Học sư phạm xong, ở nhà cấy ruộng
Chẳng ai dám đảm bảo 2/3 số sinh viên ra trường xin được việc ra trò chứ đừng nói là tất cả. Thế nên mới có tình trạng, sinh viên ra trường khóc vì thất nghiệp.
Vừa nghe có thông tin, cả nước còn thiếu 270.000 giáo viên mà tôi càng thấy chạnh lòng. Bởi lẽ ra, giờ này tôi phải đứng trên bục giảng, dạy các em học sinh, đúng như mơ ước của tôi từ thuở còn đi học nhưng lại chẳng được. Tôi phải đi làm thuê, làm hết việc này với việc khác để kiếm sống, có khi đi rửa bát, lao động chân tay cật lực…
Trước đây, nghề giáo vốn là cái nghề mà rất nhiều người ao ước. Tôi cũng mang niềm ao ước ấy khi thi vào đại học, chọn đúng nghề và rồi ra trường. Nhưng vác cái hồ sơ đi khắp nơi, tuyển việc mãi cũng chẳng được. Nơi thì nhận hợp đồng không lương, nơi thì đợi mỏi mắt không có tín hiệu gì. Học đại học nhưng có khi xin đi dạy cấp 1 còn khó, đừng nói là dạy đúng trình độ.
Chẳng hiểu tại sao lại như vậy khi mà nhiều trường còn thiếu giáo viên trầm trọng. Cứ nghĩ có cái bằng, lại là bằng loại ưu, ra trường xin việc là ngon, vậy mà đi khắp nơi, xin đủ chỗ cũng chẳng có tín hiệu gì. Thế là đành ôm bằng đi làm trái ngành, làm thuê, ngậm ngùi không dá nói cho ai biết mình đã từng học sư phạm.
Giờ thì học xong đại học mà học ngành sư phạm ấy, thất nghiệp nhiều lắm. Không phải tôi nói suông mà bạn bè tôi nhiều lắm. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Cô bạn tôi cũng học đại học, vì lo không xin được việc nên đi học thêm nghiệp vụ sư phạm 6 tháng với hi vọng về quê sẽ đi dạy ở đâu đó. Có đợt tuyển dụng giáo viên, mà chỉ là giáo viên cấp hai, bạn tôi chật vật gửi hồ sơ, đợi mãi cũng không ai nhận. Vì nghe nói có nhiều vị trí vào trước mình, thế là hết suất. Mà rõ là tuyển rất nhiều, vậy mà với tấm bằng học văn hóa ưu, lại thêm chứng chỉ mà bạn tôi vẫn không thắng nổi, để có một chân trong đó. Nghĩ mà buồn.
Giờ thì học xong đại học mà học ngành sư phạm ấy, thất nghiệp nhiều lắm. Không phải tôi nói suông mà bạn bè tôi nhiều lắm. Họ không đi kiếm nghề khác làm mà đợi xin đúng nghề thì có mà chờ dài cổ. Bây giờ không dễ như thời xưa, người ra thì nhiều, sin viên tốt nghiệp cũng nhan nhản nữa, và số người học sư phạm cũng chiếm số đông. Thử tính nhẩm, mỗi năm không biết tuyển bao nhiêu sinh viên, rồi còn các sinh viên của các khóa trước nữa. Rồi cả nước có bao nhiêu trường đại học, cao đẳng, trung cấp? Và những người đó ra trường một năm là bao nhiêu, họ sẽ làm gì, xin vào đâu.
Nói thì nói thế, chẳng riêng gì nghề sự phạm, nhưng đó là một điển hình. Còn sinh viên bây giờ, ra trường, thất nghiệp nhan nhản, nghĩ mà chán. (ảnh minh họa)
Chẳng ai dám đảm bảo 2/3 số ấy xin được việc ra trò chứ đừng nói là tất cả. Thế nên mới có tình trạng, sinh viên ra trường khóc vì thất nghiệp. Và sự phạm cũng là một dạng như vậy. Bạn tôi nhiều người giờ học xong ngành này cũng ở nhà cấy ruộng cho bố mẹ nếu là ở quê, còn ở thành phố thì cũng đi làm thêm linh tinh, nếu gia đình không có điều kiện mà lo cho những việc khác tốt hơn.
Nói thì nói thế, chẳng riêng gì nghề sự phạm, nhưng đó là một điển hình. Còn sinh viên bây giờ, ra trường, thất nghiệp nhan nhản, nghĩ mà chán. Mà ngay bản thân tôi cũng chưa biết nguyên nhân là vì sao. Thật tình, cứ học xong lại không có việc làm, với những người chỉ biết trông chờ vào tấm bằng đại học như chúng tôi, thật sự chán nản vô cùng!
Theo VNE
Học hết cấp 3 lương tôi vẫn 15 triệu
Tôi không oai nhưng tôi tin chắc rằng, lương của tôi còn hơn khối người học đại học, cao đẳng, thậm chí là người có học hàm, học vị cao hơn nữa.
Căn bản vì sao các bạn biết không, vì tôi đam mê và gắn bó với nghề. Tôi nói ra điều này để một số bạn hiểu rằng, chuyện chọn công việc là chuyện vô cùng quan trọng. Quan trọng là mình có yêu công việc đó không, có muốn gắn bó với công việc đó không và khi đã quyết định chọn rồi thì phải theo đuổi, phải hết lòng với nó, ít nhất là trong khoảng thời gian mình còn làm việc ấy.
Có nhiều người, có bằng đại học lại là bằng giỏi, luôn không hứng thú với công việc hiện tại mình làm. Vì bản thân họ nghĩ, họ sẽ có thể kiếm được công việc tốt hơn, với số tiền lương cao hơn. Nhưng quan trọng là, họ chưa dám bước ra ngoài, chưa dám bỏ công việc này và xin việc khác. Vì họ chưa thật sự tự tin vào bản thân mình và cũng không biết, công việc mình sẽ chọn tiếp sau đây có tốt như việc mình đang làm hay không. Đó chính là tâm lý &'đứng núi này trông núi nọ'.
Tự hào về bằng cấp là chuyện không nên chút nào. Người ta nói, &'trăm hay không bằng tay quen' bởi, đúng là có những người trong nhà trường, họ học rất giỏi, nhưng ra ngoài xã hội chưa chắc đã bằng những người có kinh nghiệm mà học lực kém.
Có nhiều người, có bằng đại học lại là bằng giỏi, luôn không hứng thú với công việc hiện tại mình làm. (ảnh minh họa)
Tôi không làm công việc tri thức quá nhiều, và tôi cũng bắt đầu đi làm từ khi học xong cấp 3, nhưng với sự kiên trì, cố gắng, cuối cùng tôi cũng được cất nhắc. Và giờ thì tôi có mức lương như vậy. So với nhiều người đó là số tiền ít, nhưng với tôi, với học lực của tôi, tôi thấy nó xứng đáng và có thể nhiều hơn một số bạn học xong đại học bây giờ. Hiện tại, có quá nhiều người học xong đại học thất nghiệp, hoặc còn giấu bằng đi làm thuê, vì họ không xin được việc và họ cũng không thể nói mình học đại học lại đi rửa bát, làm người giúp việc được.
Thế nên, với bản thân tôi, tôi khuyên các bạn, hãy bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất, đơn giản và ít nhất, để tích tiểu thành đại, nếu như mình chưa thật sự là người xuất chúng. Còn nếu bạn là người quá giỏi, được các công ty mời gọi, hoặc có cơ hội tốt từ những người quen biết thì tôi không nói làm gì.
Có người học xong thạc sĩ còn đi làm thuê, chuyện này không phải hiếm, và họ cũng chẳng dám nói tới bằng cấp trong những trường hợp này. Vậy có phải là, các bạn đã để lãng phí sự nghiệp học hành của mình vì quá tự cao hoặc quá coi trọng cái gọi là danh dự hay không? Cái gì cũng thế, phải có sự khởi đầu thì mới có kết thúc tốt đẹp được, phải có con số 1 thì mới có con số 10, đừng tự đặt mình lên địa vị quá cao khi xã hội còn ti tỉ thứ xung quanh cái gọi là bằng cấp.
Đôi điều chia sẻ của tôi trước tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp quá nhiều, mong các bạn đọc và thấy hiểu.
Theo VNE
Ngôi sao "Iron man 3" là sao nam kiếm tiền giỏi nhất Thành công bất ngờ từ 2 bộ phim "Iron Man 3" và "The Avengers" đã giúp Robert Downey Jr. đứng đầu danh sách top 10 nam diễn viên kiếm tiền giỏi nhất Hollywood. Nhờ 2 bộ phim bom tấn Iron Man 3 và The Avengers đều vượt mốc 1 tỷ đô, và đặc biệt The Avengers là bộ phim có doanh thu cao...