Học trò “chóng mặt” vì… thi cuối năm
Nhiều môn thi, lịch thi dày đặc, học trò ở các bậc học quay mòng mòng không có thời gian nghỉ ngơi để “chạy đua” với kỳ thi cuối năm.
Học ở trường về, sau bữa ăn tối vội vã, em Trần Nguyệt Minh, học sinh lớp 8 ở Bình Thạnh, TPHCM lao ngay vào bàn học lôi tài liệu sách vở ra để ôn các môn còn lại. Gần một tháng nay, em học gần như không ngơi nghỉ nhồi nhét hàng loạt các môn học trong kỳ thi cuối năm. Môn nào cũng bài tập, đề cương dày cộm, Minh cho hay, em học liên tục mà còn không làm hết bài tập.
“Gần tháng nay con tôi ngủ không quá 5 tiếng ngày” là chia sẻ của chị Lê Thị Dần, có con gái học bậc THCS ở Q.1, TPHCM. Cháu học cả ngày ở trường, trưa cũng tranh thủ xem bài. Về nhà là ngồi vào bàn học đến khuya, có hôm bài khó, bài nhiều thì học đến 12h đêm. Hôm sau hơn 5h sáng đã phải dậy để chuẩn bị sửa soạn đến trường cho kịp giờ vì còn tắc đường, kẹt xe.
“Tôi thấy con rất căng thẳng nhưng nói cháu học bớt chút đi thì cháu không chịu. Thầy cô giao đề cương nhiều, cháu nói nhất quyết phải hoàn thành thì mới làm được bài. So với hồi mình đi học, các con bây giờ học cực quá, thi cử triền miên, thi học kỳ thôi chẳng khác nào thi đại học”, người mẹ nói.
Điểm kém trở thành nỗi ám ánh của nhiều học trò, nhất là các em có những thành tích học tập nhất định với nhiều kỳ vong từ bố mẹ, thầy cô. Để đạt kết quả tốt, các em phải dốc sức để ôn thi, thậm chí lúc này ngoài thời gian tranh thủ ngủ thì mọi nhu cầu, sinh hoạt khác đều cắt hết.
Lịch thi dày đặc, thi nhiều môn… trải dài từ bậc tiểu học đến THPT. Riêng với học sinh cuối cấp như lớp 5, lớp 9 và lớp 12, việc học còn áp lực hơn nhiều lần khi các em phải đương đầu với giai đoạn chuyển cấp. Học sinh lớp 5 dùng kết quả thi cuối năm để xét tuyển, học sinh lớp 9 và lớp 12 sẽ trải qua kỳ thi tuyển sinh hết sức gắt gao.
Ngoài áp lực từ các môn thi chính thức, học sinh còn lo ngay ngáy một số môn học khác tuy không thi nhưng có thể quyết định kết quả học tập cả học kỳ, cả năm. Ví dụ như môn Thể dục nếu học sinh bị đánh giá là không đạt thì dù tổng kết các môn khác có đạt Giỏi vẫn có thể kéo xếp loại học lực của học sinh xuống Trung bình. Với nhiều em có thể lực yếu thì đây là một sự thách đố để… thành học sinh giỏi toàn diện.
Một giáo viên dạy bậc THCS ở TPHCM chia sẻ, thi học kỳ với học sinh rất áp lực. Chỉ trong vòng khoảng 2 tuần, học sinh phải thi tất cả các môn theo lịch thi của Phòng GD-ĐT. Ngoài các môn thi theo đề chung, các em phải thi các môn khác như Công nghệ, Thể dục, Tin học… theo lịch của nhà trường.
Việc học của học sinh vẫn quay cuồng với các kỳ thi
Học sinh được xếp lịch thi theo kiểu ngày thi – ngày nghỉ, thi xong thì có một ngày để ôn cho môn kế tiếp nên theo giáo viên này, các em phải học rất căng để “chạy” theo lịch kiểm tra liên tục.
Video đang HOT
“Với cả chục môn thi cùng với khối lượng kiến thức khổng lồ, để làm được bài đòi hỏi học sinh vừa học thuộc, vừa phải hiểu, vận dụng để làm được bài. Các em mệt mỏi, căng thẳng là chuyện không thể tránh khỏi”, thầy lên tiếng và bày tỏ quan điểm học sinh đang học trong mô hình “vận hành bằng các bài, các kỳ kiểm tra liên tục”.
Thầy dẫn chứng chỉ riêng môn Văn ở bậc THCS một kỳ đã đến gần 10 bài kiểm tra cả hệ số 2 lẫn hệ số 1.
Chạy theo các bài kiểm tra, thi cử nên thầy trò rất ngại đổi mới, sáng tạo, phá cách trong dạy học mà chọn cách dạy – học nhồi nhét kiến thức không hiệu quả, lắm áp lực nhưng phù hợp để thi cử.
Để giảm áp lực của các kỳ thi cho thầy và trò, việc đổi mới đánh giá, thi cử là rất cần thiết. Còn giờ, học sinh vẫn phải đương đầu với các kỳ thi căng thẳng nhưng chưa chắc đã đánh giá thật sự được chất lượng dạy học thì liệu các em có được động lực, khát vọng để học tập suốt đời hay là qua vài kỳ thi thì “hãi việc học đến suốt đời” như lời chua chát của một nhà giáo.
Và rồi vào mùa thi, các bác sĩ, chuyên gia tâm lý lại phải cảnh báo tình trạng các phòng khám tâm thần nhi quá tải. Nhiều học sinh hóa điên vì… học, vì thi.
ThS tâm lý Vũ Cẩm Vân khuyến cáo, vào mùa thi, nếu học sinh có những dấu hiệu bất thường như thường xuyên đau đầu, mất ngủ, sợ học, nôn ói, ngất xỉu, rơi vào trạng thái hoảng loạn hay có những biểu hiện loạn thần như khóc cười vô cớ, không kiểm soát được lời nói, hoang tưởng thì phụ huynh cần nhanh chóng đưa các em thăm khám ở chuyên khoa tâm thần để có hướng điều trị thích hợp.
Theo Hoài Nam (Dân trí)
Bí quyết để phụ nữ bắt đầu cuộc sống mới sau ly hôn
Ly hôn là một vết thương không nhỏ trong lòng mỗi người, đặc biệt là với phụ nữ. Dù xã hội hiện đại thì ở một mức độ nào đó, ly hôn vẫn để lại cho phụ nữ áp lực rất lớn.
Làm sao để họ có thể bước ra từ ám ảnh của đổ vỡ và mạnh mẽ bắt đầu cuộc sống mới?
Hãy dũng cảm tự nhìn lại bản thân
Rất nhiều người khi gặp trắc trở trong tình yêu, hôn nhân đều có xu hướng quy kết mọi trách nhiệm cho đối phương, giày vò và trách móc đủ thứ "không tốt" của người kia mà rất ít khi nhìn lại chính bản thân mình để tìm ra nguyên nhân và cách cải thiện phù hợp.
Bạn nên biết rằng, tình cảm là một sự thỏa mãn nhu cầu về mặt tinh thần của cả hai người, một khi mối quan hệ của bạn xuất hiện vấn đề thì chắc chắn nguyên nhân đều tồn tại từ hai phía, có thể là lý do và mức độ khác nhau nhưng nhìn chung mỗi người đều có một phần trách nhiệm.
Do đó, khi hạnh phúc lứa đôi của bạn có dấu hiệu tan vỡ, trước hết hãy bình tĩnh xem xét lại bản thân, tìm ra nguyên nhân tự thân và cố hết sức để cải thiện tình hình. Nếu bạn đã "tự kiểm điểm" và có thiện chí giữ gìn gia đình nhỏ của mình nhưng đối phương vẫn không có động thái nào muốn hàn gắn thì hãy can đảm đối diện và chấp nhận sự thật.
Ly hôn là chuyện không ai muốn, nhưng nếu một trong hai người đã không còn nguyện vọng đồng cam cộng khổ với người kia thì có duy trì cuộc hôn nhân này cũng không thể bền lâu và hạnh phúc trọn vẹn. Bạn đau khổ, tổn thương và là người phụ nữ mềm yếu thì cũng phải biết học cách buông tay khi đó là lựa chọn cuối cùng và duy nhất.
Không nên oán hận, trả thù, hãy để cuộc chia ly nhẹ nhàng hơn cho cả đôi bên, mỉm cười cầu mong đối phương hạnh phúc và cũng tin rằng bản thân bạn nhất định cũng sẽ tìm được hạnh phúc thật sự thuộc về mình.
Khi bạn biết tự nhìn nhận lại bản thân, tìm ra vấn đề từ chính mình và rút ra được bài học trong đó thì những cảm giác phẫn nộ, bi ai cũng dần dần được hóa giải phần nào. Tuy tình cảm là chuyện rất cảm tính nhưng khi đứng trước kết cục không thể gắn bó cùng nhau, bạn cần lý trí để xử lý vấn đề và cho mình thêm sức mạnh để đứng vững.
Bạn vẫn có quyền "trút" những tâm tình không vui vẻ bằng phương pháp thích hợp để giảm áp lực
Tuy nói bạn nên mạnh mẽ đón nhận sự thật, dù là sự thật đau lòng nhưng không có nghĩa là bạn phải đè nén tất cả những buồn thương của mình. Bạn có quyền tìm kiếm nhiều cách để trút ra những chuyện không vui trong lòng, đó có thể là tâm sự với người bạn tri kỷ hay người thân thấu hiểu và khiến bạn tin tưởng nhất.
Khóc cũng là một cách để giải tỏa áp lực. Nước mắt kỳ thực không mặc định bạn là người yếu đuối, khóc "đúng mức" còn rất tốt cho sức khỏe tâm sinh lý, chỉ khi nào bạn mãi đắm chìm trong quá khứ đau thương mới là nhu nhược, là ủy mị và khó bắt đầu lại cuộc sống mới.
Ngoài ra, bạn có thể dành thời gian rảnh rỗi "hậu ly hôn" vì không cần phải lo toan nhiều thứ trong gia đình như trước nữa để có thể làm điều mình thích, đọc sách, đi du lịch, tập thể dục, chăm sóc lại sắc đẹp, học những khóa kỹ năng và bước ra ngoài xã hội rộng lớn để kết nối những người bạn mới...
Bạn chính là người có thể tự giúp chính mình tìm lại năng lượng tích cực sau đổ vỡ hôn nhân, vì vậy đừng vội bỏ cuộc và mất niềm tin. Nếu mọi nỗ lực tự thân vẫn không hiệu quả, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ tâm lý.
Giao tiếp nhiều hơn với mọi người để không ám ảnh trong nỗi cô đơn
Mỗi người đều có nhu cầu "thuộc về" và luôn hy vọng mình được trân trọng và yêu mến trong một tập thể dù lớn hay nhỏ. Nghiên cứu phát hiện giao tiếp có lợi cho sức khỏe của tâm lý con người. Khi bạn chân thành quan tâm, giúp đỡ người khác, bạn sẽ nhận ra thứ mình nhận lại được còn nhiều hơn bạn đã cho đi.
Vì vậy, khi cuộc sống có một người thương yêu bên cạnh đã không còn nữa, bạn càng nên bước ra ngoài để gặp gỡ nhiều người hơn, các mối quan hệ xã hội sẽ giúp bạn phần nào thoát khỏi cảm giác cô đơn, trống vắng và ít suy nghĩ tiêu cực hơn.
Thành thực gánh vác và đón nhận hôn nhân, ly hôn và trách nhiệm cuộc sống
Khi bạn khách quan và chân thành nhìn nhận và đối đãi với chính mình, không chỉ trích và oán giận người khác mới có thể có đủ bản lĩnh đón nhận hiện thực cuộc sống. Hãy thành thực dù là với vấn đề nhiều tổn thương như chuyện ly hôn, nó sẽ giúp bạn sáng suốt nhìn ra những điều mà trước đó bạn không biết.
Đứng ở góc độ khách quan có thể giúp bạn đối mặt với ly hôn một cách lý trí và tỉnh táo hơn, từ đó áp lực và cuộc sống khắc nghiệt cũng dễ chấp nhận hơn. Khi bạn nhìn mọi thứ với tâm thái tích cực, nhẹ nhàng thì mới đủ vững vàng để bắt đầu cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
Xây dựng lại niềm tin
Những hoài nghi về bản thân sau khi ly hôn sẽ khiến bạn đánh mất lòng tin. Vì vậy, dù là tổn thương sau đổ vỡ thì bạn vẫn phải biết tự nhìn nhận lại, rút ra bài học và trở nên trưởng thành hơn chứ không phải buông xuôi và tự hạ giá mình.
Khi vợ chồng đã đường ai nấy đi, hãy học cách thích ứng và yêu quý vai trò mới của bản thân, hãy xem áp lực hiện tại đang đè nặng trong lòng chính là cơ hội để bạn rèn luyện chính mình, độc lập đối diện mọi thứ và để trái tim mình mạnh mẽ lên.
Theo Em đẹp
Thi học kỳ ở quận Cầu Giấy: Đề và đáp án giống hệt nhau Trên Facebook, PGS Văn Như Cương vừa chia sẻ lỗi khó hình dung trong đề và đáp án kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9 của Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đề thi chung cho học sinh lớp 9 trong kỳ kiểm tra hết học kỳ I quận Cầu Giấy vừa được phản ánh để xảy ra nhiều lỗi trong đáp...