Học trò thảng thốt ‘bó tay’ với độc chiêu chống quay cóp giờ kiểm tra của giáo viên
Chúng ta vẫn hay dùng câu ‘nhất quỷ, nhì ma, thứ 3 học trò’ để miêu tả về độ nghịch ngợm của học sinh. Chuyện quay cóp trong giờ kiểm tra cũng xảy ra như cơm bữa với nhiều cô cậu tinh quái.
Thế nhưng “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, những người thầy người cô từng trải qua quãng đời học sinh cũng chẳng còn lạ lẫm với những “trò quỷ” của đám học trò. Với tinh thần thúc đẩy các em chăm chỉ học tập, tránh lười biếng, ỉ lại, quay cóp bài của bạn, nhiều giáo viên đã ra độc chiêu chặn đứng thói xấu trong sự ngỡ ngàng, thảng thốt của học trò.
Mỗi người 1 đề thi, khỏi lo quay cóp
Chuyện mỗi người một đề thi là chuyện hoàn toàn có thể làm được khi giáo viên có một ngân hàng đề thi đủ phong phú. Tuy nhiên, việc làm này có vẻ mất rất nhiều công sức nên vị thầy giáo này đã nghĩ ra một cách đơn giản hơn mà vẫn đáp ứng “mỗi người 1 đề thi”.
Theo đó, thầy giáo dạy Toán đã ra đề kiểm tra 15 phút gồm 2 câu hỏi tự luận. Bài toán với dữ kiện liên quan đến 2 số m và n trong đó m là ngày sinh, n là tháng sinh của học trò.
Mỗi học trò sẽ có ngày sinh và tháng sinh khác nhau nên kết quả bài toán cũng khác. Với đề bài này thì ý định quay cóp bài của bạn đã bị đập tan từ trong trứng nước!
Mã đề thi dành cho người tinh mắt
Để phòng ngừa những bài thi gian lận, không phản ánh được thực lực học hành, vị giáo viên “cao tay” này đã nghĩ ra một mẹo khiến đám học trò nhanh nhảu chép bài của bạn có thể ăn 0 điểm.
Video đang HOT
Biết học trò đã quá quen với việc đọc mã đề thi rồi hỏi nhau xem có cùng đề hay không, vị giáo viên bèn bỏ việc đánh số mã đề thi đi, thay vào đó là dùng ký hiệu đặc biệt: những dấu chấm in đậm. 6 mã đề thi đã lần lượt phân biệt bằng số dấu chấm in đậm.
Phòng thi chống cóp bài của bạn
Nhiều trường học đã chuyển không gian giờ kiểm tra vào những phòng thi đặc biệt, đảm bảo học sinh chỉ có thể giải quyết bài thi bằng cách “tự lực cánh sinh”.
Ví dụ như tại trường Quốc tế Nam Sài Gòn (TP.HCM), học sinh sẽ phải ngồi thi trong phòng thể dục. Mỗi em ngồi một bàn riêng, bàn không có ngăn và khoảng cách giữa các bàn khá xa.
Dưới giám sát của giáo viên, thí sinh ngồi trong phòng thi này chỉ có cách… tập trung làm bài.
Một trường khác thì dựng cả vách ngăn bàn trong phòng thi để đảm bảo không ai có thể nhìn sang bài của người khác.
Nhiều học sinh "vô tư" nói tục, chửi thề
Chửi thề, nói bậy, thậm chí còn nhắn tin với những lời lẽ nhạy cảm..., diễn ra ngày càng nhiều ở lứa tuổi học sinh, dù có quy tắc ứng xử nhưng rất khó kiểm soát
Trên một diễn đàn nuôi dạy con thời hiện đại, một phụ huynh tại TP HCM kể lại chuyện chị sững sờ khi vô tình một buổi tối đi ngang phòng con trai đang học lớp 10, khi nghe con nói điện thoại với bạn bằng những từ ngữ tục tĩu. Thậm chí còn dùng những lời lẽ khó nghe khi nhận xét về cơ thể một bạn gái học cùng lớp.
Dùng từ lỗ mãng như "trào lưu"
Chị Thanh Huyền - một phụ huynh nhà ở đường Trần Não, quận 2, TP HCM - kể lại tình huống khi chị vừa đón 2 con nhỏ từ trường về nhà; trong thang máy khu chung cư, mẹ con chị đi cùng hai học sinh (HS; một nam và một nữ) mặc đồng phục cấp III của trường ngay bên cạnh, vô tư chửi thề như không hề có người đi bên cạnh. Ngôn từ lỗ mãng, hỗn hào. Bạn HS nam còn vừa chơi game trên điện thoại vừa la ó, mắng chửi một bạn nào chơi cùng là ngu rồi lại cười sằng sặc.
"Lúc con về đến nhà, bé nhỏ đang học lớp 1 cứ níu áo mẹ hỏi lại những từ 2 HS trong thang máy vừa phát ngôn nghĩa là gì? Thật sự tôi không biết phải giải thích với con thế nào? Nói con đừng học theo, như vậy là xấu thì bé lại tiếp tục hỏi tại sao lại xấu. Con còn nhỏ thì càng hay bắt chước, giờ chỉ còn cách hạn chế để các con phải nghe những lời lẽ vậy được chừng nào tốt chừng ấy" - chị Huyền nói.
Câu chuyện của chị Huyền không phải là cá biệt, khi trên nhiều diễn đàn khác của phụ huynh, giáo viên, thậm chí trong những group (nhóm) của những chung cư, nhiều phụ huynh cũng than phiền về tình trạng HS nói tục mọi lúc, mọi nơi. "Chung cư chỉ có một khu vui chơi chung dành cho trẻ con. Sau giờ học ở trường, nhiều gia đình đưa các bé đến vui chơi, giải trí. Nhưng sau nhiều lần đưa con đến, tôi phải chấp nhận cách ly bé ở nhà, chơi cùng một vài bạn ở cùng tầng vì không chịu nổi một số bạn HS lớn hơn chơi đùa, chửi thề suốt buổi. Khi người lớn nhắc nhở thì cãi lại, bỏ đi. Nhưng đến hôm sau lại tiếp diễn" - chị Vy, phụ huynh Trường Tiểu học Nguyễn Hiền (quận 2), chia sẻ.
Không chỉ ở nhà hay ngoài đường, ngay trong trường học, nhiều giáo viên cũng cho biết tình trạng HS chửi thề, nói bậy ngày càng nhiều và rất khó kiểm soát. Dù quy tắc ứng xử trong trường học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đi kèm những nội quy trường học, quy định khen thưởng, kỷ luật HS. Tuy nhiên, để xử phạt tình trạng HS chửi thề, nói bậy rất khó. "Không thể cứ đi theo HS như hình với bóng để... bắt quả tang các em vi phạm và xử phạt. Tất cả chỉ trông chờ vào tính tự giác của HS" - thầy H., giám thị một trường THPT tại quận 10, TP HCM, thừa nhận.
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, tình trạng HS chửi thề, nói bậy ngày càng nhiều và xảy ra ở lứa tuổi ngày càng nhỏ không phải chỉ là nguyên nhân từ giáo dục gia đình và nhà trường. Vì thực tế hiện nay, những tác động từ xã hội đến HS dường như vẫn mạnh hơn ảnh hưởng và kỷ luật của nhà trường.
Mạng xã hội phát triển, từ Facebook, YouTube, TikTok...đến cả một số chương trình trên truyền hình cũng không kiểm soát những ngôn ngữ của những nhân vật xuất hiện trên đó. "Đơn cử như vừa rồi, một người nổi tiếng - là thần tượng của không ít HS, các bạn trẻ - cũng nói bậy, chửi thề thì các em rất dễ học theo và bắt chước. Thậm chí, còn có tình trạng em nào không biết nói bậy thì không phải người sành điệu, bị bạn bè cô lập, không cho chơi cùng" - cô Tô Thụy Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục Tập đoàn Microsoft, cho biết.
Nhiều học sinh nhiễm thói quen nói tục, chửi thề do được tự do sử dụng smartphone. Ảnh: TẤN THẠNH
Bắt chước từ các trang mạng
Cô Nguyễn Hồ Thụy Anh, giảng viên Trường Phát triển Tài năng và Tính cách John Robert Powers, nhận định nhiều tật xấu của HS, trong đó có chửi thề, nói bậy, xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó có nguyên nhân không nhỏ từ những thiết bị công nghệ và những thứ thượng vàng hạ cám xuất hiện trên những chiếc điện thoại với các mạng xã hội ngày càng phát triển ồ ạt và khó kiểm soát. Theo cô Thụy Anh, nguy hiểm nhất cho những trẻ em vị thành niên khi sử dụng smartphone là gì?
Hãy tưởng tượng, một đứa trẻ với một chiếc điện thoại di động, nó bắt đầu bằng lướt Facebook, hết Facebook thì có ngay Instagram, TikTok, YouTube, tin tức mời gọi. Đắm chìm vào thế giới đủ mọi tin tức tốt - xấu, tin tức hấp dẫn về Khá Bảnh, hôm nay Ngọc Trinh mặc trang phục gì...
Trẻ trượt dài trong rừng thông tin, lướt hết trang này đến trang kia, hết sử dụng app (ứng dụng) này đến app khác. Đó là chưa kể những thông tin kiểu như "không dành cho trẻ em dưới 18 tuổi", những thông tin gây ức chế, tạo cảm giác bùng nổ, những thông tin tạo hiệu ứng đám đông tiêu cực.
Theo thầy Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, gia đình là nơi đầu tiên giúp hình thành nền móng về nhân cách, đạo đức cho HS. Trong đó, tạo nền tảng để các em nói lời hay, ý đẹp. Muốn vậy, người lớn cần làm gương bằng cách không nói lời xấu, cộc cằn, thô lỗ với các em.
Nếu chẳng may con lỡ nói tục, chửi thề thì uốn nắn, giúp con sửa chữa sai lầm. Bên cạnh đó, còn cần sự chung tay góp sức từ nhiều phía, ngoài gia đình, nhà trường, xã hội. Tổ chức những hoạt động tập thể lành mạnh, văn minh để các em không sa ngã vào những việc xấu.
Cần xem lại việc dạy đạo đức, giáo dục công dân
Theo ông Nguyễn Văn Ngai, cần xem lại chương trình giảng dạy môn đạo đức, giáo dục công dân hiện nay thế nào? "Cần tăng cường những bài dạy về kỹ năng sống, ứng xử học đường; giảm bớt những lý thuyết nặng nề, thiếu thực tiễn, chương trình phù hợp với tâm lý từng độ tuổi thì mới thu hút các em và giáo dục đạt chất lượng. Nhà trường, giáo viên cùng quan tâm sâu sát đến HS, khen thưởng, biểu dương và xử phạt kịp thời, hợp tình hợp lý để tạo nền tảng cho HS. Và những việc này phải làm kiên trì, không thể ngày một ngày hai để cho xong.
Đang học online, nữ sinh viên xin tắt camera để cho con bú nhưng thầy giáo từ chối Bà mẹ trẻ cảm thấy rất ngại ngùng. Vừa qua, trang CNN đã chia sẻ câu chuyện vừa nuôi con vừa học tập mùa dịch của Marcella Mares - một sinh viên của Cao đẳng Fresno City (California, Mỹ). Nữ sinh này hiện cũng là mẹ của một bé gái 10 tháng tuổi. Ngày 23/9, Mares nhận được email từ giáo viên với...