Học Sử ở bảo tàng: Đến đóng dấu rồi về!
Đưa học sinh đến bảo tàng là một cách học Sử trực quan sinh động. Nhưng lại có tình trạng không ít trường tổ chức theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”, đưa học sinh đến bảo tàng đóng dấu rồi về.
Đến bảo tàng mà không kịp… ngó!
Ngày cuối tuần, có con cháu đến chơi nên chị Dương Ngọc Minh, ngụ ở quận 3, TPHCM cùng mọi người tổ chức cho bọn trẻ đến một bảo tàng quy mô lớn ở trung tâm thành phố. Con trai chị học lớp 6 đã được nhà trường tổ chức đến tham quan, tìm hiểu tại bảo tàng này chưa lâu nhưng lần này đến nơi vào phòng tham quan, cháu ngơ ngác rồi khư khư: “Con chưa từng đến đây bao giờ!”.
Mới đầu chị Minh thấy khó hiểu nhưng khi biết rằng, nhà trường “chạy sô” đưa các cháu đến 3 bảo tàng trong một buổi sáng thì việc con chị đến mà chẳng nhớ gì cũng không lạ.
Những năm gần đây, việc đưa học sinh (HS) đến bảo tàng trong việc học Lịch sử đã được nhiều trường học ở TPHCM chú trọng. Đối tượng HS chiếm tỷ lệ lớn trong số lượng khách đến thăm bảo tàng. Thế nhưng, không ít trường tổ chức nhưng HS đến còn chẳng kịp “ngó” hay chỉ kịp chụp vào bức ảnh làm kỷ niệm.
Tỷ lệ học sinh, sinh viên đến bảo tàng ở TPHCM có xu hướng tăng nhưng còn mang nặng tính hình thức (Ảnh minh họa)
“Nhiều trường cho HS đến tham quan nhanh chóng một số phòng, ra đóng dấu xác nhận đã đến bảo tàng rồi về. Có thể thời gian quá ít, các trường tổ chức đi nhiều bảo tàng trong ngày nên cập rập”, bà Xinh cho hay.
Tổ chức theo phong trào
Bà Mã Thanh Cao, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM cho rằng đến bảo tàng là một cách thức giáo dục lịch sử, giáo dục thẩm mỹ rất hiệu quả cho HS, giúp các em hướng tới chân thiện mỹ trong cuộc sống. Các em được đến bảo tàng càng sớm càng tốt.
Hiện nay, các bảo tàng ở TPHCM đều miễn phí vé vào cổng cho các em HS. Con đường HS đến với bảo tàng tưởng gần mà vẫn xa. Tỷ lệ HS đến bảo tàng tuy tăng, tuy nhiên không ít trường học chưa từng tổ chức cho HS đến bảo tàng trong việc gắn liền với môn Sử.
Theo bà Cao, rất nhiều trường mong muốn tổ chức cho các em nhưng hiệu trưởng than, không có xe đưa đón, kinh phí. Phía bảo tàng miễn phí vé vào cổng, không thể kham thêm việc đưa đón các em.
Chưa kể, đối với một số trường việc tổ chức lại mang nặng tính hình thức, chưa chú trọng đến hiệu quả.
Video đang HOT
Hoạt động đưa học trò đến bảo tàng học Sử cần chú trọng đến hiệu quả (Ảnh minh họa)
Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM bày tỏ, việc tổ chức cho HS đến bảo tàng được xem là một tiết học, tất cả HS phải được tham gia. Nhưng hoạt động này kéo theo nhiều vấn đề thời gian, kinh phí tổ chức và cả hiệu quả nên việc tổ chức một số nơi còn mang tính hình thức.
Một số trường muốn thực hiện không sắp xếp được thời gian do lịch học chính khóa hiện nay gây khó khăn với mong muốn đểác em học thêm từ bên ngoài. Việc tổ chức phải thuê xe, ăn uống cho các em đòi hỏi kinh phí nên nhiều trường làm theo phong trào, chọn một số em đội viên, HS tiêu biểu tham gia.
Cũng có một số trường, đã nốt công tổ chức, cố đi cho được nhiều bảo tàng mà không chú ý đến việc các em được được điều gì.
Ông Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, đưa HS đến bảo tàng là hoạt động cần thiết, nhiều trường tổ chức rất có kết quả. Khi thực hiện hoạt động này, các trường cần giải quyết các vấn đề vướng mắc về thời gian, kinh phí. Và đã tổ chức đưa các em đến bảo tàng phải có thu hoạch, phải hiệu quả, tránh việc tổ chức theo phong trào. .
Đưa bảo tàng đến với học sinh Một số bảo tàng ở TPHCM như bảo tàng Thành phố, bảo tàng Mỹ thuật… sẽ tăng cường các hoạt động đưa bảo tàng đến với trường học. Trường nào có nhu cầu, sẽ đưa các bộ triển lãm, hiện vật đến trường trưng bày, triển lãm miễn phí tạo điều kiện cho HS học tập, tìm hiểu. Đồng thời, các bảo tàng sẵn sàng cử nhân viên đến hỗ trợ các tiết học ngoại khóa tại trường về các chủ đề lịch sử. Xây dựng các chủ đề gắn liền với học tập Để hấp dẫn HS và giúp các em thuận tiện tìm hiểu kiến thức tại bảo tàng, các bảo tàng nên xây dựng những chủ đề, hoạt động, giao lưu gắn liền với nội dung học tập của các em. Đặc biệt là nên gắn liền với các cuộc thi nào đó về Lịch sử dành cho HS. Để các em chọn lựa bảo tàng phù hợp, mới biết mình cần tìm hiểu cái gì thì say mê, hứng thú tránh tình trạng đến bảo tàng một cách hình thức. Bà Nguyễn Thị Thắm, Giám đốc bảo tàng Nam Bộ
Hoài Nam
Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!
Theo dantri
Mẹ xót xa nhìn con bị bệnh ung thư máu hành hạ
Khi biết tin đứa con trai đang học lớp 10 của mình bị bệnh ung thư máu, người mẹ xót xa, đau đớn không ăn không ngủ nhiều ngày liền. Thương con còn nhỏ, đang tuổi ăn, tuổi học đã mắc bệnh hiểm nghèo.
Đó là hoàn cảnh của chị Hà Thị Thôi (sinh 1970), trú xã Điện Thắng Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, có con trai là Võ Văn Quang (sinh 1999), học sinh trường THPT Nguyễn Duy Hiệu bị bệnh ung thư máu.
Được bác sĩ cho về nhà ăn Tết, cháu Quang vừa nhập viện trở lại để tiếp tục điều trị căn bệnh ung thư vào hôm mồng 7 Tết. Chăm sóc Quang tại bệnh viện là chị Hà Thị Thôi, còn anh Võ Cúc - bố cháu Quang ở nhà lo việc đồng áng, kiếm đồng tiền để chữa bệnh cho con.
Cháu Quang đang điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng
Gặp chị Thôi tại Khoa nội thần kinh (Bệnh viện Đà Nẵng) vào một buổi sáng đầu tuần, chị kể: Nhà chị có 5 đứa con, cháu Quang là con thứ 3 trong gia đình. Cả gia đình chị đều sống nhờ vào 8 sào lúa (3,5 sào là của nhà; 4,5 sào là thuê lại của người ta rồi trả bằng lúa). Đứa con trai đầu hiện đang là sinh viên năm 3 (trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng). Đứa con trai thứ 2 tốt nghiệp THPT thì nghỉ học vì bố bệnh huyết áp cao tai biến thoáng qua. Còn hai đứa nhỏ, một đứa học lớp 7, một đứa học lớp 3.
Đầu tháng 1/2015, thấy chân tay cháu Quang nổi nhiều nút tím, da vàng, mặt xanh lét, vợ chồng chị đưa cháu ra Bệnh viện Đà Nẵng khám và nhập viện luôn sau khi bác sĩ thông báo cháu bị ung thư máu.
Chị Thôi đau đớn khi nghe tin con bị bệnh ung thư máu
Nghe tin, chị Thôi xót xa, rụng rời chân tay, không tin đó là sự thật. "Nhiều ngày liền tôi không ăn, không ngủ được và khóc rất nhiều vì thương con. Cháu đáng còn nhỏ, đang ở tuổi ăn tuổi học mà phải gánh căn bệnh hiểm nghèo này", chị Thôi sụt sịt.
Chị Thôi kể tiếp: "Sợ con buồn, vợ chồng tôi cố giấu không cho con biết cháu bị ung thư máu. Nhưng không ngờ cháu nó đã biết. Nó bảo: "Con biết con bị bệnh ung thư rồi". Mẹ đừng giấu con nữa. Tôi hỏi: "Sao con biết được". "Con lên mạng tìm hiểu là biết hết". Rồi nó khóc. Nhìn con như vậy, lòng tôi quặn thắt, đau đớn vô cùng".
Sau khi biết tin con bị bệnh, nhiều ngày liền chị Thôi không ăn, không ngủ được
Chị bảo, cũng nghe người ta nói, bệnh này để có thể kéo dài sự sống thì cách duy nhất là thay tủy nhưng gia đình chị không dám nghĩ tới. Cả tỷ bạc luôn mà, vợ chồng chị lấy đâu ra.
Vợ chồng chị Thôi, ngoài nuôi 5 đứa con còn có bà mẹ già năm nay đã ngoài 80 tuổi. Bản thân anh Cúc là là lao động chính trong nhà nhưng không may mang căn bệnh huyết áp cao tai biến thoáng qua, đã điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Nam từ đầu tháng 2/2014, đến nay sức khỏe vẫn chưa bình phục. Chị Thôi vừa rồi đi khám cũng phát hiện ra bệnh thoái hóa cột sống. Vì thế, gia đình càng thêm khó khăn hơn mặc dù cháu Quang có bảo hiểm cận nghèo.
Khi chúng tôi hỏi chuyện, Quang tỏ ra không buồn bã và mạnh mẽ hơn chúng tôi tưởng. Cháu chỉ bảo rằng: "Nhớ bạn bè và muốn được quay lại trường học".
Thương con còn quá nhỏ, tương lai còn rộng mở đã mắc bệnh hiểm nghèo, lòng người mẹ quặn đau
Trao đổi với chúng tôi TS.BS Trần Thị Thanh Hương (khoa Nội thần kinh - Bệnh viện Đà Nẵng) - người trực tiếp điều trị cho cháu Quang cho biết: "Cháu Quang bị bệnh ung thư máu. Đã điều trị một đợt tấn công nhưng không đáp ứng được. Ngày hôm nay, cháu sẽ được chọc tủy để tiếp tục đợt tấn công nữa. Sau đợt tấn công này mới có thể tính tiếp được".
Theo ông Hà Đức Dũng - chủ tịch UBND xã Điện Thắng Nam xác nhận, gia đình anh Cúc thuộc diện cận nghèo, nhà đông con, bản thân anh Cúc bị bệnh tai biến nhẹ nên làm lụng cũng hạn chế, lại có một bà mẹ già trên 80 tuổi. Khi cháu Quang bị bệnh, xã có kêu gọi các tổ chức, đoàn thể hỗ trợ nhưng cũng không được nhiều mà bệnh này lại phải điều trị lâu dài. Anh em, bà con cũng không có ai khá giả để có thể giúp đỡ.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1715: Anh Võ Cúc, thôn Phong Ngũ Tây, xã Điện Thắng Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam Số ĐT: 01286. 781. 077 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Khánh Hồng
Theo Dantri
Khi người trẻ đùa với mạng sống Ngay sau khi báo Dân trí đăng tải thông tin về dự thảo phạt nặng đối với xe máy, môtô vi phạm luật giao thông, đã có nhiều bạn đọc gửi ý kiến đồng tình với dự thảo này. Trong đó, bạn đọc Lý Sơn (Hà Nội) đã gửi những hình ảnh thực sự "nóng" về sự kiện này... Những hình ảnh bạn...