Học sinh vi phạm giao thông, lỗi do phụ huynh
Đại tá Nguyễn Quang Hùng cho rằng, để học sinh vi phạm luật an toàn giao thông và sử dụng điện thoại không đúng quy định, phần lớn là do phụ huynh tạo ra. Vì thế, cần có chế tài xử lý người lớn khi con em họ vi phạm.
Ngày 2/11, sau hơn một năm triển khai mở rộng mô hình điểm về đảm bảo trật tự an toàn giao thông và quản lý sử dụng điện thoại di động đúng mục đích, đúng quy định với giáo viên, học sinh trong và ngoài nhà trường, các nhà chức trách cho biết có gần 2.000 trường hợp vi phạm.
Hiện nay, tình trạng học sinh THPT ở Hà Nội đi xe máy diễn ra phổ biến. Ảnh: Hoàng Hà.
5 trường THPT được áp dụng mô hình này gồm: Việt Đức, Trần Phú (quận Hoàn Kiếm), Phan Đình Phùng (quận Ba Đình), Kim Liên và Quang Trung (quận Đống Đa). Đây là những trường nằm trên các địa bàn có nhiều tụ điểm phức tạp, đông học sinh, nhiều em vi phạm luật giao thông cũng như sử dụng điện thoại di động.
Video đang HOT
Theo công an Hà Nội, các lỗi học sinh thường vi phạm là không có giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm, đánh võng, đi ngược chiều. Nhiều học sinh dàn hàng 3-4 mang ô, sử dụng điện thoại di động khi đi xe máy dẫn đến mất an toàn giao thông. Có học sinh dùng điện thoại quay các vụ bạo lực học đường rồi đưa lên mạng gây bức xúc dư luận xã hội, nhưng hiện chưa được ngăn chặn triệt để.
Đại diện THPT Phan Đình Phùng cho biết, khi áp dụng mô hình điểm, trường đã sử dụng nhiều biện pháp để hạn chế học sinh vi phạm luật giao thông như đi xe có giấy phép lái sẽ được gửi xe trong trường, phối hợp với cảnh sát giao thông tìm chính xác học sinh vi phạm để xử lý, phối hợp với UBND phường quán triệt các điểm không trông giữ xe cho học sinh…
“Tuy nhiên, để có sức răn đe, Sở nên có quy chế chung là hạ hạnh kiểm học sinh vi phạm ngay trong kỳ học đó”, vị đại diện này nói và cho biết, những em sử dụng điện thoại di động để sao chụp tài liệu mang vào phòng thi, tàng trữ văn hóa phẩm đồi trụy trong máy sẽ bị xử lý theo từng mức độ vi phạm.
Để mô hình có hiệu quả và được nhân rộng, nhiều ý kiến cũng cho rằng cảnh sát giao thông nên tăng cường các buổi ra quân ghi hình để gửi về cho trường xử lý. Ngoài ra, các điểm trông giữ xe trá hình ở bên ngoài cũng phải được xử lý dứt điểm. “Nhiều phụ huynh cho rằng con em họ phải đi học thêm xa nên buộc phải sử dụng xe máy. Trong khi, phương tiện giao thông công cộng và cầu vượt bộ hành chưa đủ đáp ứng…” một nhà giáo lý giải việc học sinh vi phạm luật giao thông.
Phòng cảnh sát giao thông cho biết, có trường thoái thác học sinh vi phạm bên ngoài nên không kiểm soát được hay đưa ra lý do học sinh trường khác mượn đồng phục của học sinh trường mình. Một số học sinh vi phạm khi phát hiện cảnh sát đã quay đầu trốn chạy nên dễ gây tai nạn giao thông…
“Tôi cho rằng ngoài sự vào cuộc quyết liệt của Ban giám hiệu nhà trường, việc vi phạm giao thông cũng cần được xem là thước đó để xét thi đua, kỷ luật…”, một cảnh sát giao thông đưa ra quan điểm.
Trong khi đó, đại tá Nguyễn Quang Hùng, Phó cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ A83 (Bộ Công an) hiến kế, cần tạo ra các chế tài để xử lý người lớn khi con em họ vi phạm. Ông Hùng cho rằng, người lớn là nhân tố quan trọng, để xảy ra các sai phạm phần lớn là do các phụ huynh tạo ra.
Theo ông Hùng, phụ huynh chỉ trang bị cho con em mình điện thoại di động đơn thuần thi mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản. Còn khi tuyên truyền khéo, học sinh có thể lựa chọn những chiếc xe đạp điện làm phương tiện đi lại.
Chốt lại buổi sơ kết, đại tá Phạm Xuân Bình, Phó giám đốc công an Hà Nội nhắc nhở các cơ quan chức năng cần lấy việc động viên tuyên truyền giáo dục là chính. Tránh trường hợp khắt khe, nghiêm khắc quá sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý học sinh. Đồng thời, giao Phòng CSGT phối hợp các lực lượng làm thí điểm phân luồng giao thông trước cổng một trường học ở nội thành, nếu làm tốt sẽ nhân rộng.
Hiện, Hà Nội có hơn 250 trường THPT, THCN và Trung tâm GDTX, trong đó có 115 trường nằm trong nội thành.
Theo VNE
Ưu tiên nguồn lực cho hệ thống hạ tầng
Ngày 30-10, Bộ Xây dựng đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị đô thị Việt Nam 2012.
Sự gia tăng mật độ dân số Thủ đô gây sức ép cho hệ thống hạ tầng
Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo cho biết, cùng với phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh, Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều hệ lụy phát sinh. Đó là sự gia tăng đột biến dân số cơ học dẫn đến quá tải về hạ tầng xã hội, thiếu trường học, giường bệnh, nhà ở xã hội ở nội thành... Do tốc độ gia tăng phương tiện giao thông cá nhân ở Hà Nội rất cao, 12-15% mỗi năm, TP luôn phải ứng phó với nạn ùn tắc giao thông. Bên cạnh đó, các vấn đề bức xúc như ô nhiễm môi trường sông hồ, khói bụi... cũng chưa thể giải quyết dứt điểm.
Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh, TP Hà Nội đang tập trung vào đẩy mạnh công tác quy hoạch, cụ thể hóa quy hoạch chung thành các quy hoạch phân khu, quy hoạch chung các quận, huyện... Thành phố sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, ưu tiên cho mạng lưới giao thông, hạ tầng xã hội cải tạo và nâng cấp hệ thống cấp nước, thoát nước, công viên cây xanh, sông, hồ. Thành phố cũng tập trung di chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, một số cơ quan, trường đại học, bệnh viện ra bên ngoài nhằm giảm mật độ dân cư nội thành và khắc phục ô nhiễm môi trường...
Theo ANTD
"Phiếu thuận" cho đề xuất siết điều kiện nhập cư Hà Nội Người muốn nhập cư phải "có biên chế", tạm trú 3 năm, mua được nhà hoặc nhà thuê diện tích tối thiểu 5m2/người... Những điều kiện thắt chặt nhận được sự ủng hộ của cơ quan thẩm tra dự án luật Thủ đô, dù xác định đó chưa phải biện pháp tối ưu. "Siết" toàn diện để giãn bớt dân nội thành Bản...