Học sửa chữa ôtô: Nghề “hot”, lương cao
Nhờ đầu ra ổn định, 100% học sinh có việc làm, thu nhập cao nên nhiều năm trở lại đây ngành công nghệ ôtô của Trường CĐ Nghề công nghiệp Hà Nội rất hút học sinh đăng ký học.
Học sinh đăng ký vượt chỉ tiêu
Ông Bùi Chính Minh – Phó hiệu trưởng Trường CĐ Nghề công nghiệp Hà Nội cho biết, tỷ lệ người dùng xe ôtô ở Việt Nam tăng nhanh đang tạo điều kiện cho nghề sửa chữa ôtô thăng tiến. Từ 5 năm trở lại đây học sinh có đăng ký theo học nghề này ngày càng đông. “Nghề sản xuất, sửa chữa, lắp ráp ôtô đang thu hút nhiều học sinh, bởi vậy trong nhiều năm nay trường luôn tuyển đạt và vượt chỉ tiêu học sinh. Ví dụ, năm 2016 chúng tôi đặt mục tiêu tuyển 200 học sinh nhưng đã tuyển vượt lên 250 – 300 học sinh. Mặc dù còn nhiều học sinh đăng ký hơn nữa nhưng với giới hạn về cơ sở hạ tầng đào tạo, chúng tôi cũng chỉ dám tuyển như vậy. Để đáp ứng được nhu cầu học và thực hành của học sinh trường đã phải liên tục đầu tư, mở rộng cơ sở hạ tầng” – ông Minh nói.
Học sinh đang thực hành sửa chữa ôtô tại khoa Công nghệ ôtô – Trường CĐ Nghề Công nghiệp Hà Nội. Ảnh: Thùy Anh
Việt Nam coi công nghiệp ôtô là ngành quan trọng, cần ưu tiên phát triển để góp phần công nghiệp hóa đất nước. Liên tục nhiều năm qua ngành công nghệ ôtô được đưa vào danh mục các ngành “ nóng” về nhu cầu lao động”. Ông Cao Văn Sâm – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề
(Bộ LĐTBXH)
Video đang HOT
Bên cạnh việc đầu trang thiết bị, nhà trường cũng phối hợp với nhiều công ty, thực hiện chương trình dạy nghề gắn với doanh nghiệp. Ví dụ hiện nay nhà trường đang phối hợp với Công ty Vinamoto để hỗ trợ dạy nghề. Doanh nghiệp này cũng giúp nhà trường bổ sung thêm thiết bị, đặc biệt, xây dựng chương trình đào tạo trung cấp và cao đẳng. “Hiện nay, có khá nhiều học sinh học cao đẳng, đại học ra trường vẫn không có việc làm, trong khi đó học sinh học nghề chỉ một thời gian ngắn là đã có đơn vị tiếp nhận. Thậm chí những học sinh học nghề công nghệ ô tô chưa học xong đã có công ty tuyển dụng” – ông Minh nói.
Thực hành từ năm thứ nhất
Nguyễn Văn Nam (18 tuổi), học sinh khoa Công nghệ ôtô của Trường CĐ Nghề công nghiệp Hà Nội cho biết, ngay từ đầu năm nhất đã cùng với nhiều học sinh khác được cử đi làm quen với môi trường làm việc ở các công ty sửa chữa ôtô. “Nhờ có sự giới thiệu của nhà trường mà tôi đã tìm được nơi thực tập vừa học – vừa hành, ngoài tiền ăn mỗi tháng tôi còn được công ty hỗ trợ thêm 2 triệu tiền lương” – Nam cho hay. Đỗ Văn Thành, một cựu học sinh của trường hiện đang làm cho Công ty Ôtô Nissan cũng cho biết, sau 4 năm đi làm đến giờ thu nhập của anh đã được hơn 13 triệu/tháng. Theo ông Minh, trước đây, học sinh phải năm cuối mới đi thực tập thì giờ đây học sinh được đi thực tập từ năm thứ nhất. Ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên ngành công nghệ ôtô được thực hành nâng cao tay nghề, áp dụng kiến thức – kỹ năng về quy trình công nghệ và quản lý sản xuất
Theo Danviet
Người con đất cố đô đưa đường kim, mũi chỉ ra thế giới
Sau hơn 20 năm trăn trở với nghề thêu truyền thống của ông cha, giờ đây chị Vũ Thị Hồng Yến, ở huyện Hoa Lư (Ninh Bình) đang tự tin đưa sản phẩm của mình ra thế giới.
Lập nghiệp với 10 triệu đồng
Vốn là người con của làng thêu Văn Lâm nổi tiếng có bề dày hàng trăm năm (thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) gắn bó với đường kim mũi chỉ từ bé, chị Vũ Thị Hồng Yến luôn tâm niệm giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của cha ông để lại. Trải qua biết bao khó khăn, tìm tòi, học hỏi, trăn trở với nghề, gia đình chị đã xây dựng thành công thương hiệu thêu Minh Trang trên thị trường trong nước và vươn ra thế giới.
Chị Vũ Thị Hồng Yến (trái) giới thiệu về các sản phẩm thêu của Minh Trang. Ảnh: Phạm Hường
Là nữ giám đốc khéo tay nghề, giỏi kinh doanh, chị Vũ Thị Hồng Yến nhiều năm liền đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Minh Trang đã nhận được nhiều bằng khen của các cấp, ngành như: Bộ Công Thương; UBND tỉnh; đoạt Giải Ba hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ VII năm 2016.
Khởi nghiệp từ năm 1996 với số vốn vỏn vẹn 10 triệu đồng, gia đình chị Yến đứng ra thành lập Tổ thêu xuất khẩu gồm 20 lao động. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, chị nhận thấy sự hạn chế, bất lợi của tổ là phải qua nhiều khâu trung gian, nên giá trị thật của hàng thêu thấp.
Năm 2011, vợ chồng chị quyết định thành lập doanh nghiệp tư nhân Minh Trang do chị làm giám đốc. "Gia đình đã gặp không ít khó khăn về vốn, mặt bằng sản xuất và khách hàng, nhất là có thời điểm hàng thêu máy công nghiệp giá thành rẻ tràn lan ngoài thị trường..." - chị Yến nhớ lại. Bằng sự kiên trì, tâm huyết với nghề truyền thống, tích cực nghiên cứu, sáng tạo ra các mẫu thêu tay mới, lạ, phù hợp với nhu cầu của thị trường, đến nay doanh nghiệp đã tạo được chỗ đứng uy tín trong nước và nhiều nước trên thế giới.
Sản phẩm của doanh nghiệp hoàn toàn là thêu thủ công, thêu tay rất tỉ mỉ và tinh tế, trên các chất liệu silk, cotton, linen; rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã như: túi rút, túi xách, lót cốc, khăn lụa, quần áo thời trang, chăn lụa tơ tằm, ga, gối, đệm ngồi bằng chất liệu lụa tơ tằm...
Hàng thêu Minh Trang hiện xuất khẩu đến hàng chục nước như Anh, Thụy Điển, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý, Mỹ, Pháp... Doanh thu trong năm 2016 của Minh Trang đạt khoảng 18,5 tỷ đồng...
Doanh nghiệp tư nhân Minh Trang đã và đang tạo việc làm cho gần 50 lao động tại chỗ, cùng 350 lao động nhận hàng thêu, ren, rua tại gia đình với mức lương bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng.
Đào tạo nghề cho nông dân
Nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sản xuất các đơn hàng lớn, năm 2007, doanh nghiệp Minh Trang đã thành lập trung tâm dạy nghề do chị Yến làm giám đốc.
Trung tâm dạy nghề của chị Yến dành cho những người chưa biết thêu và nâng cao tay nghề cho những người đã biết thêu. Thông qua đó, chị Yến đã tạo việc làm, cải thiện cuộc sống cho nhiều gia đình. Qua 9 năm hoạt động, Trung tâm dạy nghề Minh Trang đã tổ chức được 35 lớp thêu và khâu chăn bông xuất khẩu với tổng số học viên lên tới 838 người, cung cấp nguồn nhân công dồi dào, tay nghề cao cho bản thân Minh Trang và các doanh nghiệp sản xuất hàng thêu tay khác trên địa bàn tỉnh.
Đặc biệt trung tâm còn dạy và tạo việc làm cho những người khuyết tật, những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Hiện tại, ngoài diện tích nhà xưởng, văn phòng làm việc, chị Yến còn xây 1 phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm hơn 100m2 nằm cách bến đò khu du lịch Tam Cốc - Bích Động không xa. Đây là vị trí thuận lợi để đón tiếp hàng chục nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến thăm quan, mua hàng và ký kết hợp tác tiêu thụ sản phẩm.
Theo Danviet
Từ hộ nghèo vươn lên thành ông chủ vựa rau sạch Xã Tân Hải, huyện Tân Thành là một trong những vùng trồng rau trọng điểm của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Nhiều nông dân trong xã đã có thu nhập cao nhờ mạnh dạn áp dụng công nghệ để đưa ra thị trường nhiều chủng loại rau an toàn VietGAP. Cần thêm công nghệ mới "Nếu chỉ bằng sự cần cù, chăm chỉ thôi...