Học sinh trung học cung cấp dịch vụ mua và giao hàng cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong thời gian cách ly
Nhóm học sinh gồm 37 em đã nghĩ ra dịch vụ này để giúp đỡ những người không thể ra ngoài mua sắm trong thời kỳ dịch bệnh.
Khi chị Leena Bhakri ở thành phố Santa Clarita, California, Mỹ muốn mua nhu yếu phẩm nhưng lại không dám mạo hiểm ra đường giữa mùa dịch đang diễn biến phức tạp tại Mỹ, chị có thể nhờ những học sinh của CLB Six Feet Supplies.
Em Gabe Macias, 17 tuổi, thành viên của Six Feet Supplies giao tới tận nhà chị hàng hóa giá trị $186.23 (hơn 4 triệu đồng) trong khi đeo khẩu trang, gang tay và giữ khoảng cách an toàn. Số tiền đó được Macias mua bằng tiền của mình và khách hàng có thể hoàn trả sau. Em là một trong 37 tình nguyện viên của Six Feet Supplies, đứa con tinh thần của 2 học sinh trường phổ thông Zoe Monterola và Eric Luo khởi xướng.
Em Zoe Monterola, 17 tuổi, đồng sáng lập Six feet Supplies.
Zoe Monterola cho biết, em nảy ra ý tưởng này khi hàng xóm một người bạn để lại ghi chú trước cửa nhà hỏi anh có cần mua gì không. ‘Em muốn làm việc đó ở quy mô lớn hơn’, Monterola chia sẻ.
Còn Luo cũng được truyền cảm hứng từ một giáo viên, khi được cô cho xem đoạn tin tức về một cặp vợ chồng già phải thuê người khác mua đồ vì không dám ra ngoài. Ngày 17/3, nhóm học sinh này đã cùng nhau tạo thành Six Feet Supplies và bắt đầu hoạt động sau đó 7 ngày.
Eric Luo, đồng sáng lập Six feet Supplies.
Phương thức hoạt động của Six Feet Supplies rất đơn giản: khách hàng cung cấp tên, địa chỉ, số điện thoại, hàng hóa muốn mua và khoản tiền dự tính. Các thành viên của Six Feet Supplies sẽ gửi lại hóa đơn và giao hàng tới cửa nhà trong khi giữ khoảng cách an toàn. Khách hàng có thể để tiền mặt trong phong ngoài cửa hoặc gửi qua hóa đơn điện tử.
Six Feet Supplies mua hộ và giao hàng miễn phí cho những người không thể ra ngoài vào mùa dịch.
Video đang HOT
‘Để có một đơn hàng là cả một quá trình đấy ạ’, Eric Luo nói. Để thuyết phục người lớn cho những thiếu niên như em mua đồ rất khó, chưa kể, nhiều cha mẹ cũng không đồng ý cho con mình tới nơi công cộng khi dịch bệnh vẫn còn phức tạp. Dù có nhiều đơn vị giao hàng, nhưng Six Feet Supplies vẫn có sự khác biệt không chỉ vì họ giao hàng miễn phí mà còn các em sẽ mua sắm tại nhiều cửa hàng khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Một tuần sau khi ra mắt, Six Feet Supplies đã phục vụ hàng chục người mỗi ngày và có cả đơn hàng từ thành phố khác. Zoe Monterola và Eric Luo đang tạo ra một ‘bộ công cụ’ để giúp những học sinh phổ thông có cùng chí hướng thiết lập các dịch vụ tương tự. ‘Chúng em sẽ duy trì dịch vụ này cho đến khi nhu cầu của mọi người vẫn còn hoặc cho đến khi dịch bệnh có thể trở thành mối nguy hiểm lớn đối với đội ngũ giao hàng của chúng em‘, Monterola cho biết.
Bức ảnh 'biết kể chuyện' của phóng viên ảnh thế giới giữa đại dịch
Giữa thời điểm giãn cách xã hội vì dịch bệnh trên khắp thế giới, những khoảnh khắc giản dị thường ngày cũng đủ để mọi người hình dung về khoảng thời gian đáng nhớ trong lịch sử.
Zing trích dịch bài đăng trên CNN về chia sẻ của các phóng viên ảnh khi việc tác nghiệp gặp khó khăn và tìm cảm hứng mới giữa thời điểm dịch bệnh nguy hiểm tại nhiều nơi trên thế giới.
Mạo hiểm ra đường phố New York, Mỹ thời điểm này, nhiếp ảnh gia Ashley Gilbertson phát hiện một phụ nữ trẻ đang đứng trong một con hẻm ở khu phố tài chính. Anh dừng lại quan sát, thấy cô thò đầu ra ngó nghiêng vài lần trước khi bước xuống đường cùng người đàn ông lớn tuổi.
Gilbertson nhanh tay ghi lại vài bức hình. Nếu là bình thường, anh đã tiếp cận cô gái ấy để bắt chuyện. Nhưng giữa thời điểm dịch Covid-19 bùng phát và có yêu cầu giãn cách xã hội, việc này đơn giản là không thể.
Không thể trò chuyện, hỏi han nhân vật như bình thường là điều khó khăn đối với các nhiếp ảnh gia giữa thời điểm dịch bệnh.
"Không hỏi han, trò chuyện được với những nhân vật mình chụp, đối với tôi quả thực khó khăn. Tôi thường chụp lại khoảnh khắc ưng ý, sau đó tiến tới giới thiệu tôi là ai, đang chụp gì và hỏi tên của họ, xem họ đến từ đâu, làm công việc gì, đang cảm thấy ra sao... Bây giờ, phần công việc đó của tôi đang thay đổi đáng kể", nam nhiếp ảnh gia chia sẻ.
Giống như nhiều nhiếp ảnh gia trên thế giới, Gilbertson đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19 - điều gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc của anh, ngoài chuyện thu nhập giảm sút.
Nhiếp ảnh gia Suzanne Plunkett chụp ảnh con gái của bạn mình trong một buổi học múa ba lê online.
Trước nhiều khó khăn, một vấn đề khiến nhiều người thắc mắc giữa lúc dịch bệnh nguy hiểm: Làm thế nào để các nhiếp ảnh gia ghi lại được một trong những khoảng thời gian đáng nhớ trong lịch sử loài người khi trên khắp thế giới, đường phố vắng tanh, mọi người đều ở trong nhà? Làm thế nào nhiếp ảnh gia ghi lại được sự kết nối giữa mọi người khi giờ đây ai cũng đều phải giữ khoảng cách với nhau?
Tháng 3 vừa qua, James Wrigley (sống tại Anh), đồng giám đốc của nền tảng nhiếp ảnh Public Source, đã ra mắt trang web có tên Covid-19 Archive nhằm xây dựng một kho lưu trữ các hình ảnh liên quan đến cuộc sống trong thời gian Covid-19 bùng phát. Đến nay, trang này nhận được sản phẩm từ 30 nhiếp ảnh gia ở khắp nơi trên thế giới.
"Đây là sự kiện lớn nhất xảy ra trong thế hệ của chúng tôi. Chúng tôi muốn tạo ra một cái gì đó có thể lưu giữ lại hình ảnh của sự kiện này", Wrigley nói.
Sống sót qua đợt dịch SARS 17 năm trước, ông cho biết nhiều người dân thành phố ban đầu nhanh chóng phản ứng với Covid-19. Mọi người bước vào "chế độ chiến đấu" với bệnh dịch, điều đã học được từ những kinh nghiệm trong quá khứ.
Khi lễ hội Carnival ở Italy bị hủy bỏ do dịch Covid-19, nhiều cửa hàng bán mặt nạ hóa trang nhanh chóng chuyển sang bán khẩu trang y tế (ảnh trái). Trong khi đó, nhiều người dân tại Hong Kong tích trữ giấy vệ sinh khi dịch bệnh bùng phát.
Jeremy Cheung, nhiếp ảnh gia ở Hong Kong, chia sẻ hiện anh không còn ra ngoài nhiều để chụp ảnh.
"Tôi không chụp trên đường phố thường xuyên nữa vì tôi đang cố gắng hết sức để trở thành một người dân có trách nhiệm bằng cách ở nhà", anh nói.
Những hình ảnh đời thường nhưng không kém phần nghệ thuật được ghi lại trong thời điểm giãn cách xã hội tại Italy.
Không ra ngoài, một số nhiếp ảnh gia ghi lại cuộc sống gia đình mình như một cách luyện tay nghề và lưu lại kỷ niệm đáng nhớ, hoặc cũng có thể là giúp họ đánh lạc hướng bản thân, tạm thời thoát khỏi cuộc sống hiện tại.
Vốn nổi tiếng với những bức ảnh chụp mọi người trong nhà từ khung cửa sổ, thời gian này, nhiếp ảnh gia Gail Albert Halaban thấy các tác phẩm của mình càng trở nên quen thuộc lạ kỳ.
Những hình ảnh đậm chất thơ được ghi lại từ khung cửa sổ.
"Không cần cứ phải ở ngoài, tôi nghĩ rằng không gian cửa sổ là nơi chúng ta tạo ra nhiều kết nối với nhau, đặc biệt là khi sống trong thành phố", cô chia sẻ.
"Nếu bạn nhìn qua cửa sổ của hàng xóm, bạn sẽ thấy họ cũng đang làm những việc giống như bạn. Khi phải giãn cách xã hội, thật yên tâm khi thấy hàng xóm bên kia đường cũng đang học tại nhà hoặc pha cốc cà phê, đọc truyện", cô nói thêm.
Hàng người đến siêu thị ở Cascais, Bồ Đào Nha mua thực phẩm.
Trong khi mọi người đều đang ở nhà để bảo vệ chính mình, hạn chế tiếp xúc theo những cách chưa từng có, các nhiếp ảnh gia vẫn có thể ghi lại những kết nối của con người và những khoảnh khắc ấn tượng.
Đó là chân dung của các thành viên gia đình được chụp từ cửa sổ, ảnh những bữa ăn hàng ngày ở nhà, ảnh ánh sáng phản chiếu qua các mái nhà trên khắp thế giới...
Những hình ảnh lặp lại ngày qua ngày như các "bức ảnh biết nói", bắt đầu xây dựng một câu chuyện đơn giản, được chia sẻ bởi những người sống trong thời điểm đặc biệt này. Dù cách xa nhau, nhưng bằng cách nào đó, như đang thực hiện cùng nhau.
Mai An
Nam sinh dùng 'súng ma' bắn chết bạn học ở Mỹ Thiếu niên 16 tuổi nổ súng tại trường trung học ở Nam California làm 5 người thương vong trước khi tự bắn vào đầu mình đã sử dụng "súng ma" lắp ráp từ các bộ phận tách rời. Nathaniel Tennosuke Berhow rút khẩu súng lục bán tự động cỡ nòng 45 ly từ ba lô vào ngày 14/11, sinh nhật của cậu, bắn...