta đấy nhé! Tìm hiểu về tật ngủ ngáy Ngủ ngáy là tật phát ra âm thanh qua đường thở khi ngủ. Nguyên nhân của điều này là do không khí được đưa đến sau họng và phải đi qua một đoạn hẹp, khiến nó tăng vận tốc, tạo nên một áp...