Học thể dục online mà đầu tư “xịn xò” như quay MV, trường Đại học chất nhất mùa Covid-19 đây rồi!
Trường đại học này đã đầu tư hẳn các máy móc chuyên dụng cho việc quay hình để thực hiện các bài giảng online môn thể dục khiến sinh viên vô cùng thích thú.
Mới đây, trên fanpage của Bộ môn Giáo dục thể chất và Quốc phòng – Đại học Hà Nội đã đăng tải những bức ảnh các thầy cô thuộc bộ môn này đang chuẩn bị thực hiện các bài giảng online gửi tới sinh viên trong thời gian nghỉ chống dịch.
Điều đặc biệt là ngoài sự nhiệt tình chỉ dẫn theo bài giảng của các thầy thì sự đầu tư đáng nể về trang thiết bị cũng khiến sinh viên trầm trồ.
Ảnh: Fanpage Bộ môn GDTC&QP Đại học Hà Nội
Việc quay hình được thực hiện ngoài sân bóng, không chỉ có sự xuất hiện của thầy giảng viên bộ môn mà còn kèm 2 bạn trợ giúp làm mẫu. Bên cạnh đó là dàn máy quay siêu chuyên nghiệp với nhiều góc máy khác nhau, chắc chắn sẽ tạo ra những thước phim sinh động hơn gửi tới các bạn sinh viên khi học online.
Ảnh:Fanpage Bộ môn GDTC&QP Đại học Hà Nội
Nhiều sinh viên tỏ ra hứng thú với cách làm này, và bình luận sôi nổi. Bạn H.Y chia sẻ: “ Các thầy rất chi là đáng yêu nhé!”, Bạn H.T còn hào hứng: “ Chuyên nghiệp ghê các thầy ơi!”. Nhiều bạn còn đùa rằng các thầy như đang quay MV và hứa sẽ cày view nhiệt tình, Tuy vậy, một số bạn vẫn còn e ngại hình thức học online được áp dụng cho môn giáo dục thể chất có thực sự hiệu quả hay không. Nhưng không thể phủ nhận, với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, thì đây là cách học tối ưu nhất cho mọi môn học để giữ an toàn cho sinh viên.
Video đang HOT
Ảnh: Fanpage Bộ môn GDTC&QP Đại học Hà Nội
Được biết, cũng như nhiều trường Đại học khác trong cả nước, Đại học Hà Nội tiếp tục không cho sinh viên đến trường học tập trung mà triển khai các hình thức dạy học trực tuyến đến 12/4. Đây là phương pháp duy trì học tập được các trường áp dụng trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19.
Dân mạng xôn xao 1 start-up làm việc không chuyên nghiệp, thiếu minh bạch, sếp lớn còn thản nhiên gọi nhân viên là "bọn"
Phần lớn mọi người đều cho rằng start-up này làm việc quá kém và để lộ nhiều lỗ hổng trong khâu quản lý cũng như quy trình làm việc.
Mới đây, trên group của cộng đồng các bạn sinh viên, một dòng trạng thái "bóc phốt" công ty đã thu hút nhiều sự chú ý. Chủ status đã kể rõ ràng và chi tiết về quá trình 1 tháng thử việc như "địa ngục" của mình với start-up X. Nội dung bài đăng xin phép được tóm tắt như sau:
Phần 1: Được mời về làm việc
Vào tháng 11/2019, mình có nhu cầu mượn sách của khoa Ngôn Ngữ Anh các trường để tự học. Trong quá trình tìm tòi tài liệu, mình có quen được 1 bạn nữ tên là N, học tại Đại học Hà Nội. Sau một quá trình trao đổi thì mình đã mượn được những tài liệu mình cần. Tuy nhiên, vì mình cũng muốn thêm bạn thêm bè nên vẫn trao đổi nói chuyện với N. Và N đã kể cho mình về công ty mà bạn ấy đang làm - công ty X start-up về ứng dụng di động, project hiện tại của công ty là một app về tóm tắt sách. Công ty sẽ thuê các bạn Freelancer tóm tắt những quyển sách best seller, sau đó up lên app cho người dùng đọc.
N gửi cho mình một số bài mẫu của các bạn Freelancer, và mình phải thú thật là rất tệ, sai rất nhiều lỗi từ cơ bản đến phức tạp. Sau khi nghe qua mình nhận xét và sửa một số bài thì N cũng phải công nhận và thú thật với mình về cái tình hình tệ hại của dự án này, và ngỏ ý mời mình về làm việc với vai trò là QC - quản lí chất lượng bài viết.
Sau đó, mình đã đến công ty và trao đổi với anh T về nội dung công việc. các bạn có thể thấy trong ảnh sau:
Buổi phỏng vấn diễn ra khá nhanh và thiếu chuyên nghiệp. Sự thiếu chuyên nghiệp có thể được cảm nhận qua những câu nói của anh T, ví dụ như: "Ở Việt Nam đã có THẰNG NÀO làm giống em chưa?", "Em sẽ quản lí BỌN freelancer."
Không hề có hợp đồng thử việc. Công việc này là part-time, theo quy định thì thử việc 1 tháng nhưng công ty cho thử việc 2 tháng. Tuy nhiên, vì công việc này khá phù hợp với mục tiêu tương lai của bản thân, mức lương cũng không đến nỗi quá tệ so với khối lượng công việc và hơn hết là mình được mời về nên mình vẫn quyết định làm.
Phần 2: Đập đi - Xây lại
Theo như trao đổi thì mình sẽ bắt đầu làm vào tháng 1/2020. Tuy nhiên vì công ty có nhiều vấn đề và mình cũng muốn đi làm trước để làm quen mọi người nên mình đã đi làm không lương 2 ngày 29- 30/12/2019. Khi bắt đầu làm thì mình mới nhận ra dự án này có nhiều vấn đề như thế nào. Đặc biệt là trong cái workflow (quy trình làm việc) của dự án đó.
- Tuyển dụng freelancer ồ át, viết bài ồ ạt trong khi chữa, chấm bài thì chậm do thiếu người, vậy nên đến khi mình mới bắt đầu làm thì có tầm hàng chục bài chưa được chấm và chữa. Kết quả là trong vòng 1 tuần liên tục mình không làm được gì khác ngoài chữa bài.
- Một người phải làm quá nhiều việc, từ tuyển dụng cho đến chấm bài, chữa bài và điều phối, vậy nên là quá tải.
- Cơ chế tính lương cực dốt, theo kiểu cấp số nhân, vậy nên là freelancer cứ viết ầm ầm để gửi về, điều này dẫn đến chất lượng bài viết cực tệ. (Viết 4 bài được 1 triệu 2, viết 5 bài được 2 triệu 5, viết 6 bài được 3 triệu 6, viết 7 bài được 4 triệu 9)
- Không xét đến độ dài của sách, cào bằng cho tất cả sách là bằng tiền nhau, vậy nên là người viết dài cũng như người viết ngắn.
- Vì chấm chữa bài không kịp, chất lượng bài viết và freelancer cũng tệ nên là lương còn nợ rất lâu và nhiều.
- Đã thay đổi một vài người và một vài workflow nhưng cũng không hề khả quan.
Sau khi qua đợt chữa bài để launch app, mình bắt đầu quá trình xây dựng lại toàn bộ hệ thống của dự án đó. Mình là người trực tiếp nhúng tay vào gần như TẤT CẢ mọi nhiệm vụ và công việc. Mình đã xây dựng một workflow mới logic hơn, cụ thể hơn, có sự tách bạch rõ ràng hơn về nhiệm vụ (Freelance - Tuyển dụng - Quản lí - Điều phối - Sửa bài).
Đến cả những công việc như tính lương, thưởng, mình cũng là người phải sửa đổi lại, áp dụng những hiểu biết về Tài Chính (chuyên ngành của mình) và về thị trường lao động tiếng Anh để có được mức lương hợp lí, cân bằng giữa freelance và công ty. Như các bạn có thể thấy, mình phải ôm đồm quá nhiều thứ, thậm chí có rất nhiều việc không hề liên quan đến vị trí QC hay RD của mình.
Vậy thì N và T đang ở đâu?
T: Người sếp vĩ đại của công ty không hề có tí kiến thức nào về tiếng Anh hay sản phẩm. Vậy nên là toàn quyền mình lo và quyết định. Vậy nhưng ít ra thì anh ý cũng đã làm được cho mình những file quản lí ở Airtable.
N: Trong khi mình ngồi vắt óc suy nghĩ về workflow thì bạn N đang ngồi chữa bài. Một công việc mà hoàn toàn có thể được hoàn thành cực kì nhanh sau khi workflow đã hoàn chỉnh và tuyển được người. Nói vậy không có nghĩa là N không giúp được gì, bạn ý cũng làm được một số nhiệm vụ đơn giản như tổng hợp lại báo cáo về workflow cũ để mình làm ra workflow mới và làm được 1 số phần khác.
Thế nhưng, điều mà mình thấy buồn cười, đó là khi mình yêu cầu N gửi cho mình 1 bản workflow cũ, thì mình nhận được câu trả lời như sau: "Nhiệm vụ được giao vào tối thứ 6, và deadline là thứ 3 tuần tiếp theo. Mình nhận được báo cáo vào chiều thứ 2, tức mình có chưa đầy 1 ngày để nghĩ ra một cái workflow mới."
Và mình hoàn thành tất cả công việc trên trong khoảng 2 tuần. Chính anh T cũng đã phải công nhận với mình là workflow mới về mặt lí thuyết là ổn định và chất lượng hơn.
Phần 3: Ngày Tết kinh hoàng và lời chia tay chớp nhoáng
Sau khi hoàn thành các nhiệm vụ trên, cộng thêm một vài việc nữa thì mình bắt đầu đưa workflow vào chạy thử, đồng thời hoàn thành nội dung chi tiết hơn. Mình có nhờ N làm hộ mình công việc tuyển dụng để chuẩn bị cho sau Tết, nhưng câu trả lời mình nhận lại là: "Cậu làm đi."
Và tất nhiên là mình đã làm. Trong 3 ngày liên tục, mình đã lọc hồ sơ, phỏng vấn online khoảng 60 người. Báo cáo lúc 11 giờ đêm. Thậm chí trong Tết, mình vẫn thi thoảng vào check và lọc tiếp hồ sơ, gửi mail để sau Tết sẽ phỏng vấn.
Vậy nhưng, đời không như là mơ. Chỉ ngay sau đợt tết, vào ngày cuối cùng của tháng 1, mình nhận được quyết định điều chuyển từ Leader - QC - RD trở thành Freelancer Trainer (Người đào tạo cho Freelancer). Điều đó diễn ra sau 1 buổi họp mà không hề có mình tham dự.
N và T đã tự ý điều chuyển mà không hề có văn bản hay thông báo gì khác ngoài 1 cái email quyết định không hề có lí do. Sau đó, mình có yêu cầu một buổi gặp mặt trực tiếp để trao đổi, và những gì mình nhận lại là KHÔNG TRANH LUẬN.
Và kết quả là mình đã nghỉ việc tại X. Kết thúc 1 tháng thử việc gian nan. Hi vọng qua câu chuyện của mình, các bạn sẽ có 1 góc nhìn khách quan hơn về công ty. Đồng thời, mình cũng nhận được thêm thông tin về nhân sự ở tình trạng khá giống mình ở X.
Quả thực, câu chuyện đang được cư dân mạng bàn tán trên là lời cảnh tỉnh đối với các bạn trẻ khi chọn một công việc để phát triển. Hãy thật khách quan đánh giá tình hình và chất lượng của mỗi doanh nghiệp để xem mình có đủ khả năng gắn bó không nhé!
Theo Trí Thức Trẻ
Nam sinh ngoại ngữ 'mượn tiếng Đức tỏ tình' và cái kết khiến cả cộng đồng mạng ủng hộ Dùng 'IQ vô cực' để cưa cẩm crush, vô tình nam sinh viên này lại tạo thành trend tỏ tình bằng ngoại ngữ khiến CĐM ra sức ủng hộ. Trên mạng xã hội trước đây đã từng nở rộ trào lưu tỏ tình bằng ngôn ngữ ngành nghề của bạn. Trào lưu này đã cho thấy trong tình yêu, sức sáng tạo của...