Học trường công tốn 1 triệu đồng/tháng, con trai sao Việt này vẫn đỗ vào trường cấp 2 xịn sò: Nghe tiêu chí tuyển sinh đã “toát mồ hôi”
Không phải ai cũng giành được 1 suất vào ngôi trường này.
Đăng Khôi – Thủy Anh là một trong những cặp đôi nổi tiếng nhận nhiều sự ngưỡng mộ. Dù bận rộn công việc nhưng cả hai luôn cố gắng dành thời gian quan tâm cho gia đình và các con. Sau nhiều năm vào TP HCM xây dựng sự nghiệp, cặp đôi đang sở hữu khối tài sản khủng với nhiều bất động sản giá trị.
Điều kiện kinh tế dư dả là thế, nhưng hai gia đình sao Việt không vì vậy mà chiều chuộng, cho con hưởng thụ cuộc sống xa xỉ. Trái lại, các con của họ mặc đồ bình dân, học trường công với học phí rẻ, chỉ hơn 1 triệu đồng/tháng.
Vợ Đăng Khôi từng chia sẻ: “Giàu hay không giàu không liên quan gì đến việc cho con đi học quốc tế hay trường công. Chỉ là do quan điểm và mong muốn của cha mẹ và gia đình cho con mà thôi!”. Ngoài ra, Thuỷ Anh khẳng định muốn đề cao những giá trị truyền thống và hướng con theo chương trình giáo dục Việt Nam, thay vì môi trường quốc tế.
Được biết, trong suốt quá trình học tập và rèn luyện của con trai, Thủy Anh luôn là người đồng hành, tiếp sức và động viên con. Thủy Anh cho biết mỗi khi tới kỳ thi, cô luôn cùng con trai phân chia thời gian học hợp lý, ôn tập từ sớm.
Theo đó, sau 5 năm học tại một trường công lập ở TP HCM, bé Đăng Khang đã đạt được kết quả xuất sắc các môn học. Trong cuộc thi Robocon cấp quận, bằng sự cố gắng và quyết tâm, Đăng Khang đã giành được giải Nhì. Không chỉ vậy, Đăng Khang còn lấy chứng chỉ ngoại ngữ vượt cấp và đạt điều kiện vào ngôi trường cấp 2 mơ ước.
Được biết, hiện, Đăng Khang học lớp 7 tại trường THCS – THPT Định Thiện Lý (quận 7, TP.HCM).
Video đang HOT
Đây là một trong những cơ sở giáo dục đạt chất lượng cao tại Thành phố. Trường nổi bật với chương trình giáo dục toàn diện, phương pháp giảng dạy tích cực và cơ sở vật chất hiện đại và tiên tiến.
Với cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục xịn sò, trường luôn có tỷ lệ cạnh tranh cao trong tuyển sinh và thu hút một lượng hồ sơ đăng ký dự tuyển.
Năm học 2024-2025 trường tuyển 10 lớp 6, tối đa 32 học sinh/lớp. Theo nhà trường, do số lượng học sinh dự tuyển cao hơn nhiều so với chỉ tiêu tuyển sinh, nên ưu tiên xét tuyển học sinh qua hồ sơ căn cứ vào kết quả học tập ở bậc tiểu học (điểm kiểm tra định kỳ cuối năm lớp 4, lớp 5 môn toán, tiếng Việt) và năng lực tiếng Anh thể hiện qua các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như IELTS, PET, KET, FCE, TOEFL Primary Step 2, PTE Young learners hoặc Flyer.
Những học sinh chưa đạt các điều kiện ưu tiên xét tuyển sinh qua hồ sơ, sẽ tham gia hoạt động trải nghiệm do trường tổ chức để được đánh giá mức độ phù hợp với môi trường giáo dục của nhà trường.
Mỗi năm hoạt động trải nghiệm dành cho nhóm đối tượng 2 dự tuyển sinh lớp 6 có chủ đề khác nhau. Định hướng của trường trong những năm gần đây là đẩy mạnh giáo dục STEM, trang bị năng lực công dân toàn cầu cho học sinh, do đó thông qua các hoạt động được tổ chức trong ngày trải nghiệm, hội đồng tuyển sinh của trường sẽ quan sát đánh giá năng lực học sinh qua sự thể hiện khả năng tư duy, hợp tác, giải quyết vấn đề và kỹ năng làm việc nhóm của các em. Vì vậy các em chỉ cần nhiệt tình tham gia các hoạt động do thầy cô dẫn dắt mà không cần ôn luyện gì trước.
Một ý kiến của Sở GD-ĐT TP.HCM đang được phụ huynh rần rần hoan nghênh, Hội phụ huynh Hà Nội cũng mong ngóng tương tự
Theo phụ huynh, nếu ý kiến này trở thành hiện thức thì nhà trường, phụ huynh, học sinh có thể "nhẹ gánh".
Chiều 24/10, tại họp báo tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có ý kiến về phương án thi lớp 10 năm 2025. Theo đó, Sở GD-ĐT TP.HCM muốn giữ ổn định kỳ thi vào lớp 10 như các năm trước, gồm Toán, Văn, Ngoại ngữ, trước đề xuất đổi môn thi thứ ba hàng năm.
Được biết, nhiều năm nay, TP.HCM tổ chức thi tuyển vào lớp 10 công lập với ba môn Toán, Văn, Ngoại ngữ. Đầu tháng 10, Sở GD-ĐT TP.HCM đã công bố cấu trúc, đề minh họa thi lớp 10 năm 2025 với ba môn này.
Một hình ảnh đẹp trong kỳ thi lớp 10 ở TP HCM năm 2023 (Ảnh: Báo Thanh Niên)
Về phương án tuyển sinh THPT, dù đã bỏ phương án "bốc thăm" môn thứ 3 gây tranh cãi, song Bộ GD-ĐT vẫn đề xuất có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT gồm: Thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Việc lựa chọn phương thức tuyển sinh thuộc thẩm quyền của địa phương. Theo đó, Sở GD-ĐT tham mưu cho UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt và lựa chọn phương thức.
Đối với việc tổ chức thi tuyển, để đảm bảo thống nhất và đảm bảo quan điểm kỳ thi nhẹ nhàng, không gây tốn kém, dự thảo quy chế quy định chung việc thực hiện 3 môn thi, gồm Toán, Ngữ văn và 1 môn thi thứ ba hoặc bài thi tổ hợp do Sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục đại học có trường THPT lựa chọn và được công bố trước ngày 31/3 hàng năm.
Môn thi thứ ba được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. Việc lựa chọn môn thi thứ ba có sự thay đổi qua các năm nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong giai đoạn giáo dục cơ bản.
Bài thi tổ hợp các môn học được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS.
Ý kiến của Sở GD-ĐT TP.HCM nhận được sự ủng hộ lớn từ phía phụ huynh
Trước ý kiến của Sở GD-ĐT TP.HCM, phụ huynh đã bày tỏ sự đồng tình lớn. Trên các hội nhóm, diễn đàn mạng xã hội, không chỉ phụ huynh ở TP.HCM mà cả Hà Nội cũng đăng bài thể hiện quan điểm hoan nghênh.
Chị Hạ Uyên (quận Bình Thạnh, TP.HCM) chia sẻ: "Tôi hoàn toàn ủng hộ đề xuất của Sở. Nên tập trung vào việc nâng chất cao chất lượng dạy và học, thay vì tạo áp lực cho học sinh, phụ huynh, năm nào cũng phải hồi hộp chờ xem thi môn gì để ôn cho kỹ. Nếu có sự ổn định phương thức thi thì sẽ "nhẹ gánh" hơn rất nhiều cho nhà trường, phụ huynh và học sinh".
Anh Văn Phú, phụ huynh có con đang học lớp 8 tại quận 3, TP.HCM cũng bày tỏ: "Không nên nghĩ các em học sinh chỉ vì thi mới học. Thay vì năm nào cũng thấp thỏm lo âu thì hãy có sự thống nhất trong các năm, hoặc ít nhất đưa ra thông báo ngay từ đầu năm học. Muốn học sinh học cân bằng, giỏi đều các môn thì phải tập trung vào bài giảng, vào phương pháp dạy, để chính các em thấy hứng học tập, chứ không phải khiến kỳ thi lớp 10 như trò chơi ú tim".
Theo phụ huynh này, ngoài thi lớp 10 thì trong năm cũng có các kỳ thi học kỳ để kiểm tra kiến thức học sinh nắm được ra sao nên việc lo lắng các em bỏ bê các môn không thi là thừa.
Trong khi đó, một phụ huynh ở Hà Nội cho rằng, môn học nào cũng cần thiết nhưng cấp độ phổ thông thì nên chú trọng vào những môn gốc rễ nhất. Trong trường hợp, có muốn đổi môn thi thì cần thông báo thật sớm để nhà trường, phụ huynh, học sinh có sự chuẩn bị.
"Tôi ủng hộ và mong đề xuất này của TP.HCM có thể thực hiện và mong điều tương tự ở Hà Nội để các con đỡ vất vả. Tỷ lệ cạnh tranh vào trường công đã rất căng thẳng, nếu năm nào các con cũng phải thấp thỏm thêm nữa thì quá tội", phụ huynh này nói thêm.
Được biết, trước đó trả lời trên báo Tiền Phong về dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh THCS và THPT, Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng trường Marie Curie (Hà Nội) cũng bày tỏ: Bộ GD&ĐT đã đưa ra quan điểm thi tuyển THPT gọn nhẹ, không gây áp lực và tốn kém thì số môn thi có thể gói gọn trong 2 hoặc 3 môn. Nếu là 2 môn thì chọn Toán và Ngữ văn. Và nếu là 3 môn thì chọn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.
Chọn môn thứ 3 là Ngoại ngữ bởi lẽ, môn học này là một trong 8 môn bắt buộc tất cả học sinh đều phải học ở THPT. Sau này, nếu môn tiếng Anh được quy định là ngoại ngữ 1, bắt buộc tất cả học sinh từ lớp 3 - 12 phải học thì môn thứ 3 là tiếng Anh. Điều này cũng phù hợp với việc từng bước đưa tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
Bức ảnh con trai và bố cùng chụp năm 27 tuổi khiến trăm nghìn người ráo riết truy lùng danh tính Nhiều netizen cho rằng đây chính là cực phẩm trong mơ của nhiều người. Mới đây trên mạng xã hội Threads, chia sẻ nhiều bức ảnh một chàng trai và bố cùng năm 27 tuổi, thu hút hàng triệu lượt yêu thích, bình luận truy tìm danh tính của cả hai. Bức ảnh con trai và bố cùng ở độ tuổi 27 "gây...