Học trực tuyến mùa dịch Covid-19: Bảo vệ đôi mắt của trẻ như thế nào?
Các chuyên gia y tế cảnh báo việc học tập thông qua các thiết bị điện tử trong nhiều giờ đồng hồ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến mắt của trẻ.
Khi làm việc với các thiết bị có màn hình, ở cự ly gần trên 7 giờ/ngày thì tiến triển của cận thị sau 5 năm là khoảng 70% sẽ mắc cận thị, nếu chưa cận thị thì sẽ cận thị, nếu đã cận thị rồi thì sẽ tăng số tương ứng với cường độ và thời gian làm việc bằng các loại màn hình.
Nhằm ứng phó với tình trạng học sinh phải nghỉ học kéo dài, quy mô lớn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các trường học đã tổ chức dạy học trực tuyến giúp học sinh củng cố kiến thức. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo việc học tập thông qua các thiết bị điện tử trong nhiều giờ đồng hồ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến mắt của trẻ.
Vậy học trực tuyến như thế nào để mang lại hiệu quả mà không gia tăng nguy cơ cận thị ở trẻ? Liên quan đến vấn đề này, PV VOV đã có cuộc trao đổi với TS.BS Hoàng Cương, Phó trưởng ban Thông tin Tuyên truyền, Bệnh viện Mắt Trung ương.
PV: Hiện nay, các trường học trên cả nước đều chuyển sang hình thức trực tuyến để đảm bảo chương trình học vì dịch Covid 19 vẫn diễn biến phức tạp. Vậy việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử liên tục trong thời gian dài liệu có làm gia tăng nguy cơ cận thị ở trẻ?
TS.BS Hoàng Cương: Như chúng ta đã biết, thời lượng làm việc bằng mắt với các loại máy tính, màn hình chỉ được cho phép dưới 5 giờ/ngày. Nhưng với tình trạng học hành của các cháu trong giai đoạn này thì tôi thấy là phải lên đến 7 – 8 giờ, thậm chí là nếu các cháu lại giải trí tiếp bằng các thiết bị có màn hình thì thời lượng có thể lên tới 10-12 giờ/ngày. Như thế rất đáng ngại cho mắt của trẻ.
Theo các nghiên cứu, khi chúng ta làm việc với các phương tiện có màn hình, ở cự ly gần trên 7 giờ/ngày thì tiến triển của cận thị sau 5 năm thì khoảng 70% sẽ mắc cận thị, nếu chưa cận thị thì sẽ cận thị, nếu đã cận thị rồi thì sẽ tăng số tương ứng với cường độ và thời gian làm việc bằng các loại màn hình.
PV: Khi học online, học sinh cần lưu ý những điều gì để tránh gây hại cho mắt?
TS.BS Hoàng Cương: Chúng ta cần phải lưu ý 2 vấn đề, thứ nhất là thời gian làm việc bằng mắt, thời gian học hành của con cái, tổng lượng học hành của các cháu bằng các thiết bị có màn hình đừng quá 5 tiếng/ngày.
Thứ hai, cần xem lại các trang thiết bị ở trong nhà, đừng cho các cháu dùng bất kỳ thứ gì có trong nhà mà cần chọn những thiết bị có kích thước màn hình lớn, ký tự lớn để con học dễ dàng hơn.
Ngoài ra, cần lưu ý bàn ghế ngồi học của con, nhất là khi con sử dụng máy tính bàn của bố mẹ để làm việc, đừng để các cháu bị ngồi thấp quá so với bàn làm việc, màn hình quá cao, sẽ rất hại cho mắt và mỏi mắt nhanh.
Video đang HOT
Chúng ta cũng hạn chế hiện tượng màn hình bị phân dọc bởi sáng tối khác nhau. Nếu để máy tính ở gần cửa sổ, gần các nguồn chiếu sáng thì màn hình hay bị phân cực của ánh sáng, gọi là kẻ sọc của màn hình. Vì thế, chúng ta phải giảm ánh sáng ở trong phòng hoặc chuyển màn hình sang những nơi có chiếu sáng tốt hơn.
Bên cạnh đó, khuyến cáo là góc nhìn màn hình nên chếch góc 15 độ, không được để ngang mặt hay cao quá đối với trẻ. Cự li khi sử dụng màn hình nên là 1,5 lần đường chéo của màn hình đó, tức là khoảng 60 – 80 cm với laptop và desktop.
Còn với thiết bị Ipad hay điện thoại thông minh thì cự li sẽ phải gần hơn nhưng theo tôi các phụ huynh nên hạn chế cho con sử dụng các thiết bị này vì màn hình quá bé, gây mỏi mắt.
PV: Vậy các bậc phụ huynh cần bổ sung chế độ dinh dưỡng ra sao để giúp bảo vệ sức khỏe đôi mắt của con em mình?
TS.BS Hoàng Cương: Các loại thức ăn bổ cho mắt thì có hải sản, thực phẩm, hoa quả có màu đỏ, xanh đậm chứa nhiều vitamin A, E.
Thứ hai là do các cháu phải học qua màn hình với cường độ cao nên dễ bị khô mắt gây mỏi mắt, mất tập trung nên phụ huynh cần chú ý đến dinh dưỡng hoặc bổ sung nước mắt nhân tạo cho trẻ.
Ngoài ra, chúng ta cần lưu ý đến việc nghỉ ngơi của trẻ, khi học khoảng 2 tiếng thì nên nghỉ khoảng 10 phút vì việc nghỉ cách quãng rất quan trọng.
PV: Vâng xin cảm ơn bác sĩ./.
PV
Các cách xử lý một số tai nạn mắt ngay tại nhà
Theo TS.BS Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương, khi chẳng may thấy mắt có các biểu hiện như đau nhức, nhìn mờ, chảy nước mắt, cảm giác có dị vật không nhanh chóng mất đi hoặc không thể lấy ra thì cần phải đi khám ngay.
Tuy nhiên, với những tai nạn nho nhỏ về mắt xảy ra trong gia đình, bạn cần biết tới những biện pháp phòng ngừa và sơ cứu để xử trí tình huống ngay lúc đó.
Ngã và tai nạn mắt
Trượt sàn nhà, ngã khi mở tủ, sàn nhà trơn ướt gây ngã và chấn thương cho mắt nhiều hơn bạn tưởng tượng. Ngã là nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương mắt tại Mỹ trong đầu thập niên vừa qua. Người lớn hơn 60 tuổi chịu chấn thương loại này đặc biệt nhiều. Vì vậy, hãy đảm bảo một môi trường an toàn khô ráo trước thềm nhà tắm, trong phòng bếp hay trên sàn nhà cho cả người già và trẻ em.
Thông thường mọi người thường lấy đá hay miếng thịt trong tủ đá đắp lên mắt để giảm sưng tím cho mắt. Đó là phương thức không an toàn. Các vi sinh vật có hại có thể gây bệnh cho mắt. Các gói thực phẩm khác bị hóa đá như túi rau, gói thức ăn đều có vi khuẩn nên không dùng để áp trực tiếp lên mắt được. Với sưng tím ở mắt, ta nên dùng đá cục bọc bằng khăn sạch áp lên mắt trong vài phút. Nên khám bác sĩ ngay nếu có vấn đề gì đó bất thường đi kèm
Dầu hay mỡ nóng có thể nổ khi sôi và bắn vào mắt, cần có kính bảo vệ
Khi mắt có dị vật chui vào
Khi bụi, côn trùng hoặc dị vật gì đó bay vào mắt trong lúc dọn dẹp nhà cửa có thể khiến làm rách giác mạc, kết mạc. Hãy dùng nước sạch để rửa mắt ngay, chớp mắt vào một cốc to đầy nước hoặc rửa mắt bằng nước muối sinh lý, nhỏ các loại thuốc mắt chuyên dụng dạng nhẹ. Tuyệt đối không được dụi mắt sẽ khiến dị vật chui sâu hơn và làm nhiễm khuẩn mắt. Không nên tự ý đi mua kháng sinh về nhỏ mà không có chỉ định của bác sĩ.
Khi bị các dung dịch tẩy rửa bắn vào mắt
Bạn nên đeo kính bảo vệ mắt khi tiếp xúc với các hóa chất rửa tẩy và làm sạch. Thuốc tẩy trắng, chất cọ rửa nhà vệ sinh và các hóa chất làm sạch khác có thể gây hại nghiêm trọng , thậm chí gây mù lòa cho mắt. Nếu chẳng may những chất trên lọt vào mắt, hãy rửa bằng thật nhiều nước, sau đó phải điều trị bằng đơn thuốc chuyên khoa. Càng để hóa chất lâu trên mắt càng gây hại thêm cho mắt.
Nếu bạn bị mỡ nóng bắn vào mắt
Dầu hay mỡ nóng có thể nổ khi sôi và bắn vào mắt. Phòng hộ là cách tốt nhất. Đừng quên là dụng cụ bảo vệ mắt có thể giúp ta tránh hầu hết chấn thương đối với mắt. Nếu bạn không định bảo vệ mắt mình bằng kính bảo vệ khi đun nấu thì chí ít cũng nên trang bị dụng cụ chắn mỡ hay nắp đậy cho chảo hay xoong nồi.
Khi mắt bị sưng tím, nên dùng đá cục bọc bằng khăn sạch áp lên mắt trong vài phút
Nếu chẳng may bị dầu mỡ nóng bắn vào mắt, bạn nên xối rửa bằng nhiều nước ngay lập tức. Động tác này sẽ giúp đẩy ra ngoài các tiểu thể dầu mỡ và chất bẩn khác. Nếu chấn thương mắt đã rõ ràng, đau nhiều, các khó chịu không giảm nhanh, nên đi khám bác sĩ mắt càng sớm càng tốt. Chấn thương nếu ở dạng vi thể thì các dung dịch nước mắt nhân tạo sẽ giúp bạn dễ chịu nhanh chóng. Đừng nên dùng các thuốc chống đỏ mắt, chúng sẽ làm mắt của bạn dễ bị nhiễm khuẩn hơn và quá trình liền vết thương lâu hơn.
Gia vị làm bếp bắn vào mắt
Khi bạn thao tác với hạt tiêu hay các gia vị cay nóng khác, chúng có thể bám vào các ngón tay và lọt vào mắt nếu chúng ta dùng tay quệt hay day dụi vào mắt. Do vậy, bạn nên rửa tay kỹ hoặc đeo găng tay khi làm bếp. Nếu chẳng may hạt tiêu hay gia vị nóng chui vào mắt, bạn nên xối rửa bằng nhiều nước. Cũng nên rửa quanh mắt bằng dầu gội trẻ em. Không nên dùng xà phòng trực tiếp vào mắt.
Bị các chất lỏng khác bắn vào mắt
Bất kỳ chất lỏng nào bắn vào mắt sẽ làm bạn khó chịu. Trước hết, bạn nên rửa mắt ngay. Dịch lỏng có thể chứa một loại acid nào đó và gây chảy nước mắt, cảm giác bỏng rát. Các chất lỏng chứa các vi sinh vật có thể khiến mắt bị nhiễm nhuẩn, gây bỏng hoặc phồng rộp cho mắt. Bạn nên tìm khám bác sĩ nếu thấy mắt bị tổn thương hoặc các khó chịu vẫn tiếp diễn.
Nếu dùng thực phẩm làm đẹp thì đừng để chúng xâm nhập vào mắt
Cảnh giác với vật sắc nhọn
Dao, dĩa, kẹp, kéo và các vật dụng sắc nhọn khác có thể gây hại nghiêm trọng cho mắt. Ta luôn phải có ý thức đề phòng chúng gây hại cho mắt, đặc biệt là khi có trẻ nhỏ trong nhà. Đừng quên vật sắc nhọn là nguyên nhân phổ biến hàng thứ 3 gây hại cho mắt trẻ em.
Có nên dùng thực phẩm để đắp hay tra nhỏ vào mắt?
Các câu chuyện thêu dệt về tác dụng này nọ của thực phẩm trên mắt hay khả năng thay đổi màu mắt chỉ là chuyện hoang đường. Mật ong không làm thay đổi màu mắt. Trà không chữa được đỏ mắt. Do vậy, đừng dùng những gì không phải sản xuất ra để dùng cho mắt lên mắt. Nếu bạn dùng thực phẩm làm đẹp nào đó trên vùng da quanh mắt thì đừng để chúng xâm nhập vào mắt.
M.Trang
Theo phapluatplus
Phẫu thuật cận thị có hết cận? Phẫu thuật trong điều trị tật khúc xạ đang trở thành "mốt" hiện nay khi rất nhiều bệnh viện chuyên khoa mắt có các chương trình phẫu thuật cận thị. Nhiều người đã chọn chữa cận thị để gạt bỏ cái kính cận ra khỏi đôi mắt của mình. Ảnh minh họa. Nguồn Internet Ruồi bay sau phẫu thuật cận thị Chị Đỗ...