Học trò cũ, sao để thầy cô mang quà biếu mình như thế?
Ngày lễ tri ân nhằm tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo nhưng đâu đó vẫn còn những kiểu “tri ân ngược” để mua lợi cho cá nhân rất cần lên án để dẹp bỏ.
Sẽ có người thắc mắc “tri ân ngược” là thế nào? Đó là kiểu thầy cô giáo lại mang phong bì, quà cáp đi biếu xén chính học sinh cũ mà mình đã từng dạy trước đây.
Đã có quy định nghiêm cấm biếu quà cáp cấp trên (Ảnh minh họa Vnreview.vn)
Làm chuyện ngược đời này chỉ vì giờ đây học sinh cũ lại là lãnh đạo của thầy cô giáo cũ.
Nếu như trước kia, học trò có thi đỗ đạt làm quan to đến tể tướng, quyền thế chỉ đứng dưới một người mà đứng trên vạn người nhưng khi về làng gặp thầy giáo cũ họ vẫn cung kính, quỳ lạy hành lễ theo đúng đạo thầy trò.
Ngày lễ, Tết vẫn tới thăm thầy với lòng thành kính thì ngày nay, đạo lý ấy đã bị không ít người cơ hội làm đảo lộn lên hết thảy.
Chúng tôi gọi đây là kiểu “tri ân ngược”, là vấn nạn. Bởi, không chỉ xảy ra ở một địa phương mà khá nhiều nơi hiện vẫn đang tồn tại kiểu “tri ân” biến tướng này.
Đây không phải là nét đẹp trong văn hóa của chúng ta mà chính là sự hoen ố trong tâm hồn những kẻ cơ hội cần phải lên án để dẹp bỏ.
Thầy cô cũng phải quà cáp, phong bì cho học trò
Cô M. Trưởng phòng giáo dục huyện K. còn khá trẻ.
Nghe hiệu trưởng trường tôi nói, cô ấy chính là học trò của cô từ hồi còn học lớp 5.
Sau này, khi vừa tốt nghiệp sư phạm ra trường cô hiệu trưởng cũng chính là giáo viên hướng dẫn tập sự cho cô M. những ngày tháng chập chững vào nghề.
Vậy mà từ ngày lên phòng làm cán bộ thì năm nào cô hiệu trưởng của chúng tôi cũng phải lo quà cáp để đi Tết cô M.
Cô giải thích với giáo viên, mình làm như thế là để họ bớt khe khắt cũng là vì anh chị em trong trường mình cả.
Không riêng cô M., cô Y. vốn là chuyên viên của phòng giáo dục phụ trách khối tiểu học.
Cô Y. chính là học trò và là nhân viên của hiệu trưởng một trường của đồng nghiệp tôi.
Từ ngày cô Y. lên làm chuyên viên của phòng, năm nào hiệu trưởng trường bạn cũng phải lo quà cáp, phong bì để đi lễ 20/11 thật chu đáo.
Video đang HOT
Chúng tôi cũng đã từng hỏi hiệu trưởng của mình, cô học trò cũ nay là trưởng phòng có bao giờ đi thăm cô giáo cũ?
Cô nói trước đang đi dạy thì có nhưng từ khi lên lãnh đạo đã không còn chuyện đó nữa và thay vào đó là cô phải đi thăm trò.
Nhịn miệng đãi khách
Nhiều năm về trước, cứ gần đến ngày 20/11 gần như tất cả các trường học ở quê tôi lại chộn rộn việc mua quà, lo phong bì để đi Tết phòng giáo dục.
Sẽ có 4 người được nhận quà của trường, đó là Trưởng phòng, Phó phòng, Trưởng phòng tổ chức và chuyên viên phụ trách.
Đi quà gì, phong bì bao nhiêu cũng làm các sếp trường đau đầu vì không chỉ phải cân đối số tiền trường có được mà phải nghĩ xem đi bao nhiêu sẽ không bị hố so với các trường láng giềng. Thường nhiều hơn thì được chứ ít hơn nhiều quá cũng khó coi.
Một kế toán tiết lộ, ngân sách không cho chi khoản tiền quà cáp thế nên chi rồi phải nặn óc suy nghĩ chi vào khoản gì cho hợp lý luôn là chuyện không hề đơn giản chút nào.
Vài năm trở lại đây, có quy định cấm lãnh đạo không được nhận quà cáp. Nhiều trường không còn mua quà nữa mà quy tất cả ra tiền để bỏ vào phong bì.
Những chiếc phong bì đựng tiền được kẹp vào tấm thiệp mang lên phòng để tặng.
Chuyện này đã gây điều tiếng không tốt trong giáo viên. Bởi, nhiều trường không có tiền để tổ chức cho giáo viên một ngày lễ cho ý nghĩa (đôi khi tổ chức ăn uống, giáo viên phải tự bỏ tiền túi ra góp vào), nhưng tiền phong bì đi cấp trên vẫn buộc phải có.
Giáo viên luôn hiểu rằng, đi quà cho cấp phòng là các hiệu trưởng đang lo cho bản thân mình chứ giáo viên thì chẳng bao giờ được hưởng lợi vì điều đó.
Ngày lễ tri ân nhằm tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta nhưng đâu đó vẫn còn những kiểu “tri ân ngược” để mua lợi cho cá nhân như thế rất cần lên án để dẹp bỏ.
Trúc Hạ
Theo giaoduc.net
Chúng tôi cần tôn sư trọng đạo cả năm đâu cần sự tôn vinh của một ngày?
Lễ tri ân như một trào lưu rộ lên một ngày rồi tắt hẳn. Những điệp khúc buồn lại tiếp tục cho bao ngày còn lại trong năm.
Một thầy giáo vốn là giảng viên một trường đại học ở Quy Nhơn kể rằng: "Tôi hỏi con tôi đang học ở nước ngoài, rằng hàng năm có Ngày Nhà giáo với hoạt động như ta không?
Ảnh minh họa: ninhthuan.edu.vn.
Nó bảo con học mấy năm nay, từ ngày ở Nhật rồi sang Pháp, con không thấy người ta tổ chức gì.
Tôi hỏi, vậy ở nước người ta không có truyền thống "Tôn sư trọng đạo" như nước mình sao?
Nó bảo, 365 ngày với họ, ngày nào cũng tôn sư trọng đạo; còn cái trò nhận quà cáp, biếu xén như Việt Nam thì họ khinh ra mặt".
Vẽ thiên đường trong mơ
Không được như nhiều nước trên thế giới 365 ngày thì ngày nào cũng tôn sư trọng đạo nên cần gì một ngày để tri ân?
Ở nước ta, cứ gần đến ngày 20/11 chúng tôi lại được nghe những điệp khúc quen thuộc ngợi ca "nghề cao quý".
Những trang sử vàng về giáo dục bao đời cũng được phát lại ra rả trên các phương tiện thông tin đại chúng từ ngày này qua ngày khác.
Những hoạt động kỷ niệm Ngày Nhà giáo rầm rộ diễn ra ở khắp nơi.
Người ta tổ chức lễ tặng hoa, ngợi ca công lao của thầy cô bằng những diễn văn, những lời tung hô và kết thúc các buổi lễ bao giờ cũng bằng cảnh ăn uống, nhảy nhót, hát hò đôi khi cả cảnh nhận quà và phong bì.
Thế nhưng, những nhà giáo có thâm niên gần ba chục năm trong nghề thì hiểu rõ lý thuyết thì đẹp đến lạ lùng nhưng hiện tại lại chẳng kém phần chua chát
Những lời ngợi ca, sự chúc tụng luôn dâng trào bay bổng tận mây xanh để những người chưa vào nghề phải khát khao và mơ ước.
Nghề cao quý mà đồng lương còi cọc, có giáo viên dạy cả tháng chỉ hơn một triệu đồng.
Nhiều nhà giáo gần 30 năm cống hiến cho giáo dục vùng khó bỗng chốc bị hất văng ra đường không chút xót thương vì bao năm họ không cho xét biên chế.
Nghề cao quý mà cầm đồng lương ăn bữa trước phải lo bữa sau, không làm thêm nghề tay trái chẳng ai có thể duy trì nỗi cuộc sống bình thường hằng ngày.
Nghề cao quý mà phụ huynh bắt giáo viên phải quỳ, sẵn sàng dang tay tát vào mặt thầy cô khi nghi ngờ con bị phạt.
Phụ huynh sẵn sàng cầm nón bảo hiểm đánh cô đến trụy thai chỉ vì một vết bầm trên tay do khi chơi em bất cẩn bị ngã.
Học sinh đánh lại thầy cô ngay trên bục giảng, gọi gia đình vào trường đánh cô đến ngất xỉu chỉ vì nhắc nhở em học bài.
Học sinh kêu giang hồ, anh chị xử thầy giáo ngay cổng trường chỉ vì thầy khuyên trò chú tâm vào việc học, đừng giao du với bạn xấu.
Bạo hành thầy cô không còn là hiện tượng cá biệt mà đã trở thành chuyện khá phổ biến trong môi trường giáo dục hiện nay.
Vinh quang gì khi thầy cô lên lớp luôn trong tâm thế lo sợ bị phụ huynh hay bị chính học sinh hành hung bất cứ lúc nào. Chưa bao giờ đạo đức học đường lại đáng báo động như lúc này.
Có cần tôn vinh một ngày?
Đến ngày 20/11, các ngành giáo dục ở địa phương lại tưng bừng làm lễ tôn vinh. Các cấp chính quyền đến thăm trường hoặc gửi điện hoa, gửi quà, gửi thiệp chúc mừng.
Các trường tổ chức buổi lễ tri ân cho học sinh toàn trường, rồi màn tặng hoa chụp hình làm kỉ niệm. Học sinh tổ chức kéo nhau đến thăm thầy cô giáo.
Không ít phụ huynh (chủ yếu cấp mẫu giáo và tiểu học) chở con đến tận nhà thầy cô mang theo những phần quà lớn, nhỏ để biếu, tặng cùng những lời chúc tụng có cánh lại được dịp bay bổng, vang lên.
Lẽ tri ân như một trào lưu rộ lên một ngày rồi tắt hẳn. Những điệp khúc buồn lại tiếp tục cho bao ngày còn lại trong năm.
Giáo viên mong gì nhất?
Càng không mong để nhận được hoa, những món quà biếu tặng của phụ huynh, của học sinh.Đương nhiên các nhà giáo không mong gì lễ tri ân chỉ diễn ra trong một ngày bằng những lời ca tụng, tung hô có cánh.
Điều nhiều thầy cô mong mỏi nhất chính là nghề giáo được nhà nước quan tâm, dành cho những chính sách ưu tiên như giáo viên sống được bằng nghề.
Có chính sách đặc biệt cho những giáo viên đã cống hiến nhiều năm cho ngành giáo dục không phải sống trong những ngày tháng lo sợ bị sa thải bất cứ lúc nào.
Mong không còn bị áp đặt các loại chỉ tiêu để thầy cô được tự do đánh giá học sinh một cách công tâm nhất.
Mong phụ huynh hợp tác tốt với giáo viên để dạy dỗ và giáo dục học sinh được tốt nhất.
Khi không còn sự bảo trợ đặc biệt từ cha mẹ, học sinh, các em sẽ chăm ngoan, lễ phép hơn giúp cho việc giảng dạy của thầy cô sẽ không còn nhiều áp lực.
Đây cũng chính là sự tri ân mà thầy cô nào cũng mong đợi. Tri ân kiểu này nó bền vững chứ không như kiểu "mì ăn liền" như hiện nay chúng đang đua nhau thực hiện.
Thuận Phương
Theo giaoduc.net
Các trường có được phép cho giáo viên nghỉ dạy để tổ chức ngày 20/11 không? Nhằm tôn vinh, ghi nhận và tri ân thầy, cô giáo đã và đang giảng dạy nên các trường học hoàn toàn có thể tổ chức lễ 20/11 tại trường và cho giáo viên nghỉ dạy. Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 là một ngày kỷ niệm nhằm tri ân các thầy cô giáo, tôn vinh truyền thống "tôn sư trọng đạo". Tuy...