Học trò… ngoại
“Cô giáo: Tại sao những người tự học mà thành tài được mọi người ca ngợi?”. “Trò: Thưa cô vì những người tự học không mất tiền học phí ạ!”.
Cu Tí mở tập tranh bố mới mua cho và hỏi:
- Bố ơi, đây là con gì thế ạ?
- À, đó là con lạc đà. Con sẽ nhận ra nó bởi cái bướu trên lưng đây này.
- Bố ơi, có phải con lạc đà không chịu ăn muối i- ốt không?
*
* *
Nhóc con hỏi bố:
- Bố ơi, lúc mẹ sinh con ra thì mẹ nói gì trong phòng hộ sinh thế ạ?
- Bố không nghe rõ vì bố ở ngoài, bố chỉ nghe thấy mẹ con kêu gào ầm ĩ lên thôi. Mà sao con lại hỏi vậy?
- Dạ, vì cô giáo con bảo tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của chúng ta ạ.
*
* *
- Bố ơi, ngoại ngữ là gì vậy bố?
- À, nghĩa là ngoài tiếng Việt, ta còn biết thêm thứ tiếng khác.
- Thế thì chú hề ở rạp xiếc biết nhiều ngoại ngữ quá bố nhỉ, chú ấy còn biết nói cả tiếng vịt, tiếng hổ, tiếng cú, cả tiếng nước suối chảy nữa bố nhỉ?
Video đang HOT
*
* *
- Đi học được mấy tháng rồi, thế con đã biết ai là hiệu trưởng chưa?
- Dạ biết, ông Năm đó ba.
- Trời ơi, ông ấy là bảo vệ chứ đâu phải hiệu trưởng.
- Đúng mà, ông ấy đánh kẻng nè, đưa sổ cho cô giáo ký nè, rồi gác cổng nè, đứa nào phá phách hoặc trèo rào là ông ấy xách roi rượt bán sống bán chết luôn.
*
* *
- Con trai, con đếm xem nhà ta có đủ gà không?
- Chỉ có 8 con thôi mẹ ạ.
- Nhà mình có 9 con cơ mà.
- Nhưng 1 con cứ chạy lung tung làm con không đếm được.
*
* *
Sau kỳ thi vấn đáp, một sinh viên nói với vị giáo sư chủ khảo:
- Xin lỗi, em nghĩ rằng câu trả lời của em không thể bị điểm 0.
- Tôi cũng nghĩ như vậy. Nhưng thật tiếc là không có thang điểm thấp hơn.
*
* *
Thầy giáo hỏi cậu bé luôn bị điểm 2 trong lớp:
- Em có hài lòng khi sắp được nghỉ hè không?
- Có, thưa thầy! Nhưng em không hoàn toàn hài lòng khi buộc phải ghi danh học thêm và làm một đống bài tập đồ sộ như vậy trong dịp hè.
Ngọc Hoàng (Theo Bưu Điện Việt Nam)
Huy chương Bạc Toán quốc tế đến từ tấm gương tự học
Dành tình yêu cho môn Toán học và không ngừng vượt khó vươn lên trong học tập. Đó là ấn tượng của mọi người về Phạm Việt Cường, lớp 12A2, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng - chủ nhân Huy chương Bạc cuộc thi Olympic Toán học quốc tế năm 2010.
Cùng với Nguyễn Kiều Hiếu, Phạm Việt Cường là một trong hai học sinh của thành phố sông Hàn vinh dự giành Huy chương Bạc trong cuộc thi Olympic Toán học quốc tế (IMO) vừa diễn ra tại thủ đô Astana, Kazakhstan.
Phạm Việt Cường (ngoài cùng bên trái) chụp cùng thầy Nguyễn Duy Thái Sơn và bạn Nguyễn Kiều Hiếu tại thủ đô Astana, Kazakhstan.
Có cố gắng là có thành công
Giành giải nhì trong kỳ thi học sinh giỏi Toán quốc gia, đến với kỳ thi vòng loại chọn đội tuyển thi quốc tế, Cường đã có sự bứt phá ngoạn mục khi vượt qua 36 đối thủ mạnh đến từ khắp các trường trên cả nước để góp mặt vào danh sách 6 thí sinh xuất sắc nhất đại diện cho Việt Nam tham dự IMO 2010 tổ chức tại thủ đô Astana, Kazakhstan.
Để chuẩn bị cho kỳ thi quốc tế, Cường đã ôn tập và chuẩn bị khá kỹ lưỡng về kiến thức. Trong thời gian học ở Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, bạn tranh thủ học và nắm bài các môn học khác ngay trên lớp, về nhà chỉ xem lạicònphần lớn thời gian Cường đầu tư cho môn Toán.
Cường cho biết: "Để có được thành công không phải một sớm một chiều mà cần một quá trình cố gắng không ngừng. Tớ nghĩ sự say mê và lòng quyết tâm là chìa khóa của thành công".
Được chọn đi dự thi IMO 2010 là một cơ hội lớn với Cường nhưng đi kèm với nó là những áp lực. Lúc đầu, Cường chịu khá nhiều sức ép. Sức ép để có thành tích cho bản thân, cho nhà trường và cho đất nước, sức ép vì các đội tuyển những năm trước luôn dành được thành tích khá cao. Tuy vậy, sau khi được sự động viên của các thầy, bạn cảm thấy tự tin hơn cho cuộc chinh phục quan trọng này.
Cường thích hầu hết các phần của môn Toán vì phần nào cũng có cái hay riêng của nó nhưng bạn nhận thấy mình có ưu thế về phần đại số và hình học.
Cường tâm sự: "Muốn giỏi toán thì đầu tiên phải có sự say mê và lòng quyết tâm. Tiếp theo là phải có phương pháp học đúng. Tớ nghĩ muốn học tốt thì phải nắm thật vững lí thuyết và qua những bài toán ta phải tìm hiểu kĩ bản chất và cố gắng trả lời được câu hỏi từ đâu mà ta có lời giải này. Hơn nữa ta phải cố gắng liên hệ giữa những bài đã giải để xem có điểm chung nào với bài vừa giải hay không. Từ đó rút ra những phương pháp để giải các bài tiếp theo".
Cường nhớ lại những kỷ niệm của bạn về kỳ thi quốc tế tại Kazakhstan. Sự may mắn đã đem lại cho bạn tấm Huy chương bạc quý giá.
Cường bồi hồi kể: "Sau lễ khai mạc, lúc 3g chiều, bọn tớ phải di chuyển đến địa điểm thi cách thủ đô Astana, nơi khai mạc 300 km. Theo lịch sẽ đến nơi lúc 7 giờ nhưng do trên đường có nhiều xe bị hỏng nên đến 10 giờ tối cả đoàn mới tới nơi. Đứa nào cũng mệt mỏi và nghĩ chắc ngày mai khó mà hoàn thành tốt bài thi.Nhưng may mắn là ngày hôm sau ai cũng tỉnh táo và làm bài thi tốt".
Đất nước và con người nơi đây cũng gây cho bạn một ấn tượng đặc biệt: "Kazakhstanlà một đất nước xinh đẹp từ các thành phố với những tòa nhà tráng lệ đến những thảo nguyên rộng mênh mông. Con người nơi đây thì thân thiện, vui tính", Cường chia sẻ.
Phạm Việt Cường (thứ 4, hàng thứ 2 từ bên trái sang) chụp cùng đội tuyển Việt Nam và đoàn Iran tại IndependentPalace ở thủ đô Astana, Kazakhstan.
Một tấm gương vượt khó học giỏi
Một đặc điểm chung là hai cậu bạn giành Huy chương bạc của TP Đà Nẵng trong kỳ thi IMO năm nay đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.
Với Phạm Việt Cường, bố bạn làm thợ cắt tóc, mẹ là giáo viên tiểu học. Gia đình khó khăn nhưng bố mẹ Cường vẫn cố gắng tạo điều kiện cho con học tập.
Vào cấp 3, vì nghĩ vào trường chuyên sẽ có điều kiện tốt phát triển môn chuyên của mình, Cường xin bố mẹ cho thi vào chuyên Lê Quý Đôn. Không phụ lòng tin của gia đình, Cường đã xuất sắc thi đỗ vào chuyên Toán của trường.
Trong quãng thời gian học cấp 3, Cường gặp phải nhiều khó khăn trong việc đi học vì nhà bạn cách trường khá xa. Lúc đầu, Cường đi xe buýt đi học. Nhưng xe buýt chỉ có thể đi vào buổi sáng mà buổi chiều Cường thường học bồi dưỡng trên trường nên bố mẹ phải đi đón. Thấy con vất vả, bố mẹ Cường cố dành dụm mua cho bạn cái xe đạp để đi học cho tiện. Nhờ vậy, Cường có thể chủ động hơn.
Bố mẹ Cường không dưới một lần khuyên bạn bỏ thi quốc gia để tập trung ôn thi đại học cho tốt. Vì nếu như thi quốc gia mà không đạt giải, thi đại học cũng không đỗ thì gia đình Cường cũng không có điều kiện để cho bạn ôn thi thêm một năm nữa.
Tuy vậy, với sự quyết tâm, Cường vẫn xin bố mẹ cho đi thi quốc gia. Giải nhì quốc gia và tấm Huy chương bạc IMO là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực không mệt mỏi của cậu bạn này.
Trước chặng đường đại học sắp tới, Cường đã đăng ký vào lớp cử nhân Toán tài năng của ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội). Bạn muốn tiếp tục nghiên cứu môn Toán sâu hơn sau này.
Cùng ngắm bảng thành tích của bạn Phạm Việt Cường, lớp 12A2, THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng:
- Nhiều năm liền là học sinh giỏi - Lớp 9: Giải nhì thành phố Đà Nẵng môn Toán học - Lớp 10: Giải nhì thành phố Đà Nẵng môn Toán học - Lớp 11: Giải nhì thành phố Đà Nẵng môn Toán học - Lớp 12:- Giải nhì quốc gia môn Toán học -Huy chương bạc Olympic Toán học quốc tếBài: Linh Anh
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Theo dân trí
Trào lưu teen tự học tại... chùa Với cái nắng của mùa hè này thì việc tìm cho mình một chỗ học vừa mát mẻ lại vừa yên tĩnh là rất khó khăn. Vậy sao teen mình không thử đến chùa nhỉ? Hè cũng là lúc những teen 11 bắt đầu chiến dịch đi học thêm của mình. Thế nhưng dưới cái nắng hè gay gắt này, nhiều bạn thay...