‘Học thuyết Trump’ nhìn qua vấn đề Syria
Tuyên bố mới nhất về Syria của Tổng thống Mỹ Donald Trump là minh chứng rõ nhất về học thuyết mà ông áp dụng trong chính sách đối ngoại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu về vấn đề Syria tại Nhà Trắng ở Washington DC., ngày 23/10. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Vox, việc Tổng thống Trump thay đổi triết lý can thiệp quân sự (đặc biệt là ở Trung Đông) mà Mỹ áp dụng bấy lâu nay không phải là chuyện mới. Khi ông chấm dứt những cuộc chiến không có lợi cho Mỹ và tăng cường can dự vào những cuộc chiến khác, người ta thấy rõ hơn bao giờ hết là Tổng thống không muốn điều binh sĩ Mỹ hoặc chi thêm tiền thuế cho xung đột ở nước ngoài trừ khi Mỹ có lợi.
Sau khi bác bỏ lời khuyên của các chuyên gia chính sách đối ngoại muốn can dự hơn ở Syria, Tổng thống Trump nói: “Tôi theo đuổi con đường khác, đó là con đường đưa Mỹ tới chiến thắng. Với tư cách là ứng cử viên tổng thống, tôi nói rõ rằng chúng ta cần cách tiếp cận mới với chính sách đối ngoại của Mỹ. Chính sách đó không do lý tưởng dẫn đường, mà do kinh nghiệm, lịch sử và kiến thức thực tế về thế giới dẫn lối. Khi chúng ta cam kết đưa binh sĩ Mỹ ra chiến trường, chúng ta chỉ làm vậy nếu lợi ích quốc gia quan trọng lâm nguy và khi chúng ta có mục tiêu rõ ràng, kế hoạch chiến thắng và con đường thoát khỏi xung đột. Chúng ta cần có kế hoạch đúng đắn và khi đó chúng ta sẽ chỉ chiến thắng mà thôi. Không ai có thể đánh bại chúng ta”.
Video đang HOT
Nói cách khác, Mỹ sẽ không tham gia vào những xung đột quân sự trừ khi Mỹ biết có thể chắc thắng và có thể rời đi. Với những người nói binh sĩ và hỏa lực Mỹ có thể giúp ổn định các điểm nóng như Syria, Tổng thống Trump cho rằng đó không phải là việc của Mỹ mà là việc của những người ở nước đó. Ông khẳng định: “Việc của quân đội chúng ta không phải là giữ trật tự thế giới. Các quốc gia khác phải đứng lên và chia sẻ công bằng, mà điều đó lại chưa diễn ra”.
Những suy nghĩ và quan điểm trên đã được ông Trump nói đến trong nhiều năm nhưng chưa bao giờ rõ ràng như trong tuyên bố về Syria ngày 23/10 tại Nhà Trắng. Bài phát biểu của ông đã nói rõ về học thuyết chính sách ngoại giao của riêng ông.
Từ trước tới nay, các chuyên gia chính sách ngoại giao lúc nào cũng quan tâm tới học thuyết của tổng thống. Tổng thống Harry Truman luôn cho rằng Mỹ có nghĩa vụ hỗ trợ kinh tế, quân sự, chính trị cho các nước dân chủ bị đe dọa và cho rằng các tư tưởng đối lập với Mỹ sẽ làm suy yếu nền tảng hòa bình quốc tế, an ninh của Mỹ. Trong bài phát biểu tháng 3/1947 về việc viện trợ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, ông nói Mỹ cần ủng hộ những người tự do đang nổi dậy chống lại tình trạng nô dịch hóa.
Quan điểm đó trái với quan điểm của Tổng thống Trump – người cho rằng Mỹ cần giúp đỡ về quân sự, kinh tế cũng như các mặt khác nếu có lợi cho người Mỹ nhất. Chính sách Syria của ông chính là minh chứng rõ nhất.
Theo Tổng thống Trump, Mỹ không có lợi gì khi duy trì binh sĩ ở Bắc Syria và ông đã rút toàn bộ binh sĩ, ngoại trừ một nhóm bảo vệ mỏ dầu Syria và theo dõi nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Với ông, việc Nga, Iran hay Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thêm quyền lực ở Syria sau khi Mỹ rút không phải là vấn đề cần quan tâm.
Ông cũng không quan tâm tới việc bảo vệ các tay súng người Kurd ở Syria dù đó là đối tác chống IS của Mỹ. Ông cho rằng họ cần phải tự bảo vệ mình.
Dù vậy, vẫn còn một số điều chưa rõ về quan điểm của Tổng thống Trump. Mỹ rút quân và các nước khác nhảy vào Syria có lợi gì cho Mỹ? Phải chăng ông nghĩ rằng không phải tốn thêm tiền và không phải chịu thêm rủi ro đổ máu ở Syria là một chiến thắng? Tổng thống Trump muốn rút khỏi Syria vì cho rằng đó là mớ hỗn độn hay vì Syria không có ý nghĩa chiến lược với Mỹ nữa? Theo tờ Vox, có lẽ là tất cả những điều trên đều đúng với Tổng thống Trump.
Trong trường hợp Tổng thống Trump điều 1.800 binh sĩ tới Saudi Arabia để bảo vệ nước này trước các cuộc tấn công từ Iran, ông đã có tính toán rằng Mỹ được lợi khi hành động như vậy. Binh sĩ Mỹ sẽ giúp bảo vệ các mỏ dầu Saudi Arabia vốn quan trọng với thị trường năng lượng thế giới. Hơn nữa, Mỹ sẽ chỉ bảo vệ Saudi Arabia vì Tổng thống Trump nói Saudi Arabia sẽ trả tiền để Mỹ làm việc đó.
Điều đó có nghĩa là nước Mỹ thời Tổng thống Trump là một quốc gia vì mình hơn bao giờ hết. Mỹ không có nhiệm vụ thúc đẩy hay bảo vệ dân chủ, không sát cánh với đồng minh hay đối tác, không giải quyết tình huống xấu ở khắp nơi. Nhà Trắng sẽ chỉ quan tâm tới “nước Mỹ trước hết”. Đó chính là học thuyết mà Tổng thống Trump luôn áp dụng nhất quán từ trước tới nay.
Thùy Dương/Báo Tin tức
Nga khoe lá chắn bất khả xâm phạm bảo vệ căn cứ Khmeimim ở Syria
Nga vừa khoe hàng rào chống đạn bảo vệ căn cứ không quân Khmeimim ở Syria trong chương trình truyền hình "Military Acceptance".
Theo kênh Zvezda của Nga, hàng rào chống đạn trên được thiết kế để bảo vệ các cơ sở đặc biệt quan trọng có khả năng bị tấn công khủng bố và đang được sử dụng tại căn cứ không quân Hmeimim ở Syria.
Sự hiệu quả của hàng rào này đã thể hiện trong quá trình thử nghiệm. Những phát đạn có kiểm soát đã được bắn vào các mục tiêu phía sau hàng rào và khả năng đạn có thể bắn trúng mục tiêu không cao hơn 5%.
Những phát đạn được bắn bằng súng ngắn Makarov, AK-47 và súng bắn tỉa Dragunov. Căn cứ không quân Nga tại Hmeimim, Syria liên tục nằm dưới sự tấn công bằng nhiều loại vũ khí khác nhau, trong đó có nhiều cuộc tấn công được thực hiện bằng máy bay không người lái của phiến quân.
Theo Danviet
Lời giải cuộc chiến Syria : 'Ba cây chụm lại' liệu có 'nên non'? Hội nghị thượng đỉnh 3 bên lần thứ 5 giữa Iran, Nga và chủ nhà Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra tại Ankara đầu tuần này, với trọng tâm được bàn thảo là cuộc chiến đã bước sang năm thứ 9 tại Syria. "Một cây làm chẳng nên non" liệu "ba cây chụm lại" có tìm ra được giải pháp lâu dài cho cuộc...