Học sinh vô lễ, lười biếng do đâu?
Các chuyên gia giáo dục cho rằng, nguyên nhân dẫn đến học sinh ngày càng hư, vô lễ, sống lười biếng, ỉ lại, đua đòi, thiếu trách nhiệm… vướng vào các tệ nạn xã hội xuất phát từ gia đình và thiếu sự quan tâm nhà truờng.
Ngày 11/4, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội thảo “Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HS, SV” trên toàn quốc.
Đạo đức lối sống học sinh ngày càng lệch chuẩn
Theo báo cáo khảo sát của Bộ GD-ĐT về đánh giá thực trạng đạo đức lối sống (ĐĐLS) học sinh bậc THCS,THPT cho thấy, đa số các em có nhận thức đúng đắn về các chuẩn mực ĐĐLS, đặc biệt, là các chuẩn mực, giá trị đạt trên 90% tới gần 100% như bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, biết ơn, gọn gàng, ngăn nắp, trách nhiệm trong công việc, tình bạn, hợp tác, tiết kiệm, tôn trọng…
Tuy nhiên, ngoài biểu hiện tích cực trên, ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ công tác HS,SV Bộ GD-ĐT cho biết còn nhiều biểu hiện tiêu cực đáng lo ngại nhất là môt sô HS có hành vi lệch chuẩn về ĐĐLS như gây gổ đánh nhau, thiếu tôn trọng bạn bè; vô lễ với thầy cô giáo; chây lười trong học tập; nghỉ học, đi học muộn không có lý do; quay cóp, thiếu trung thực trong kiểm tra, thi cử; Nói tục, chửi bậy, hút thuốc lá, vi phạm nội quy nhà trường, vi phạm tác phong nề nếp của HS; vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông; Sống lười biếng, ỉ lại, đua đòi, thiếu trách nhiệm với gia đình và những người thân trong gia đình; Sống đua đòi, thực dụng, yêu đương và có quan hệ tình dục sớm.
Ông Ngũ Duy Anh cho hay, lứa tuổi HS THCS, THPT là lứa tuổi có rất nhiều thay đổi về tâm, sinh lí. Đây là khoảng thời gian phát triển từ thiếu niên sang tuổi thanh niên, tuổi trưởng thành và là một giai đoạn cực kỳ quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Chỉ trong vòng khoảng 7 năm (11-18 tuổi), những yếu tố tâm lý, sinh lý của các em có sự vận động bên trong và chịu sự chi phối (một cách thụ động) từ bên ngoài rất lớn. Ở tuổi này, quá trình phát triển tâm lý của các em đều có quan hệ chặt chẽ với điều kiện kinh tế, điều kiện xã hội và nền văn hóa mà các em đang sống.
Theo ông Duy Anh, nhiều bậc cha mẹ mải mê lo làm ăn kiếm tiền nên ít có thời gian quan tâm đến con cái, phó mặc con cái cho nhà trường, cho người giúp việc, cho gia sư. Vì thế nên có nhiều bậc cha mẹ không biết những gì đang diễn ra đối với con em mình để có thể uốn nắn kịp thời. Nguyên nhân nữa là do bố, mẹ có kiến thức hạn chế, nhất là về văn hóa, xã hội, kinh tế, pháp luật, không đủ hiểu biết để định hướng đầy đủ những chuẩn mực xã hội cho con cái, thậm chí, bố mẹ không kiểm soát được việc xem sách báo, băng hình bạo lực, đồi trụy…
Nam sinh cãi cô giáo trên lớp trong clip được cho là của học sinh ghi lại bằng điện thoại đang được dư luận quan tâm.
Giáo viên coi Đạo đức là môn phụ
Theo kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tiễn của Văn phòng Chủ tịch nước vừa qua tại 7 tỉnh, thành phố cho thấy, môn Đạo đức/GDCD được xếp là môn học chính, nhưng qua khảo sát cho thấy: môn này chưa thật sự được coi trọng đúng mức. Vẫn còn tư tưởng “học để thi, không thi không học” nên bị coi là “môn phụ”.
Video đang HOT
Kết quả khảo sát: 39% giáo viên coi môn GDCD là môn phụ; 52% cho rằng môn học này chưa được quan tâm đúng mức; 39% giáo viên cho rằng số tiết học dành cho môn Đạo đức/GDCD như hiện nay là không phù hợp; 36% giáo viên cho rằng nội dung chương trình không phù hợp với học sinh; 38% giáo viên cho rằng phương pháp giáo dục đạo đức là không phù hợp…
TS. Chu Văn Yêm – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước cho biết: “Qua khảo sát cho thấy, đại đa số các địa phương có tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, khá chiếm trên 90%; cá biệt một vài địa phương có tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, khá thấp nhưng cũng đạt khoảng 85%. Như vậy, có thể thấy đại đa số học sinh phổ thông ngoan ngoãn. Số liệu này là đáng mừng nhưng phần lớn giáo viên các trường vẫn chưa yên tâm về tính bền vững của giáo dục đạo đức trong khuôn viên của nhà trường các em tỏ ra ngoan ngoãn nhưng khi ra ngoài, rất khó kiểm soát hành vi của các em”.
Cũng theo tổng hợp xếp loại hạnh kiểm học sinh từ 25 tỉnh, thành phố của Văn phòng Chủ tịch nước cho thấy có sự “suy giảm” về đạo đức trong học sinh phổ thông theo thời gian, cấp học, hạnh kiểm tốt giảm, hạnh kiểm trung bình và yếu tăng. Cụ thể: Ở bậc THCS tỉ lệ HS xếp loại tốt đạt 70,77% nhưng lên THPT giảm xuống 65,67%; Tỷ lệ học sinh xếp loại khá bậc THCS 23,54%, THPT: 24,9%; Trung bình: THCS là 5,00%, THPT: 5,58%; Yếu: THCS là 0,69%, THPT: 3,84%.
Văn phòng Chủ tịch nước đề nghị: “Cần thống nhất nhận thức coi môn Đạo đức/GDCD là môn học đặc thù, quan trọng bởi tính chất đặc biệt của môn học trong việc góp phần giáo dục, đào tạo con người; từ đó có chính sách phù hợp dành cho môn Đạo đức/GDCD cũng như hỗ trợ đời sống giáo viên (giống như chính sách hiện nay dành cho giáo viên dạy Chính trị hoặc giáo viên kiêm tổng phụ trách, giáo viên môn Giáo dục quốc phòng – an ninh và Thể dục).
Thạc sĩ Lương Thạnh Siêu, Trưởng phòng Công tác HSSV, Sở GD-ĐT TP.Cần Thơ đưa ra giải pháp tạm thời là phân công các giáo viên (GV) có kinh nghiệm kèm cặp giáo dục các HS cá biệt, giúp các em có đạo đức, lối sống ngày càng tốt hơn.
“Bộ GD-ĐT cần thay đổi nội dung chương trình Giáo dục công dân bậc trung học giảm các nội dung trừu tượng, hàn lâm, đưa vào các nội dung cụ thể gần với cuộc sống như vấn đề về đạo đức, pháp luật…” – đại diện Sở GD-ĐT Cần Thơ đề nghị.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM cho rằng, Bộ GD-ĐT nghiên cứu, tham mưu văn bản chỉ đạo cụ thể về chế độ, chính sách và công việc của giáo viên tư vấn để làm nền tảng cho hoạt động triển khai tại các tỉnh thành.
Để giáo dục lối sống, đạo đức cho HSSV theo ông Nguyễn Đắc Hưng – Vụ trưởng Vụ GD-ĐT và Dạy nghề (Ban Tuyên giáo TƯ) ví rằng mỗi người cha người mẹ, người thầy… phải là tấm gương sáng. Ta cứ rao giảng đạo đức, phải thế này thế kia mà chính chúng ta không làm gương thì dạy người trẻ, con cái làm sao?
Hồng Hạnh
Theo Dantri
Ngay lúc này đây, là Tết
Đã bao giờ bạn đặt ra câu hỏi: Tết là gì? Trả lời thấu đáo được câu hỏi này, mỗi người sẽ tự thấy "Ngay lúc này đây, là Tết!"
Tết là gì?
Tết là ngày đầu tiên của một chu trình của chuỗi vòng quay của một năm - 365 ngày. Con người vốn coi trọng sự bắt đầu và kết thúc, thế nên ngày cuối cùng của vòng quay, tiếp nối với ngày đầu tiên của vòng quay mới, được coi là thời khắc quan trọng, thiêng liêng, mang nhiều ý nghĩa. Đa phần các nước phương Tây tính vòng quay theo mặt trời - biểu tượng của dương, nên Tết mừng năm mới chính là ngày đầu của chuỗi vòng quay, ngày 1 tháng 1.
Trong khi đó, tại Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (TQ), lại theo lịch âm, tức lịch tính theo mặt trăng. Ngày Tết đầu năm mới là ngày 1 tháng Giêng. Một số nước theo đạo Phật hoặc Hồi giáo... lại có Tết riêng. Ví dụ Tết Ramadan của người Hồi giáo, hay Tết Chôl Chnăm Thmây có nghĩa là "Vào năm mới" của người Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Sri Lanka, một bộ phận người Khmer ở Nam bộ Việt Nam... Tóm lại mỗi đất nước có thể có Tết riêng, thậm chí mỗi dân tộc trong một nước cũng có thể có Tết riêng của mình.
Tại Việt Nam, Tết Nguyên đán ẩn chứa những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông. Tết diễn ra vào thời điểm bắt đầu mùa xuân, mùa đâm chồi, nảy lộc, biểu trưng cho sự bắt đầu, khởi nguồn phát triển. Tết cũng là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ tổ tiên, nguồn cội, cũng là sự giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn...
Vì thế, cứ Tết đến người ta lại trang hoàng nhà cửa cho sạch, đẹp, rồi tặng quà cho nhau, chúc tụng nhau điều tốt lành, thuận lợi trong năm mới...
Nghịch lý hạnh phúc - khổ đau
Tết vốn mang ý nghĩa vui vẻ, hạnh phúc, hay chí ít là mong muốn, ước nguyện cho sự bắt đầu may mắn, hạnh phúc. Nhưng sự thật là, trên thế gian này, chúng ta từng chứng kiến các cảnh phiền não khổ đau, nhiều hơn là bình yên vui sướng. Ngẫm lại cuộc đời mỗi chúng ta sẽ thấy, những sự bất trắc, bất như ý, bất toại nguyện, thường nhiều hơn những việc vui vẻ, vừa ý và toại nguyện. Cho nên, nhận định cuộc đời "khổ nhiều vui ít", là sự thực rõ ràng!
Ngài Đạt Lai Lạt Ma 14 nói rằng: "Điều nghịch lý của thời đại ngày nay là chúng ta có những toà nhà cao hơn, nhưng sự kiên nhẫn lại ngắn hơn. Ta có những đại lộ rộng lớn hơn, nhưng cái nhìn lại nhỏ hẹp hơn. Chúng ta tiêu xài nhiều hơn, nhưng có được ít hơn mua sắm nhiều hơn, nhưng thưởng thức lại kém hơn. Ta có căn nhà to rộng hơn, nhưng gia đình nhỏ bé hơn có nhiều tiện nghi hơn, nhưng thời giờ ít ỏi hơn. Chúng ta có nhiều bằng cấp hơn, nhưng hiểu biết lại giảm đi, ta dư thừa kiến thức nhưng lại thiếu sự xét suy... Chúng ta có nhiều nhà chuyên môn, nhưng cũng có thêm nhiều rắc rối có thêm thuốc men, nhưng sự lành mạnh càng sụt giảm. Chúng ta uống rượu và hút thuốc quá nhiều, tiêu pha không tiếc, nhưng lại thiếu vắng tiếng cười, lái xe quá nhanh, nóng giận rất dễ, thức rất khuya, đọc sách rất ít, xem ti vi quá nhiều, và hiếm khi ta biết ngồi lại trong tĩnh lặng! Tài sản của ta tăng lên gấp bội phần, nhưng giá trị chúng ta cũng sụt giảm theo. Chúng ta nói quá nhiều, thương yêu quá ít, và thù ghét thì lại quá thường xuyên".
Ngài Đạt Lai Lạt Ma 14 chốt lại: "Chúng ta biết cách kiếm sống, nhưng không mấy ai biết sống. Một đời người được kéo dài hơn, nhưng chỉ là cộng thêm năm tháng mà thôi. Chúng ta đã lên đến mặt trăng và trở về trái đất, nhưng rất khó bước qua bên kia đường để chào người hàng xóm mới. Ta chinh phục được thế giới bên ngoài, nhưng không biết gì về thế giới bên trong. Chúng ta đã làm được rất nhiều việc lớn lao, nhưng hoá ra lại rất ít việc tốt lành".
Quả là ý kiến của bậc đại trí tuệ!
Để 365 ngày đều là Tết!
Vậy phải làm sao để ngày nào cũng là Tết - cũng an vui, hạnh phúc?
Ngay trong cùng một thời điểm, cùng không gian - thời gian, mỗi người đều có trạng thái khác nhau. Vậy nên, an lạc - vui vẻ là cái luôn cần phải có trong mỗi con người. Ngay trong giây phút này, trong ngày mai, ngày mai nữa... dù khó khăn hay khổ đau... chúng ta cũng phải có sự an lạc, hạnh phúc và vui vẻ... Đừng đánh mất nó, nếu mất nó ta ắt phiền não, khổ đau. Hãy hướng đến một ngày mới an lạc - chân thật - vui vẻ.
Đó là lý thuyết!
Trên mạng xã hội, hình như có một "status" rất hay, rất đơn giản, trực diện và đáng suy nghĩ rằng: "Hạnh phúc là sáng có việc để đi làm, chiều có nơi để về, và nơi ấy có người yêu thương mình ngóng đợi... Hạnh phúc là tối có bữa cơm nóng để ăn, có tiếng cười rộn rã vang lên trong căn nhà nhỏ... Người ta kiếm tiền để đảm bảo cho gia đình mình đầm ấm, làm việc đến mức người yêu từ bỏ, nhà cửa vắng vẻ lạnh tanh, vợ chồng lục đục, con cái bất mãn... thì lúc đó, ta biết mình nên dừng lại để giữ cái nào quan trọng. Hạnh phúc không chỉ ở đích đến, mà còn nằm ở đường đi. Nếu đi đường quá khổ sở mà đích đến cũng chẳng đạt được, thì cái việc đi đó chỉ là vô nghĩa. Chúng ta, đừng để đến già mới nhận ra: Mình đã lạc đường".
Vâng, sống mà luôn biết điều gì là quan trọng, đi đúng con đường, đạt được sở nguyện thì hạnh phúc đến.
Đó là thực tế!
Một thực tế khác, cũng vô cùng đơn giản là vì sao cứ phải đến cuối năm mới quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, hay lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng... khác? Sao không chú ý làm việc đó mỗi ngày, hay chí ít là hàng tuần, hàng tháng?
Lại nữa, từ phút giao thừa trở đi, con cháu thường được nhắc nhở là không được nghịch ngợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy, anh chị, cha mẹ cũng không quở mắng, hay trách phạt con em. Đặc biệt là đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành, biết yêu thương, chia sẻ, nhường nhịn lẫn nhau... Thế mới có chuyện người dân Thủ đô mong quanh năm là Tết, bởi Tết đường sẽ thông thoáng, an toàn, đẹp đẽ... Nếu có lỡ va chạm giao thông với nhau, người ta cũng rất dễ cười xoà, "chúc mừng năm mới", rồi đi.
Một cách đơn giản, mình hãy làm tốt, làm đẹp chỗ mình, rồi người khác và người khác nữa làm tốt, làm đẹp ở chỗ khác... Từ những góc nhỏ được làm tốt, làm đẹp ấy, dần dần sẽ tạo ra một đất nước tốt đẹp hơn.
Theo ANTD
Công bố 8 luật, 1 pháp lệnh mới Sáng 12-12, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về công bố 8 luật, 1 pháp lệnh mới được Quốc hội khoá XIII kỳ họp thứ 6 thông qua. Luật Đất đai 2013 với nhiều điểm đổi mới quan trọng rất được dư luận quan tâm Đó là, Luật việc làm; Luật sửa...