Học sinh tự kiểm điểm ‘có mắt như mù’
Thay vì viết với câu cú thông thường, học trò lại dùng câu văn sướt mướt để thể hiện tâm trạng tồi tệ vì làm nhầm bài tập.
Mới đây, một học sinh tiểu học vì ghi nhầm dặn dò của cô giáo về bài tập về nhà nên đã làm nhầm sang bài khác, cô giáo yêu cầu học sinh viết bảng kiểm điểm để giải thích lý do không làm bài tập và cam kết.
Nguyên văn bản kiểm điểm của học sinh này như sau:
“Bản kiểm điểm không làm bài 80, 81.
Con xin lỗi cô vì đã không làm bài tập đầy đủ. Vì con chép nhầm bài 80, 81 thành bài 83, 85 vào vở dặn dò. Con đúng là có mắt như mù. Cô viết lù lù ở trên bảng. Chỉ có từ bảng chép vào vở thế mà vẫn chép sai. Mà con lại là học sinh xuất sắc nữa.
Con nghĩ bố mẹ và cô sẽ rất buồn và thất vọng con. Bố mẹ con thất vọng đến nỗi ăn không ngon. Lúc đi học về con còn thấy mặt mẹ rất buồn. Con lên phòng, ngồi kiểm điểm lại bản thân mình. Và tự hỏi: “Tại sao mình lại chép dặn dò sai, trong khi đó lù lù ở trên bảng?”
Con hứa từ bây giờ sẽ bỏ tính vội vàng để đi về nhà để không viết sai vở dặn dò nữa ạ”.
Video đang HOT
Cận cảnh những mã đề thi siêu bá đạo khiến học sinh phải "méo mặt" mỗi khi định quay cóp
Để hạn chế tình trạng quay cóp, hỏi bài nhau của học sinh mà giáo viên phải sử dụng các mẹo mã hóa đề thị cực "dị".
Việc áp dụng thi theo hình thức trắc nghiệm đang dần trở nên phổ biến hơn không chỉ ở các kỳ thi lớn như tốt nghiệp THPT Quốc gia, thi hết học phần Đại học mà còn trong cả các tiết kiểm tra ở các bậc phổ thông. Nhìn tổng thể, việc thi trắc nghiệm mà không được tổ chức tốt thì hoàn toàn có thể là điều kiện tốt để nạn gian lận bùng phát. Học sinh muốn hỏi bài nhau chỉ cần biết được mã đề thi của nhau là thoải mái nhắc: A, B, C D rất dễ dàng. Chất lượng sàng lọc học sinh thông qua các bài kiểm tra cũng trở nên thất bại.
Những hành vi như quay cóp bài của bạn, sử dụng tài liệu hay các công cụ hỗ trợ khi thi cử là điều mà các giáo viên phải nỗ lực ngăn chặn.
Thế nhưng, "vỏ quýt dày có móng tay nhọn". Các thầy, cô giáo vẫn có nhiều cách để ngăn chặn các học sinh của mình tiết lộ mã đề cho nhau. Theo đó, nhiều giáo viên còn cẩn thận ghi mã đề bằng những ký hiệu riêng mà thường là ký tự ngôn ngữ nước ngoài khiến học sinh không thể... đọc hay giải thích được cho bạn bè. Hay thay vì đánh số thông thường thì thầy cô giáo lại sử dụng mã đề là một dãy ký tự chữ cái Latin siêu dài, dài tới mức từ đầu lề bên trái sang đầu lề bên phải không có nghĩa và không theo trật tự nào.
Dưới đây là một vài mã đề thi siêu bá đạo sẽ khiến học sinh phải "méo mặt" mỗi khi định quay cóp.
Mã đề thi với các ký tự tiếng Hàn.
Mã đề thi với ký tự tương hình quả thật sẽ làm học sinh phải "bó tay" nếu định quay cóp.
Vì mã đề được mã hóa, mọi "thái độ" của học sinh khi hỏi đề thi của nhau sẽ khiến giáo viên phát hiện ra ngay.
Các giáo viên còn sáng tạo sử dụng các "icon" cảm xúc trên mạng xã hội để làm mã đề.
Các "icon" cảm xúc trên mạng xã hội vô cùng dài nên học sinh muốn diễn tả cũng khó.
Đề thi được mã hóa thông qua khoảng cách các ký tự văn bản.
Mã đề thi chỉ khác nhau dựa trên các dấu chấm, dấu phẩy.
Mã đề thi khác nhau dựa trên độ nghiêng chữ.
Mã đề thi khác nhau thông qua việc thêm hoặc bớt 1 vài ký tự: đề 1 hay đề 01 là 2 đề hoàn toàn khác nhau đó nhé.
Trong quá khứ, việc các giáo viên tìm cách kiểm tra kiến thức học sinh bằng cách tập trung hết cặp, các đồ dụng có thể chừa tài liệu lên bục giảng là thường thấy. Thế nhưng với các chiêu trò quay cóp ngày càng tinh vi thì việc ngăn chặn hành vi nhắc bài nhau dựa trên mã hóa đề thi là điều vô cùng cần thiết.
'Thót tim' trước cảnh học sinh đi học, phụ nữ đi đẻ trèo vách đá cao 800 m Để đi học hay đi đẻ, người dân trong ngôi làng Atulie'er tại Trung Quốc phải trèo lên xuống những bậc thang nằm trên vách đá cao 800 m. Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), ngôi làng xa xôi hẻo lánh Atulie'er còn được mệnh danh là "ngôi làng vách đá" nằm ở phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên của Trung...