Học trò 10 tuổi cõng em vượt núi tới lớp
Để vượt qua chặng đường 2 km tới trường, anh em Sơn phải đi bộ mất cả tiếng đồng hồ, có những lúc phải đi chân đất để khỏi trơn ngã.
Điểm trường Thành Công là khu lẻ xa nhất, sâu nhất của trường Tiểu học Lũng Cao 2, thuộc xã Lũng Cao ( Bá Thước, Thanh Hóa). Nhà Vi Văn Sơn (10 tuổi) ở ngay đầu con dốc cao, khó đi của bản Thành Công. Cậu em Vi Văn Xứng bị liệt chân từ nhỏ, hàng ngày đến trường trên lưng của anh. Cõng em trai 7 tuổi, bàn chân Sơn bám chặt xuống mặt đường đất đỏ và đá lổn nhổn. Đến đoạn đường trơn, cậu phải bỏ dép, đi đất để khỏi trượt ngã. Đi được một quãng, Sơn vừa xốc cho em ngồi gọn trên lưng, vừa kéo quần để khỏi tuột.
Bóng trường thấp thoáng phía xa, Sơn mím chặt môi rồi bước nhanh hơn. Qua khỏi cánh đồng với con đường bùn đất lầy lội là tới điểm trường Thành Công. Gần cổng trường có những vũng nước nhỏ, em dừng lại rồi vội nhúng bàn chân, rửa bớt bùn đất, xỏ dép rồi mới vào lớp. Nghe tiếng trống, Sơn nhanh chân đưa em vào phòng học lớp Một rồi ù chạy về lớp Năm trước khi thầy giáo bước vào.
Hàng ngày Sơn đi bộ 2 km bùn lầy đưa em tới trường. Ảnh: Hoàng Phương.
Bố mẹ lên nương cả ngày, việc học của hai anh em do Sơn đảm nhận. Buổi sáng, cả hai ăn vội bát cơm nguội rồi sửa soạn tới trường. Năm học mới bắt đầu được ít ngày, cậu học trò có thêm nhiệm vụ đưa đón em đi học. “Xứng nhẹ cân nên em cõng không mệt lắm. Thế này đã nhằm nhò gì so với mỗi lần đi rừng kiếm củi”, Sơn gãi đầu cười.
Trong lớp, Sơn học khá, luôn giành danh hiệu học sinh tiên tiến. Môn học tốt nhất của em là Toán. Sơn bảo, học lớp Năm rồi nhưng em chưa có ước mơ gì to lớn, chỉ mong trước mắt được đi học rồi mới tính sau.
Cậu học sinh nổi tiếng láu cá, hay đầu têu những trò nghịch ngợm trong lớp nhưng lại rất thương em trai. Ra chơi, Sơn thường chạy xuống lớp Một thăm em, rồi cùng các bạn cõng Xứng ra ngoài chơi. Hôm nào anh không xuống, Xứng được bạn học bế ra gần cửa lớp, ngồi nhìn các anh chị chơi đánh đáo, đánh cù, nhảy dây. Xứng có khuôn mặt thông minh, đôi chân buông thõng lúc nào cũng lấm lem bùn đất. Em được thầy giáo chủ nhiệm Hà Quản đánh giá tiếp thu bài khá nhanh.
“Việc Xứng cố gắng đến lớp đã là một nỗ lực rất lớn rồi. Nếu duy trì đến lớp đều đặn, không nghỉ học thì em có thể theo học lâu hơn nữa”, thầy Quản cho hay. Thầy có ý định đến tận nhà kèm thêm để các em không bỏ trường lớp. Bố mẹ không biết chữ nên buổi tối, Sơn thường kèm Xứng học bài tập viết và đếm số tự nhiên.
Bố bị tâm thần, mẹ bận công việc, hai chị em Vân tự bảo ban nhau học hành. Ảnh: Hoàng Phương.
Cùng lớp với Sơn có em Lê Thị Vân (14 tuổi) cũng hàng ngày cõng em tới lớp. Vân người xóm Ho, ở tận trong núi sâu thuộc bản Thành Công. Hàng ngày, Vân cõng theo em gái Lê Thị Nhiệt 6 tuổi bước chân ra khỏi nhà lúc 5h30. Quãng đường 4 km phải băng qua 3 con suối nhỏ cùng nhiều đoạn dốc khúc khuỷu. Hai chị em đi bộ khoảng 1 tiếng rưỡi thì đến. Nhiều lúc mỏi lưng, gặp đoạn bằng phẳng, Vân lại cho Nhiệt xuống đi bộ một đoạn.
Vân cho hay, trong xóm Ho có nhiều bạn học cùng trường. Sáng sớm, bạn í ới gọi, rồi chờ hai chị em ở con dốc đầu xóm cùng đi học. Suốt chặng đường, các em ríu rít nói chuyện nên không thấy mệt, quãng đường đi học dường như ngắn lại rất nhiều.
Dù hai chị em cầm ô che nhưng sương núi dày đặc vẫn thấm ướt vai cô chị, ướt tóc cô em. Những ngày mưa bất chợt, hai chị em bẻ tạm cành cọ che cho đỡ ướt cặp sách. Ấy vậy mà đến được trường thì quần áo vẫn ướt. “Lúc đó, hai chị em lại cùng nhau hát bài Đi học, có đoạn cọ xòe ô che nắng ấy ạ”, Vân cười hồn hậu.
Video đang HOT
Các em nhỏ rất chịu khó học hành nên được thầy cô quý mến. Ảnh:Hoàng Phương.
Bố bị bệnh tâm thần, mẹ quanh quẩn với rẫy và nương nên hai chị em tự bảo ban nhau học. Bản Ho không có điện, hai chị em tranh thủ học ban ngày. Buổi tối thắp đèn dầu đọc lại bài một lúc rồi đi ngủ sớm, dành sức ngày mai đến trường. Vân và Nhiệt thường mang theo một vắt cơm nhỏ ăn cho đỡ đói để có sức về nhà.
Cô học trò 14 tuổi cao tồng ngồng, còn rụt rè khi tiếp xúc với người lạ. Gặng hỏi mãi, Vân mới chịu trả lời: “Em Nhiệt còn bé, lại không biết gì, đường đi học xa nên em phải cõng”. Cô bé Nhiệt có đôi mắt to tròn, cả buổi chỉ bẽn lẽn cười, nép sau vai chị mà không nói câu nào.
Cùng học lớp Một với Xứng và Nhiệt còn có em Vi Văn Hảo (7 tuổi), cũng bị liệt chân từ nhỏ. Hàng ngày, bố mẹ phải cõng em đến trường, hoặc nhờ bạn bè dìu đi. Hảo học trước quên sau nhưng rất ham đến lớp.
Thầy Ngân Văn Thoa, điểm trưởng khu Thành Công cho biết, hai học trò Vi Văn Sơn và Lê Thị Vân là những học sinh khá nhất khu lẻ này. Từ lớp Hai đến nay, 2 em luôn đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. “Việc học ở đây còn quá vất vả, học sinh tiên tiến đã là một sự phấn đấu rất lớn của các em rồi”, thầy Thoa trăn trở.
Cả điểm lẻ Thành Công có 54 học sinh, từ lớp 1 đến lớp 5, chủ yếu là dân tộc Mường. Thầy dạy chữ cho trò, trò lại dạy tiếng Mường cho thầy để thầy cô có thể nói chuyện được với người dân. Nhiều thầy cô cắm bản tâm sự: “Học sinh nơi đây có những trường hợp nghỉ học chỉ vì cái đói, cái nghèo bắt phải lên nương, lên rẫy, chứ thực lòng các em rất ham học”.
Hoàng Phương
Theo VNE
Phát hiện thú vị về suối cá thần thứ 3 thiêng nhất xứ Thanh
Sự xuất hiện của suối cá thứ ba này, cùng với hai suối cá thần khá nổi tiếng thuộc huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) đã tạo nên những điểm du lịch "gây sốt" cho du khách.
Đó là suối cá nằm trên địa bàn thôn Chiềng Ban, xã Văn Nho, huyện Bá Thước (Thanh Hóa). Nhiều người cho rằng, suối cá Chiềng Ban đã từng được phát lộ đầu tiên, và xung quanh nó là rất nhiều câu chuyện bí ẩn và thú vị.
Tận mắt suối cá thiêng
Lời đồn về một suối cá còn thiêng hơn cả hai "suối cá thần" phát hiện ở huyện Cẩm Thủy đã thôi thúc chúng tôi vượt qua gần 200 km theo đường mòn Hồ Chí Minh để tới xã Văn Nho, Bá Thước (Thanh Hóa).
Theo quốc lộ 217, qua UBND xã Văn Nho chừng 7 km, chúng tôi đã đến được với "khu cấm địa" của hang "cá thần". Nói là khu cấm địa, bởi lẽ địa hình tại đây khá trắc trở, ngoài tuyến đường đã được bêtông hóa, thì hầu hết các con đường đều chung cảnh lầy lội, trơ trọi.
Đông đảo du khách đến xem suối cá.
Từ đường lớn đi vào hang cá chỉ cách chừng gần một cây số nhưng đường quá nhỏ hẹp nên chúng tôi phải gửi lại xe để cuốc bộ. Hang cá thần nằm dưới chân một ngọn núi đá vôi, bên trên, cây cối um tùm hoang sơ, tịch mịch. Bên dưới, một con suối ngầm chảy từ trong lòng núi ra, được người dân xây đập ngăn lại lấy nước tưới tiêu cho đồng ruộng và đây cũng chính là suối cá của xã Văn Nho.
"Về đây (huyện Bá Thước) mà không tìm tới suối cá thì tiếc lắm, nhất là với những người mong cầu may, vì suối cá rất thiêng", ông Hà Văn Tần, người dân tộc Mường, sống tại thôn Quyết Thắng (xã Thiết Ống, huyện Bá Thước) cho chúng tôi hay khi được hỏi đường về suối cá.
May mắn là trong chuyến đi hôm ấy, chúng tôi đã gặp ông Hà Văn Thân, người dân tộc Mường, sống tại thôn Chiềng Ban. Ông cũng chính là người được cử trông coi suối cá và ban thờ trên núi.
Thấy chúng tôi có vẻ băn khoăn, khi trông xuống dòng nước, ông Thân như hiểu ý. "Các cậu muốn thấy cá, thì phải làm thế này này". Nói rồi, ông vỗ nhẹ hai bàn tay và rắc xuống mặt nước một ít bột, giống như cám ngô. Bất ngờ, một đàn cá lớn, lưng đen lao đến, vây kín mặt nước trước sự sững sờ của chúng tôi.
Toàn cảnh ngọn núi, dưới chân là suối cá thần.
Từ trong hang, từng đàn cá lớn nhỏ cũng nối nhau bơi ra, trước những tiếng động nhẹ phát ra từ đôi bàn tay của ông lão. Lấy làm lạ, chúng tôi ghé sát mặt nước và vỗ nhẹ, tức thì, đàn cá vây đến mỗi lúc một đông. Trong số đó, có không ít con cá với kích thước lớn, dễ chừng nặng đến chục cân. "Nhằm nhò gì đâu, hôm rồi trời mưa, nước ngập tràn bờ, tôi còn bắt được một con cá mắc cạn nặng tới 12kg", ông Thân nói thêm.
Theo ông Thân, đàn cá này đã có từ rất lâu, từ bé, ông đã được nghe ông nội và bố của ông kể là từ khi còn nhỏ đã thấy ở đây có cá nhiều như vậy... Ông Thân cho hay, bình thường thì cá không hay ra khỏi hang như suối cá ở huyện Cẩm Thủy; cá ở đây chủ yếu là cá rộc, các loại khác cũng có nhưng ít hơn...
Theo ông Thân, nhiều người cho rằng, suối cá Văn Nho là suối cá thứ ba tại Thanh Hóa và mới được phát hiện, tuy nhiên, ông lại cho rằng, suối cá xã Văn Nho đã được phát hiện từ trước đó rất lâu, thậm chí là trước cả hai suối cá kia.
"Tiếc là không còn văn bản nào ghi lại về sự xuất hiện của suối cá này, chứ nếu không nó đã được ghi nhận từ lâu rồi", ông Thân nói giọng tiếc nuối. Rồi, như để làm rõ hơn những gì vừa nói, ông Thân dẫn chúng tôi đến nhà ông Lục Văn Trút, người ở xã Thiết Kế, cựu chiến binh từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, biết khá rõ về suối cá.
Theo ông Trút, bản thân ông từng tận mắt chứng kiến ngọn nguồn của suối cá. "Đây là một con suối ngầm chảy qua núi, bắt đầu từ cây số 8 ở đường 217 về đến Chiềng Ban", ông Trút cho biết.
Suối cá Chiềng Ban có thể được xuất hiện trước hai suối cá ở Cẩm Thủy, và còn vang tiếng sang một số nước trong khu vực. Phía sâu trong núi còn có một cái hang rộng khoảng 50 m2 với trần hang khá cao chính là nơi đàn cá tập trung với số lượng đông nhất. Bình thường đàn cá ở trong đó hết, chỉ khi có người tới thả thức ăn xuống đập cá mới ra nhiều. "Muốn vào được hang phải lặn qua một cửa hang ngầm dài chừng 25 m, có gặp đàn cá, thì cứ lẳng lặng mà bởi, đừng làm gì cả", ông Trút nói thêm.
Trước thông tin cho rằng, một số cá ở suối giống với cá tại hai suối cá ở Cẩm Thủy, liệu các suối cá này có thông với nhau? Ông Trút cũng cho hay, hồi còn chiến đấu bảo vệ địa bàn, ông đã có quá trình tìm hiểu khá rõ về địa hình khu vực. Theo đó, khả năng 3 suối cá thông với nhau là ít xảy ra. "Tuy nhiên, cũng không loại trừ do địa hình biến đổi theo thời gian nên các rãnh, suối có sự thông nhau, muốn rõ được phải có cuộc khảo sát lại", ông Trút cũng nói thêm.
Lối lên am thờ.
Những chuyện ly kỳ về hang cá thiêng nhất xứ Thanh
Trở lại với hành trình tìm về suối cá, sau khi rảo một vòng quanh khu vực suối, chúng tôi đã men theo một đường dẫn lên lưng chừng núi. Thấy lạ vì trên núi không có người, song lại có chiếc am thờ với tượng ngựa gỗ mà hương khói vẫn thoang thoảng, chúng tôi được ông Thân lý giải rằng, chiếc am thờ chính là minh chứng cho tính thiêng tại suối cá.
Theo ông Thân, khi thực dân Pháp đô hộ và đóng quân gần suối cá, không biết vì lý do gì mà họ lại không đánh bắt cá ở suối cá này, ngược lại còn lập bàn thờ trong một hang động nằm phía trên suối cá khoảng 10 m để thờ chúng.
Thời gian này, trong vùng có hai ông là Hà Văn Nho và Hà Công Bộ là thủ lĩnh trong phong trào Cần Vương, hai người này lãnh đạo quân dân địa phương chống lại thực dân Pháp và bị Pháp bắt, bị chém đầu tại động thờ "cá thần".
Sau khi cách mạng thành công, người dân cũng không phá đền và lấy nơi đây làm nơi thờ tự hai thủ lĩnh địa phương từng bị giặc Pháp giết hại, cùng với thần cá. Hằng ngày người dân thay phiên nhau mang thức ăn ra suối cho cá. Còn theo Chủ tịch UBND xã Văn Nho Phạm Minh Xuân, tên gọi xã Văn Nho hiện nay chính là được lấy từ tên của một trong hai thủ lĩnh địa phương đã ngã xuống.
Theo một số cụ cao niên tại xã Văn Nho, nơi đây còn lưu truyền một truyền thuyết khá nổi tiếng. Đó là truyền thuyết về con thuồng luồng lấy cô gái dệt vải làm vợ, dù câu chuyện mang sắc thái truyền thuyết, song theo ông Thân, người dân trong, ngoài vùng đều rất tôn sùng.
Vào mùa mưa, có những năm nước lụt tràn ngập lên cả mặt đập nhưng lạ là đàn cá vẫn không hề ra khỏi đập. Xung quanh suối cá hiện vẫn còn nhiều câu chuyện khó lý giải, đan xen vào đó là những câu chuyện lịch sử có thực.
"Việc bắt cá ở đây cũng từng xảy ra những chuyện không hay. Đã có trường hợp, có người bắt cá ở đây mang về ăn thì gặp chuyện chẳng lành. Có trường hợp thì bị điên, có trường hợp thì mất mạng, đây là những trùng hợp lạ lùng không rõ ràng, tạo nên sự linh thiêng, kỳ bí...", ông Thân nói với vẻ mặt nghiêm nghị.
Trước kia, khi còn thời Pháp thuộc, có tên chánh tổng tham lam, do ăn cá ở hang này sau đó bị chết thảm. Khoảng năm 1982, có người tên Tháp từ Cẩm Thủy lên, khi ngang qua suối cá đã đánh mìn để bắt cá ở đây về ăn thì bị sét đánh... Từ đó, nhiều người dân thấy vậy càng tỏ ra kính trọng thần cá. Tuy nhiên, vẫn còn những trường hợp người dân do sơ ý hay không biết chuyện, nên vẫn đánh bắt cá tại suối. Kết quả là phải đón nhận những kết cục không hay.
Ông Thân bảo, những lời đồn có thể vô căn cứ, song chính nó đã giúp cho việc gìn giữ được đàn cá, tạo nên sức hút của suối cá Chiềng Ban, tạo nên được một điểm du lịch hoang sơ, lý tưởng cho tương lai.
Chủ tịch UBND xã Văn Nho Phạm Minh Xuân khẳng định, xã đang thực hiện khảo sát và sẽ sớm có văn bản đề nghị cơ quan chức năng xây dựng "suối cá thần" Chiềng Ban là một điểm đến du lịch của vùng.
Theo Lao động
Ông già Mường và cỗ quan tài nghìn năm treo vách đá Trên vách núi làng Cùng (Cẩm Tú, Cẩm Thủy, Thanh Hóa) có một cỗ quan tài dài 2,3 m, tương truyền đã tồn tại hàng nghìn năm, gắn với những câu chuyện linh thiêng, không ai dám mạo phạm. Thôn Cùng (trước kia có tên làng Liên Sơn) nghĩa là đường cùng, chỉ có một lối duy nhất đi vào làng, hai mặt...