Học thuê, thi hộ: ĐH Kinh tế QD rà soát lại SV
Đại diện trường ĐH Bách khoa Hà Nội và Kinh tế Quốc dân đã lên tiếng sau thông tin sinh viên của các trường này bỏ tiền ra thuê người đi học thay, thi hộ.
Vừa qua, Khampha.vn thực hiện loạt bài phóng sự điều tra nhập vai phản án hiện trượng sinh viên bỏ tiền thuê người đi học, đi thi. Trong số đó có sinh viên của các trường đại học uy tín, tên tuổi như: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Sư phạm Hà Nội… Ngoài ra, trên mạng xã hội còn xuất hiện nhiều diễn đàn học hộ, thi hộ với số thành viên tham gia lên tới hàng chục ngàn người.
ĐH Bách khoa sẽ có hệ thống kiểm soát thẻ sinh viên
Như đã phản ánh, trong vai người thi thuê, chúng tôi liên lạc với sinh viên N.T.T với lời rao trên mạng: “Nhờ thi hộ môn Đồ họa kỹ thuật cơ bản ở trường Đại học Bách Khoa Hà Nội”. Sau gần chục cuộc điện thoại, T. mới chốt được địa điểm gặp gỡ ở căng tin trường này vào lúc 12h trưa 13/3. Theo thỏa thận, nếu đạt điểm B, tôi được trả 400.000 đồng. Làm tốt hơn, được thưởng thêm từ 50.000 đến 100.000 đồng…
Sinh viên N.T.T và bạn gái (bên trái) thuê người thi hộ môn Đồ họa kỹ thuật cơ bản (Ảnh chụp tại căng tin Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, ngày 13/3)
Trước thông tin trên, đại diện Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội – TS. Đinh Văn Hải, Trưởng phòng Công tác chính trị và Công tác sinh viên cho biết, nhà trường hết sức lên án việc học hộ, thi hộ.
Ông Hải cho rằng, với truyền thống luôn được xã hội ghi nhận tốt về đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường, nếu có hiện tượng sinh viên bỏ tiền thuê người thi hộ thì đây là điều đáng tiếc. Hiện tượng này cân bi lên án vì đó là việc vi phạm nghiêm trọng quy chế đào tạo.
“Học hộ, thi hộ tạo nên các sản phẩm ‘giả chất lượng’ và phản ánh về việc xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức noi chung va y thưc hoc tâp cua sinh viên noi riêng. Do vậy, phải có biện pháp ngăn chặn để không xảy ra hiện tượng này”, ông Hải nhấn mạnh.
Khi đươc hoi vê nguyên nhân dân tơi hiên tương hoc hô, thi hô, đại diện trường ĐH Bách khoa cho biêt, tinh tơi thơi điêm hiên nay, ĐH Bách Khoa Hà Nội chưa phát hiện trương hơp nao nên chưa thể đưa ra nguyên nhân cụ thể.
Tuy nhiên, ông Hai cung khăng đinh, qua thông tin phan ánh cua báo chí, nhà trường se ra soat lại các quy định, quy chế về đào tạo, thi, kiểm tra của nhà trường xem còn kẽ hở nào không. Bởi theo ông Hải, bấy lâu nay, ĐH Bách khoa vẫn được coi là trường có hệ thống quản lý, kiểm soát khá chặt chẽ.
Ông Hải nói thêm: “Chúng tôi sẽ có thông báo đến sinh viên và giảng viên để ý hơn đến chuyện học hộ, thi hộ. Nếu phát hiện sinh viên vi phạm sẽ xử lý nghiêm”.
Binh luân vê hình thức đào tạo theo tín chỉ, ông Hai chi ra răng, do sinh viên được tự do chọn lớp, nên kêt câu lơp hoc truyên thông bi phá vỡ, gây kho khăn trong qua trinh triên khai va quan ly cac hoat đông của sinh viên. Đê khăc phuc tình trạng nay, ông cho răng vai tro cua “cô vân hoc tâp” cân đươc chu trong hơn nưa.
“Cô vân hoc tâp” đươc ông Hai giai thich là những giảng viên có kinh nghiệm của nhà trường, sẽ định hướng cho sinh viên về học tập, hòa nhập xã hội nghề nghiệp… Cung thông qua “cô vân hoc tâp”, sinh viên được giải đáp mọi thắc mắc về chương trinh đao tao, quy chê, quy đinh cua nha trương. Tư đo co cac biên phap lên an va ngăn chăn hiên tương hoc hô, thii hô trong sinh viên.
Bên cạnh đó, đê ngăn chăn viêc lam gia the sinh viên nhăm “qua măt” cac can bô coi thi, ông Hai cho biêt, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đang phát triển một hệ thống kiểm soát thẻ sinh viên. Hệ thống sẽ tích hợp việc điểm danh sinh viên, xác nhận sinh viên trong các kỳ thi, kiểm tra… qua một hệ thống quét thẻ.
Video đang HOT
Như vậy, người quản lý cụ thể chỉ cần biết mã số sinh viên là đã có đầy đủ những thông tin về sinh viên cần tìm. Khi sử dụng quét thẻ, người quản lý có thể đối chiếu thông tin của sinh viên, hạn chế hoàn toàn việc gian lận trong thi cử.
TS. Đinh Văn Hải, Trưởng phòng Công tác chính trị và Công tác sinh viên – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
ĐH Kinh tế Quốc dân: “Kiểm tra ngay”
Như đã phản ánh, ngày 7/3, PV nhập vai người đi học thuê môn Toán cao cấp của lớp Tài chính công, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Sĩ số lớp học khoảng 40 sinh viên, nhưng chỉ khoảng 20 sinh viên có mặt đầu giờ học. Bài giảng của thầy giáo luôn bị cắt ngang bởi các tốp đi học muộn và tiếng nói chuyện xì xào.
Lân la làm quen với sinh viên tên T., quê ở Thái Bình, PV được biết: Lớp học thường bắt đầu từ 13h đến 16h. Lớp vẫn có sinh viên lạ đến học thuê. Kết thúc “trót lọt” buổi học thuê, PV được sinh viên trả thù lao tương đương… một bát phở (30.000 đồng).
Trước thông tin này, đại diện trường ĐH Kinh tế Quốc dân – ThS. Nguyễn Hoàng Hà, Trưởng phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên bày tỏ: “Nhà trường cho rằng đây là một hành động trái với các văn bản quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của nhà trường”.
Ông cũng cho hay, sau khi biết thông tin trên, nhà trường ngay lập tức rà soát, kiểm tra sự việc. Nếu đúng là có chuyên sinh viên nhờ ngưới khác học hộ, nhà trường sẽ giao cho các đơn vị có liên quan để làm rõ vấn đề và xử lý theo quy định. Đồng thời, thông báo rộng rãi đến sinh viên toàn trường. Ông Hà cho hay, đây cũng là một biện pháp để ngăn chặn sinh viên học hộ.
Bên cạnh đó tiếp tục tuyên truyền, giáo dục phối hợp với tổ chức đoàn, hội sinh viên phát động phong trào sân chơi lành mạnh giúp sinh viên có động lực vươn lên mạnh mẽ trong cuộc sống và rèn luyện.
Theo Khampha
Điều tra học thuê, thi mướn: Bộ GD&ĐT vào cuộc
Lên án hiện tượng học thuê, thi hộ ở bậc đại học, lãnh đạo Bộ Giáo dục - Đào tạo cho rằng có thể giao cơ quan chức năng xử lý hình sự nếu sự việc nghiêm trọng.
Khampha.vn vừa thực hiện loạt bài phóng sự điều tra nhập vai về hiện trượng sinh viên bỏ tiềnthuê người học hộ, thi hộ đang diễn ra hết sức nghiêm trọng. Đáng chú ý là, hiện tượng tiêu cực này xảy ra ở nhiều trường đại học danh tiếng.
Thứ trưởng Trần Quang Quý
Thứ trưởng Trần Quang Quý đã đưa ra quan điểm của Bộ Giáo dục & Đào tạo về sự việc này trong cuộc trao đổi với phóng viên.
Thưa ông, điều tra của chúng tôi về hiện tượng học thuê, thi hộ trong sinh viên cho thấy, nhiều sinh viên ở các trường đại học lớn không đi học mà bỏ 30-50 nghìn đồng để thuê người học hộ và bỏ 400 nghìn ra để thuê người khác thi hộ. Nghĩa là, họ chỉ cần bỏ ra một đến 2 triệu đồng là đã có một môn học đạt điểm tốt? Quan điểm của Bộ GD & ĐT về vấn đề này thế nào?
Thứ trưởng Trần Quang Quý: Qua báo chí và các nguồn phản ánh khác, chúng tôi thấy có hiện tượng sinh viên nhờ người khác học hộ, thi hộ. Chúng tôi cho rằng đây là hành động đáng lên án.
Nhờ người học hộ, thi hộ nghĩa là vay mượn kiến thức của người khác để tiến thân. Hành động này có thể so sánh giống như "ăn cắp để tiến thân". Trong suốt cuộc đời người đó như mang bên mình "án treo", sau này bị tố cáo, điều tra phát hiện ra thì coi như sự nghiệp tan vỡ. Như vậy cuộc đời của người đó không bao giờ thanh thản.
Ngoài ra, người bỏ tiền thuê người khác thi hộ, học hộ nghĩa là không có kiến thức, sau này có thể tốt nghệp ra trường nhưng sẽ không làm được việc. Chúng tôi khuyên các bạn sinh viên không nên có hành động nhờ người học hộ, thi hộ.
Bộ GD&ĐT sẽ xử lý hành động học hộ, thi hộ như thế nào, thưa ông?
Thứ trưởng Trần Quang Quý: Trong các quy chế về học sinh, sinh viên của Bộ GD & ĐT nêu rõ: Học sinh, sinh viên học hộ hay nhờ người khác học hộ sẽ bị xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học.
Những người thi, kiểm tra hộ, hoặc nhờ làm hộ, sao chép tiểu luận khóa luận sẽ bị đình chỉ 1 năm học nếu vi phạm một lần, buộc thôi học nếu tái phạm. Nếu tổ chức học hộ, thi hộ, làm hộ khóa luận tốt nghiệp sẽ bị buộc thôi học, trường hợp nghiêm trọng có thể giao cho cơ quan chức năng xử lý hình sự.
Sinh viên N.T.T và bạn gái (bên trái) thuê người thi hộ môn Đồ họa kỹ thuật cơ bản (Ảnh chụp tại căng tin Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, ngày 13/3)
Các chuyên gia về giáo dục đào tạo cho rằng, học theo hình thức tín chỉ là học theo chương trình của từng cá nhân, nên ngay trong một lớp, có thể sinh viên không biết hết nhau. Sinh viên lợi dụng đặc điểm "không biết mặt nhau" này để có thể thuê người trà trộn vào lớp học hộ. Theo ông, đây có thể xem là nhược điểm chung của đào tạo tín chỉ?
Thứ trưởng Trần Quang Quý: Giáo dục hiện nay cần phải phát triển con người toàn diện, thậm chí rút ngắn thời gian học cho những bạn học giỏi... Có thể thấy, học theo hình thức tín chỉ phát huy được phẩm chất, năng lực của người học, làm người học rút ngắn thời gian học tập, nghĩa là làm ra được của cải xã hội nhiều hơn. Hình thức đào tạo tín chỉ có điểm mạnh như vậy.
Tuy nhiên, đào tạo theo tín chỉ cũng có nhược điểm, làm cho công tác quản lý sinh viên khó khăn. Ví dụ như tổ chức lớp học truyền thống bị phá vỡ, việc sinh hoạt đoàn, hội trong nhà trường khó khăn.
Khâu tổ chức quản lý hình thức học này còn có nhiều vấn đề cần được bàn bạc để có giải pháp tốt hơn. Về việc này, Trung ương Đoàn và các trường đại học đã tổ chức nhiều hội thảo, hoạt động, đưa sinh viên vào sinh hoạt tập thể, phát huy năng lực tốt hơn...
Sinh viên N.T.H rao trên mạng xã hội tìm người đi thi hộ.
Qua tổng hợp ý kiến sinh viên, chúng tôi nhận thấy, một nguyên nhân sinh viên không muốn đến trường là vì"học nhầm lớp". Vào học ngành mình không yêu thích, đi học nhưng không biết có tương lai sáng sủa không, có việc làm và làm đúng chuyên ngành học không... Thứ trưởng có ý kiến gì về điều này?
Thứ trưởng Trần Quang Quý: Nhiều sinh viên ra trường không có công ăn việc làm, một trong những nguyên nhân xuất phát từ khâu lựa chọn đầu vào không đúng. Trong xã hội có ngành đang "hot" nhưng sau 3,4 năm khi sinh viên ra trường, ngành đó lại bão hòa, không cần lao động.
Do vậy, vấn đề tư vấn tuyển sinh có vai trò quan trọng để thông tin cho các em biết ngành nào đang dư thừa, đang thiếu. Thí dụ, Bộ GD & ĐT đang cảnh báo một số ngành đang dư thừa như ngành ngân hàng, tài chính, kinh doanh... Còn ngành kỹ thuật công nghệ, nông, lâm, ngư... đang thiếu. Hiện nay các trường đều có các phòng tư vấn tuyển sinh, tổ công tác tư vấn, đoàn thanh niên, hội sinh vấn tư vấn, giúp các bạn chọn ngành nghề thích hợp.
Nhiều sinh viên tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội thuê người đi học
Hiện nay, chúng tôi cho rằng, việc giáo dục kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên rất quan trọng. Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường hợp tác qua lại với doanh nghiệp.
Qua hợp tác, doanh nghiệp giúp các em sinh viên có nơi thực tập; doanh nghiệp tham gia vào xây dựng chương trình, đào tạo; cử kỹ sư trình độ ngành nghề, giảng môn liên quan thực hành, tham gia hướng dẫn sinh viên thực tập; tham gia đánh giá đầu ra sinh viên... Ngược lại, doanh nghiệp có thể được ưu tiên lựa chọn sinh viên xuất sắc để tuyển dụng.
Thưa ông, trách nhiệm của Bộ Giáo dục & Đào tạo trước hiện tượng tiêu cực học hộ, thi hộ trong giáo dục đại học như thế nào?
Thứ trưởng Trần Quang Quý: Từ phóng sự điều tra của báo, Bộ sẽ có văn bản yêu cầu chấn chỉnh hiện tượng này. Nhất là trong bối cảnh sắp đến kỳ thi cuối năm, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng..., chúng tôi nghĩ rằng càng phải sớm chấn chỉnh chuyện này.
Tuy nhiên, cũng phải nói thêm, thực tế thì năm nào Bộ GD&ĐT cũng nhắc nhở hiện tượng học hộ, thi hộ. Ví dụ trong quy chế tuyển sinh, trong sinh hoạt ngoại khóa hướng dẫn sinh viên, học sinh đầu năm học bao giờ cũng có cảnh báo và lên án việc học hộ, thi hộ.
Ngoài ra, về phía nhà trường phải có biện pháp quản lý thi cử thật tốt. Như ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý sinh viên, làm thẻ điện tử ra vào phòng thi để tránh việc dùng thẻ giả...
Phía người thầy, cũng cần nâng cao trách nhiệm. Ví dụ như theo dõi quá trình học tập của các em, qua đó biết em nào có khả năng học tập tốt, yếu... để có hình thức giúp đỡ sinh viên yếu.
Quan trọng hơn, các bạn sinh viên nên tích cực học tập trau dồi kiến thức, nó là hành trang để xây dựng cuộc sống vững vàng. Nếu cứ đi "vay mượn" kiến thức sẽ không làm được việc, không làm nên sự nghiệp cho bản thân.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Loạt bài điều tra của Khám Phá đã chỉ ra sự việc hết sức nghiêm trọng trong giáo dục đại học. Rất nhiều sinh viên ở các trường danh tiếng như: Bách Khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Sư phạm Hà Nội... thuê người đi học hộ và thi hộ. Không chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, hiện trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều diễn đàn học hộ, thi hộ với số thành viên tham gia lên tới hàng chục ngàn.
Theo Khampha
SV thuê người học hộ, ĐH Sư Phạm Hà Nội nói gì? Đại diện trường ĐHSP Hà Nội đã có ý kiến sau khi báo chí đăng tải thông tin về hiện tượng sinh viên trường này bỏ tiền thuê người đến lớp học hộ mình. Vừa qua, Khampha.vn thực hiện loạt bài phóng sự điều tra nhập vai về hiện trượng sinh viên bỏ tiền thuê người học hộ, thi hộ. Trong số cơ...