Học sinh viết văn về bạo lực học đường, LƯƠN LẸO đến mức cô giáo phát cáu, cho con 0 điểm kèm lời đe: Ý thức kém, chấn chỉnh ngay!
Đây có lẽ là bài văn “ lươn lẹo” nhất mà cô giáo từng đọc!
Mới đây, một bài văn của học sinh (không rõ cấp 2, hay cấp 3) được chia sẻ trên mạng xã hội và lập tức gây bão vì quá “lươn lẹo”. Cụ thể, khi được giao chủ đề viết về “ Bạo lực học đường”, có lẽ em học sinh này không biết viết như thế nào nên đã có bài văn cực lươn lẹo, chẳng liên quan gì hết.
Từ “bạo lực học đường”, nam sinh này bẻ lái sang vấn đề “cả phòng học chỉ có 5 cái quạt, lại còn lắp ở chỗ không phong thủy”, rồi thì “học sinh ngồi học bị nóng nên mất nước”,… Đọc bài văn của cậu học sinh, cô giáo cũng phát cáu và phải cho 0 điểm kèm lời phê “Ý thức kém, chấn chỉnh ngay”.
Cụ thể nội dung bài văn như sau:
“Ví dụ tiêu biểu là học sinh không được đáp ứng những nhu cầu cần thiết trong giờ học. Ví dụ mùa hè, quạt trong phòng học chỉ mang tính chất minh họa, không có giá trị thực tiễn.
Một phòng học chỉ có 5 cái quạt, 1 cái ở chỗ ngồi giáo viên, 2 cái ở giữa lối đi cho giáo viên đi lại, và 2 cái dành cho 50 học sinh còn lại.
Video đang HOT
Với chiều dài mỗi cánh quạt là 50cm, khoảng cách từ quạt đến mặt đất là 3m, quạt chạy trong hiệu điện thế 220V, sử dụng dòng điện của máy phát điện xoay chiều 3 pha. Từ đó ta tính được quạt có thể làm mát được 1 khu vực có bán kính hơn 1m hay xấp xỉ là 3 bàn học. 3 bàn /7 bàn, tức là 4 bàn bị nóng, ở 2 dãy sẽ là 8 bàn, mỗi bàn có 4 người nên sẽ có 32 người bị nóng. 32/50 người, 1 con số vô cùng lớn…
Tác hại của việc bị nóng: Cơ thể của 1 người trưởng thành có 70% là nước. Nhiệt độ mùa hè trung bình vào khoảng 35 độ C tức là tốc độ trung bình của sự bốc hơi nước là vào khoảng 0.15l/giờ, nên trong 1 buổi học kéo dài 1h cơ thể sẽ mất 0.6l nước. Cơ thể người có khoảng 30l nước, tức là chúng ta mất khoảng 2% lượng nước trong cơ thể. Cơ thể chúng ta khi mất từ 2-5% lượng nước sẽ dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, não bộ mất khoảng 7-8% khả năng hoạt động nên ảnh hưởng vô cùng lớn tới việc học, đấy là chưa kể đến sự ức chế có thể gây ra do nóng bức…”.
Thực tế, bài văn này từng được cộng đồng mạng chia sẻ thời gian trước nhưng mới đây dân tình khai quật lại. Một số cư dân mạng cho biết, dù đã đọc một lần rồi nhưng giờ đọc lại họ vẫn không thể nhịn cười. Đúng là “nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò” – một cư dân mạng để lại bình luận.
Cười bể bụng với bài văn "em có 1 người mẹ tên là BỐ" xóa bỏ mọi chuẩn mực văn mẫu: Đọc xong câu chốt cô giáo muốn trầm cảm
Từ đầu đến cuối là những màn quay xe khét lẹt của tác giả: Từ bà sang mẹ, mẹ lại tên là bố, rồi mẹ còn... cạo râu, thật đúng là loạn não.
Tập làm văn, tiếng Việt luôn là nơi để trẻ nhỏ thỏa sức sáng tạo, rèn luyện khả năng vận dụng ngôn ngữ của bản thân. Nhưng đôi khi sự sáng tạo thái quá cũng khiến nhiều tác phẩm dở khóc dở cười ra đời.
Bạn có lẽ đã từng đọc qua những "áng văn chương bất hủ" của học sinh tiểu học. Chẳng hạn: " Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: Cơm chín chưa bây?;
Nhà em có nuôi một con trâu. Nó đáng yêu lắm. Hàng ngày, mẹ xích nó ở góc hiên. Trên cổ nó có đeo một cái nơ màu hồng thật xinh xắn. Nó ăn rất ít cơm. Nó có khuôn mặt trái xoan thanh tú". Nhưng xét về độ sáng tạo và... bá đạo, có lẽ không thể qua bài viết sau đây. Đọc lui đọc tới, đọc 100 lần, 1000 lần vẫn không biết cuối cùng học sinh nói về ai. Cô giáo chấm bài chắc cũng lên cơn tăng xông mất.
Em quý bà nhất nhà nhưng hôm nay em muốn tả về mẹ. Vì mẹ em rất lạ. Mẹ em tên là Bố, em thấy rất lạ bởi mẹ không giống với những mẹ của các bạn khác.
"Nhà em gồm có ông, bà, em và mẹ tên là Bố...
Em quý bà nhất nhà nhưng hôm nay em muốn tả về mẹ. Vì mẹ em rất lạ. Mẹ em tên là Bố, em thấy rất lạ bởi mẹ không giống với những mẹ của các bạn khác.
Tủ đồ quần áo của mẹ không có một cái váy nào cả mà toàn là áo sơ mi. Mẹ cũng không bao giờ đi giày cao gót. Mỗi lần đưa em đi học thì mẹ chỉ mặc quần ngố, áo ba lỗ và đi dép tông... Đôi khi em thấy khó chịu, em bảo sao mẹ không diện được như mẹ của các bạn. Mỗi lần thế là mẹ xoa đầu rồi chỉ nói một câu "mẹ của con là đặc biệt mà" sau đó đưa cho em một cái kẹo thế là em quên câu hỏi luôn.
Còn một việc em thấy mẹ rất lạ nữa là bà chẳng bao giờ cạo râu, thế mà sáng nào đưa em đi học hầu như 2 ngày một lần, em đánh răng thì mẹ đứng cạo râu. Em thật sự không hiểu mẹ của em mặc dù em rất yêu mẹ".
Từ đầu đến cuối là những màn quay xe khét lẹt của tác giả: Từ bà sang mẹ, mẹ lại tên là bố, rồi mẹ còn... cạo râu, thật đúng là loạn não. Đã vậy còn tự thú tội... tham ăn, đang thắc mắc chê mẹ mà mới đưa cho cái kẹo là quên sạch. May có câu cuối em rất yêu mẹ vớt vát, chứ không bố mẹ đọc xong bài văn có mà no đòn.
Tuy nhiên nhiều người cho rằng, họ đọc bài văn xong lại thấy vô cùng xúc động bởi có thể gia đình của học sinh này không được đủ đầy thành viên như các bạn khác: "Có những gia đình chỉ có bố, và bố đóng vai trò là bố và mẹ luôn. Do thiếu thốn và mong muốn có mẹ nên có những đứa bé gọi bố là bố và mẹ luôn. Đứa bé trên đang tả về việc đó. Thương cháu quá, học hành chăm chỉ và ngoan nhé cháu (chữ quá đẹp)".
"Đọc bài văn này, mình thực sự xúc động. Mình hiểu, ở đây mẹ đã không ở với bé và bố đã thay vai trò của mẹ chăm sóc bé và với bé: Bố chính là mẹ. Bố thật đáng yêu trong mắt bé".
"Đọc hết bài văn của các con, thật sự yêu tâm hồn trong trẻo của các con quá chừng, và người lớn chúng ta cần suy nghĩ thật nhiều hơn nữa cho con trẻ...".
"Gia đình khuyết mẹ hoặc bố thì trẻ thơ thật thiệt thòi, mong con học giỏi và trân trọng mẹ tên "Bố" nha con yêu"; "Trẻ em là thế. Rất hồn nhiền. Vậy tại sao lại bắt các em rập khuôn những bài văn mẫu vô hồn?",...
Học sinh làm văn tả con vật yêu thích, cô giáo đọc xong cho ngay 0 điểm, dân tình cười chảy nước mắt: Chết thật, con vật này chắc bị đột biến Con vật này mà đọc được bài văn chắc cũng xỉu up xỉu down. Ảnh minh họa Với suy nghĩ ngây ngô, thành thật, những gì học sinh tiểu học miêu tả thường đều là sự thật được chúng nhìn nhận bằng đôi mắt khách quan, trong sáng. Bởi vậy mới có những bài văn về người chân thật hơn cả... chữ thật...