Học sinh Trung Quốc đội mũ quan với thanh chắn dài 1m chống Covid-19
Một trường tiểu học ở Quảng Châu gây chú ý với cách làm mới lạ ngay khi học sinh đi học trở lại. Các em học sinh ở đây đều mang một chiếc mũ quan với 2 “tai mũ” dài 1m trước khi vào lớp.
Theo thông tin đăng tải trên các trang truyền thông Trung Quốc, kể từ cuối tháng 3, dịch bệnh tại nước này đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Chính phủ Trung Quốc cũng đã nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội và bắt đầu mở cửa lại trường học.
Ngày 27 tháng 4, rất nhiều trường học tại các thành phố lớn như Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến và những nơi khác đã bắt đầu tiếp nhận học sinh đi học trở lại. Ngoại trừ việc phun khử trùng lớp học, vệ sinh bàn ghế và dụng cụ giảng dạy, thì giáo viên các trường học này cũng tìm mọi cách để đảm bảo an toàn cho học sinh khi quay lại lớp học. Đa số các trường học đều lập các điểm kiểm tra thân nhiệt cho học sinh, và khử trùng giầy dép, đăng ký thông tin cá nhân trước khi vào lớp.
Trong số đó, có một trường tiểu học ở Quảng Châu gây chú ý với cách làm mới lạ. Theo ghi nhận của phóng viên hiện trường, các em học sinh ở đây đều mang một chiếc mũ quan với 2 “tai mũ” dài 1m trước khi vào lớp.
Video đang HOT
Để đảm bảo khoảng cách an toàn trong thời gian dịch bệnh vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt, ban giám hiệu ngôi trường này đã nảy ra ý tưởng làm “Chiếc mũ một mét” , sau đó yêu cầu các phụ huynh học sinh cùng xắn tay vào làm để trang bị cho con khi tới trường.
Từ chiếc mũ quan lịch sử, các vị phụ huynh đã dùng bìa cứng, bìa màu, cải tiến chiếc mũ cổ xưa với hai tai mũ có tổng chiều dài 1 với nhiều phong cách khác nhau. Nhà trường cho biết, cách làm này không những khiến trẻ em có thể nâng cao khả năng thực hành, sáng tạo của học sinh, mà còn đảm bảo cho các em có khoảng cách xã hội an toàn khi đi học, đặc biệt là khi dịch còn chưa chấm dứt hoàn toàn.
Cách làm của trường học này đã gây chú ý cộng đồng mạng và nhận về rất nhiều lời khen ngợi. Mọi người đều cho rằng đây là một cách làm sáng tạo và thú vị. “ Đẹp quá, rất sáng tạo, tôi thấy làm như vậy rất thực tế” “ Tôi thấy rất đáng yêu” “ Trường học này hay quá, tôi thấy miệng thì nói đảm bảo khoảng cách 1m, nhưng rất khó ý thức được, làm như thế này mới thực tế” ….
COVID-19 dễ lây nhất ở thời điểm một đến hai ngày trước khi có triệu chứng
Một nghiên cứu mới cho thấy những người bị nhiễm coronavirus có thể dễ truyền bệnh nhất trong một đến hai ngày trước khi họ bắt đầu phát bệnh.
SARS-CoV-2 - loại coronavirus gây bênh COVID-19 - dường như dễ lây lan nhất khi bắt đầu nhiễm bệnh - ngay cả khi một người còn chưa biết mình mắc bệnh. Trong bức ảnh, loại virus này (màu vàng) đang lây nhiễm một tế bào đang chết (màu xanh) trên người bệnh nhân mắc COVID-19
Hơn nữa, khi xem xét các cặp lây nhiễm cho nhau khi một người đã chắc chắn lây nhiễm cho người kia, các nhà khoa học đã ước tính rằng khoảng 44% trường hợp mắc Covid-19 có thể lây từ người sang người trước khi các triệu chứng xuất hiện.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học được trình bày trong tạp chí Y học Tự nhiên (Nature Medicine) ngày 15/4 khuyến cáo rằng việc truy vết quá trình tiếp xúc của những người nhiễm coronavirus với những người khác cần phải bao gồm cả vài ngày trước khi xuất hiện triệu chứng.
Các nhà khoa học đã lấy dịch mũi của 94 bệnh nhân nhiễm coronavirus được đưa vào bệnh viện Nhân dân Quảng Châu Trung Quốc từ ngày 21 tháng 1 đến 14 tháng 2. Nhóm nghiên cứu thấy rằng số lượng vật liệu di truyền của virus đã nhanh chóng đạt đỉnh sau khi xuất hiện các triệu chứng, sau đó giảm dần trong khoảng 21 ngày. Kết quả này cho thấy sự sản sinh của virus có thể mạnh nhất vào giai đoạn đầu của quá trình nhiễm bệnh trước khi hệ thống miễn dịch hoạt động để tiêu diệt virus và tạo ra các triệu chứng.
Qua phân tích 77 cặp bệnh nhân truyền nhiễm bệnh cho nhau, các nhà nghiên cứu đã tính ra được thời điểm mọi người có khả năng truyền bệnh lớn nhất. Nhóm nghiên cứu đã ước tính rằng sự lây nhiễm bắt đầu từ 2,3 ngày trước khi các triệu chứng bắt đầu và đạt đỉnh vào 0,7 ngày trước khi các triệu chứng bắt đầu.
Các ước tính này tương tự với những phát hiện dựa trên một số bệnh nhân mắc COVID-19 tại Đức, trong đó các nhà nghiên cứu đã phân lập được các virus lây nhiễm thực sự, thay vì chỉ là vật liệu di truyền. Nghiên cứu này phát hiện ra rằng các virus lây nhiễm được tạo ra trước khi hình thành các triệu chứng và trong tuần đầu tiên bị bệnh. Một bệnh nhân trong nghiên cứu này không có triệu chứng bệnh rõ rệt, có nghĩa là anh ta thậm chí còn không bao giờ thể hiện các triệu chứng bệnh nhưng vẫn tạo ra các virus truyền nhiễm.
Các tác giả của nghiên cứu này cho rằng việc theo dõi và cách ly các trường hợp riêng lẻ có thể không thể ngăn chặn thành công việc bùng phát dịch nếu hơn 30% các trường hợp nhiễm bệnh do bị lây từ người bệnh trước khi có hoặc không có triệu chứng. Nếu trường hợp này xảy ra, thì có thể hơn 90% đối tượng tiếp xúc sẽ cần phải xác định về sự lây lan của virus. Theo nhóm nghiên cứu, việc rửa tay thường xuyên và cách ly xã hội đối với mỗi người có thể là biện pháp cần thiết để kiểm soát đại dịch.
Ngọc Anh
Châu Phi phản đối Trung Quốc phân biệt đối xử công dân Các đại sứ châu Phi tại Trung Quốc đã thư gửi tới Ngoại trưởng nước này để phản đối "sự phân biệt đối xử" đối với người châu Phi. Người châu Phi ngủ trên nền đất ở Quảng Châu, Trung Quốc (Ảnh: Twitter) Reuters đưa tin, vài quốc gia châu Phi đã yêu cầu Trung Quốc giải quyết các lo ngại của họ...