Học trò nghèo mất bữa trưa vì người lớn “quên”
Sắp kết thúc học kỳ I nhưng hàng trăm học sinh tiểu học người thiểu số Raglai ở 2 huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ theo chủ trương của tỉnh, khiến ban giám hiệu trường và phụ huynh bức xúc.
Hơn 400 học sinh Trường Tiểu học Thành Sơn chưa được hỗ trợ tiền ăn trưa
Ông Nguyễn Tấn Lâm, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Khánh Sơn, cho biết: Theo chủ trương của tỉnh, từ năm 2012, ngân sách địa phương hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số học 2 buổi/ngày với mức 200.000 đồng/em/tháng để ăn trưa. Tuy nhiên, Trường Tiểu học Thành Sơn của huyện Khánh Sơn không được hưởng khoản tiền này vì là trường vùng xa, cơ sở vật chất thiếu thốn nên học sinh không thể học 2 buổi.
Video đang HOT
Thầy Lê Đình Sức, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thành Sơn, bức xúc: “Học sinh của các xã khác có điều kiện thuận lợi được nhận tiền hỗ trợ, trong khi hơn 400 học sinh dân tộc Raglai của trường rất khó khăn thì không!”
Trường Tiểu học Cầu Bà của huyện Khánh Vĩnh cũng cùng chung “số phận”. Ông Trần Văn Trung, Phó phòng GD huyện, than thở: Trường thiếu thốn đủ thứ, làm sao tổ chức cho học sinh học 2 buổi được. Chỉ tội cho các em, hầu hết đều nghèo. Nếu các em không được hỗ trợ sẽ dễ dàng bỏ học.
Theo ông Lê Tuấn Tứ, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, do chủ trương này mới triển khai nên gặp nhiều khó khăn. Sở đã được nghe các trường phản ánh. Hiện ban giám đốc đang tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh lại đối tượng được hỗ trợ.
Ông Nguyễn Quốc Thịnh, Phó Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa, thừa nhận khi ban hành nghị quyết về hỗ trợ tiền ăn trưa cho học sinh thiểu số, các cơ quan tham mưu đã sai sót nên xảy ra tình trạng trên.
“Hiện HĐND tỉnh đang xem xét bổ sung danh sách số học sinh dân tộc thiểu số học một buổi tại các trường vùng khó khăn, để hỗ trợ 120.000 đồng/tháng. Việc bỏ sót đối tượng cho thấy các cơ quan chức năng của tỉnh chưa làm hết trách nhiệm” – ông Thịnh nói.
Theo người lao động
Bữa trưa chống bỏ học
Trước tình trạng trường học xa nhà, học sinh miền núi chán học, bỏ học, năm học 2012-2013, tỉnh Khánh Hòa đã áp dụng nhiều biện pháp chống bỏ học. Trong đó có việc nấu cơm trưa, ăn cơm trưa tại trường tiểu học.
Bà Hoàng Thị Lý - phó GĐ Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, cho biết, chương trình cho học sinh miền núi ăn trưa, bán trú tại trường đối với trẻ học 2 buổi/ngày được thực hiện từ đầu tháng 11. Những năm trước mỗi học sinh tiểu học đến lớp sẽ được nhận học bổng 90.000/tháng. Năm nay, số tiền này được nâng lên thành 200.000 đồng/tháng nhưng chuyển thành buổi ăn trưa.
Đến nay, hầu hết các trường ở 2 huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh đã thực hiện, trong đó có những trường đang thí điểm đối với học sinh lớp 1. Những trường nào do điều kiện cơ sở vật chật chưa đủ để tổ chức học 2 buổi thì học sinh được nhận tiền mặt 120.000 đồng/tháng.
"Ngoài mục đích chống bỏ học, chương trình còn nhằm chống suy dinh dưỡng cho trẻ miền núi và giúp các em thêm kỹ năng sống trong môi trường tập thể" - bà Lý nói.
Thầy Nguyễn Văn Sỹ - Hiệu trưởng Trường tiểu học Khánh Nam (huyện Khánh Vĩnh) cho biết, trường hiện có 167 học sinh, từ khi được ăn bữa trưa, ngủ tại trường, các em rất hào hứng đi học để được ăn cơm có thịt, cá. Nhờ có bữa trưa tại trường, các em không còn phải vượt đường xa về nhà mỗi trưa nắng rồi chiều quay lại trường nên sĩ số các lớp luôn ổn định.
Học sinh miền núi Khánh Hòa hào hứng với bữa trưa tại trường
Tuy nhiên, do chưa được đầu tư xây dựng nhà ăn, bếp ăn đúng chuẩn nên việc tổ chức nấu ăn cho học sinh còn nhếch nhác. Tại trường Tiểu học Khánh Nam, phải dùng bếp chật chội của nhà công vụ giáo viên nấu ăn cho hàng trăm học sinh. Bể nước, sàn nhà bếp lầy lội... Nhiều trường còn phải dùng bếp củi để nấu cơm, dùng phòng học hoặc che tạm khoảng sân chơi làm nhà ăn. Chưa được đầu tư đồng bộ nên nhiều trường thiếu chiếu, gối thậm chí thiếu nồi, bát ăn cơm cho học sinh...
Ông Trần Văn Trung - phó Phòng giáo dục huyện Khánh Vĩnh cho biết: Huyện đã trích ngân sách hợp đồng thời vụ với 55 cấp dưỡng nấu ăn cho học sinh ở toàn bộ 13 trường tiểu học nhưng chưa trường nào có bếp ăn, nhà ăn đạt chuẩn...
Bà Lý cho biết, tỉnh Khánh Hòa đang thực hiện đề án kiên cố hóa trường học bán trú, hiện đã xong giai đoạn 1. Ở giai đoạn II sẽ thực hiện trong thời gian tới, bếp ăn một chiều, nhà ăn hợp chuẩn sẽ được chú trọng đầu tư.
Theo Khuê Vũ (Vietnamnet)
Đề nghị EVN hỗ trợ hơn 2,5 tỷ đồng khắc phục hậu quả động đất Ngày 20/11, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, UBND tỉnh vừa có công văn đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bố trí nguồn kinh phí 2,532 tỉ đồng để UBND huyện Bắc Trà My khắc phục các công trình công cộng và nhà ở hư hỏng do động đất gây ra. Đến nay người dân vẫn chưa nhận...