Học trò kêu cứu, thầy cô giáo đứng về phía ai?
Nhiều người phải đau lòng đặt câu hỏi về vai trò của thầy cô, lãnh đạo các trường học: Họ ở đâu khi học trò của mình kêu cứu?
Tuy có thể chỉ là vài “con sâu” trong “nồi canh” giáo dục, nhưng những “con sâu” này đã khiến không ít phụ huynh phải lo lắng và khiến chính những người làm trong ngành giáo dục như tôi cảm thấy xấu hổ.
Vụ việc tại trường Tiểu học Nam Trung Yên (Hà Nội) vừa khép lại với nỗi day dứt không nguôi của xã hội về vấn đề đạo đức giáo viên, sự trung thực trong môi trường giáo dục thì mới đây hàng loạt các sự việc liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em xảy ra trong trường học một lần nữa khiến dư luận nổi sóng.
Em Trần Chí Kiên bị xe chở hiệu trưởng trường Nam Trung Yên đâm gãy chân và phiếu thăm dò ý kiến do bà Tạ Thị Bích Ngọc phát ra nhằm chứng minh mình “vô tội”
Nhiều người phải đau lòng đặt câu hỏi về vai trò của thầy cô, lãnh đạo các trường học: Họ ở đâu khi học trò của mình kêu cứu? Họ làm gì khi các em tuyệt vọng, hoang mang, chới với? Họ đứng về phía ai?
Chuyện xảy ra với một bé gái 7 tuổi, học lớp 1 tại trường Tiểu học Lương Thế Vinh (TP.HCM) là một ví dụ. Khi cơ quan chức năng còn đang trong quá trình điều tra, Ban Giám hiệu trường này đã vội vàng khẳng định trong văn bản, không có trường học sinh này bị một người đàn ông tên Đ. xâm hại tình dục như những gì gia đình phản ánh.
Dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao khi xảy ra vụ việc, nhà trường không đồng hành cùng phụ huynh? Chưa dừng lại đó, thay vì thăm hỏi, cô bảo mẫu trường này còn kết luận cháu bé mắc bệnh thích “tự sướng”.
Lời kết tội của cô thêm một lần nữa gây ra những đã gây tổn thương cho cháu bé và gia đình. Khi chưa có ý kiến của cơ quan chức năng, cách kết tội ấy liệu có ổn đối với tư cách của một nhà giáo?
Video đang HOT
Mới đây, tại một trường tiểu học trên địa bàn huyện Kim Bảng (Hà Nam), nhiều phụ huynh và người thân của các em học sinh của trường này đã đồng loạt gửi đơn tới cơ quan chức năng, tố cáo người bảo vệ trong trường có hành vi dâm ô với con cháu họ.
Khi cả xã hội còn đang hoảng hốt vì thấy trường học không còn là nơi an toàn đối với trẻ nhỏ thì nhà trường – nơi người bảo vệ đáng ngờ đang làm việc không có một động thái hỏi thăm hay chia sẻ gì với các nạn nhân.
Bị can Cao Mạnh Hùng nghi hiếp dâm trẻ em ở Hà Nội đã bị bắt giữ
Đau lòng hơn, trước câu hỏi về sự thiếu quan tâm, chia sẻ với gia đình và các học sinh là nạn nhân của vụ việc, vị Hiệu trưởng trường này lạnh lùng lý giải: “Quan điểm cá nhân của tôi, làm giáo dục không làm theo biện pháp đó. Tôi làm khác. Tôi nắm bắt từ giáo viên chủ nhiệm và đứng ngoài quan sát thôi”.
Lần này thì tôi sốc thật sự. Trường học là nơi chăm sóc bảo vệ trẻ nhỏ nhưng người đứng đầu nhà trường lại thản nhiên… đứng ngoài quan sát khi chính học sinh của họ đang rất có thể là nạn nhân của những vụ việc kinh hoàng.
Liệu rằng, với thái độ và quan niệm thế này, họ có xứng đáng là thầy cô giáo nữa hay không?
Là người làm việc trong ngành giáo, tôi biết từ lâu đã có hiện tượng bệnh thành tích, bệnh hình thức tồn tại trong từng lớp học, từng ngôi trường, từng giáo viên.
Nhưng, chẳng lẽ chỉ vì muốn giữ gìn một hình ảnh đẹp đẽ theo kiểu… hình thức, các thầy cô sẵn sàng hy sinh học trò của chính mình hay sao?
Các thầy cô có bao giờ động lòng, ân hận khi nghĩ đến việc những đứa trẻ mình dạy dỗ, gần gũi suốt một năm trời đang phải chới với, không có điểm tựa, bị thầy cô giáo quay lưng chỉ vì… thể diện của trường?
Với tôi, cũng như với sự đòi hỏi của cả xã hội, cho dù sự thật là gì, giáo viên cũng cần đứng về phía đứa trẻ đang đau đớn, sợ hãi và yếu thế chứ không phải là phía đối diện.
Việc các cô tự tách ra khỏi học trò của mình để đứng về phía “an toàn” không chỉ là thái độ phản cảm mà còn thể hiện sự thiếu trách nhiệm, thiếu gắn kết, thiếu tình thương yêu dành cho trò.
Liệu rằng sau thái độ ấy, học trò có còn nghĩ đến thầy cô như người mẹ hiền có thể chở che, tin tưởng và dạy dỗ nữa hay không?
Vì thế, cho dù kết luận của cơ quan điều tra là gì đi chăng nữa, chúng tôi bỏ lá phiếu “Chống” với các vị giáo viên trong những vụ việc này.
Chúng tôi không kết tội các cô phạm tội, chúng tôi chỉ nhận ra và buồn lòng phải nói: Các cô chưa dành cho trẻ tình yêu đáng phải có từ phía những người bên cạnh trẻ.
Theo Danviet
Hôm nay xét xử vụ dâm ô bé gái 12 tuổi
Nạn nhân vụ dâm ô được xác định là bé gái 12 tuổi, bị thần kinh bẩm sinh. Chiều nay, TAND TP Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án dâm ô trẻ em. Phiên tòa được mở theo đơn kháng cáo của bị cáo Đặng Văn Trình (SN 1954, ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội).
Theo bản án sơ thẩm, khoảng 13h ngày 30/12/2014, như mọi lần, cháu Đặng Thị Thanh H. (SN 2002, ở Phúc Thọ, Hà Nội) sang nhà chú chơi. Thấy H. chơi tha thẩn một mình, Đặng Văn Trình đã lại gần rủ rê cháu bé sang nhà mình.
Trình đã đưa bé H. ra sau nhà rồi làm chuyện mất nhân tính. Ông ta dặn cháu bé không được nói cho ai biết.
Khoảng 14h cùng ngày, gia đình cháu H. biết chuyện đã đưa cháu bé đến công an huyện Phúc Thọ trình báo. Theo kết quả giám định của Trung tâm y tế, tinh trùng trên quần bé H. là của Trình.
Ngày 1/1/2015, theo yêu cầu của gia đình bé H., Trình trình bày lại sự việc và người nhà bé H. đã ghi âm lại toàn bộ.
Tối hôm đó, Trình nộp cho người nhà bé H. bản tường trình viết tay thuật lại sự việc đã thực hiện dâm ô với cháu H. và xin lỗi gia đình, mong mọi người không làm to chuyện.
Sau khi biết việc làm của chồng mình là nghiêm trọng, bà Bùi Thị Lợi, vợ Trình cùng đến gia đình bé H. xin lỗi và nộp 100 triệu đồng tiền bồi thường.
Số tiền trên được trao cho bà Đào Thị Hoạt cụm phó cụm dân cư số 3 giữ hộ và chỉ khi gia đình cháu H. rút đơn tố cáo thì mới được nhận tiền.
Ngày 9/1/2015, gia đình cháu H. đến công an huyện Phúc Thọ rút đơn. Tuy nhiên, vụ việc này không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nên không rút được đơn. Bởi vậy, số tiền 100 triệu đồng sau đó được trả lại cho gia đình Trình.
Quá trình điều tra, Trình không nhận tội. Sau khi bị TAND huyện Phúc Thọ tuyên phạt bị cáo mức án 21 tháng tù, Trình làm đơn kháng cáo.
Theo Vietnamnet
Xâm hại tình dục trẻ em: Không chấp nhận bất cứ một thương thảo dân sự nào Xâm hại tình dục trẻ em đang trở thành vấn đề nóng trên các phương tiện truyền thông trong những ngày gần đây. Nóng vì mỗi năm Việt Nam có hàng nghìn trẻ em bị xâm hại nhưng rất ít vụ được giải quyết triệt để. Vì sao những vấn đề nghiêm trọng, gây tổn thương lớn trong cộng đồng lại không tìm...