Học sinh TQ giỏi nhất thế giới: Có gian lận?
Trung Quốc đã đánh đồng giữa kết quả khảo sát học sinh Thượng Hải với năng lực chung của học sinh trên toàn quốc.
Sau khi Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế ( OECD) công bố chỉ số đánh giá giáo dục toàn cầu thuộc chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) về khả năng toán học, đọc và khoa học, nhiều người Mỹ đã lắc đầu ngán ngẩm khi thấy học sinh của mình ngày càng tụt hậu trên bảng xếp hạng và thua xa các học sinh các nước châu Á, đặc biệt là học sinh Thượng Hải đứng ở vị trí đầu tiên.
Người ta cũng đặt ra câu hỏi tại sao học sinh các nước Đông Á nói chung và Trung Quốc nói riêng lại có thể thống trị bảng xếp hạng như vậy, tuy nhiên có một sự thật đằng sau bảng xếp hạng này đã giúp cho học sinh Trung Quốc có thể đứng ở vị trí cao nhất.
Một học sinh Trung Quốc trong giờ chào cờ
Nếu để ý, ta sẽ thấy rằng 3 “quốc gia” được đánh giá cao nhất trong bảng xếp hạng của OECD là Thượng Hải, Singapore và Hong Kong. Đây là những thành phố lớn sầm uất trên thế giới với những trường học tốt nhất xếp theo bất cứ tiêu chí nào, nhưng liệu có công bằng không khi so sánh chúng với các quốc gia rộng lớn có trình độ phát triển kinh tế, xã hội không đồng đều giữa các vùng như Nga, Đức, Úc và Mỹ?
Nhiều người nhất trí rằng Singapore là một quốc gia độc lập, và Hong Kong là một khu đặc quyền kinh tế, thế nên việc hai cái tên này xuất hiện trong bảng xếp hạng của OECD là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên vị trí số một của học sinh Thượng Hải lại là một dấu hỏi lớn, bởi Thượng Hải không thể đại diện cho toàn bộ đất nước Trung Quốc.
Video đang HOT
Hồi đầu năm, chuyên gia Tom Loveless thuộc Viện Brookings cho hay: “Trung Quốc đã có một thỏa thuận bất thường với OECD, tổ chức chịu trách nhiệm tiến hành PISA. Năm 2009, tất cả các tỉnh ở Trung Quốc đều tham gia kỳ đánh giá này, tuy nhiên chính phủ Trung Quốc chỉ cho phép công bố kết quả của Thượng Hải.”
Thượng Hải là một trong những trung tâm tài chính toàn cầu, nơi có điều kiện kinh tế và xã hội rất phát triển, hoàn toàn khác hẳn với nhiều khu vực nông thôn Trung Quốc, nơi có tới 66% số học sinh của nước này.
Ông Loveless chỉ ra: “Khoảng 84% học sinh trung học ở Thượng Hải đỗ đại học, so với tỉ lệ 24% trên cả nước.” Ngoài ra, ông Loveless cũng cho biết các bậc phụ huynh ở Thượng Hải đều sẵn sàng bỏ ra khoản tiền lớn để cho con đi học thêm, và số tiền này vượt quá mức lương của một công nhân bình thường kiếm được trong suốt một năm.
Chuyên gia giáo dục này nhận định: “Kết quả đánh giá học sinh ở Thượng Hải sẽ được dư luận Trung Quốc mặc nhiên coi như là kết quả của cả nước Trung Quốc. Tuy nhiên quan niệm này là rất sai lầm.”
Bằng cách chỉ cho phép công bố kết quả khảo sát ở một trong những thành phố phát triển nhất, phải chăng Trung Quốc đã gian lận để giành được thứ hạng cao trong bảng xếp hạng năng lực học sinh của OECD?
Theo Slate
3 bé mầm non ăn phải chất thông cống trong lớp học
Ngày 27/11, các bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa Phổ Yên - Thái Nguyên cho biết đang cấp cứu 3 cháu bé bị ngộ độc trong tình trạng lưỡi cay rát, miệng sưng vù vì ăn phải chất lạ trong lớp học.
Danh tính của 3 cháu bé này là Nguyễn Đức Nghĩa, Trần Công Vinh, Hoàng Văn Huy hiện đang học lớp 5 tuổi, trường mầm non Phúc Thuận II, Điểm trường Quân Xóm, thuộc xã Phúc Thuận (Phổ Yên - Thái Nguyên)
Chị Bùi Thị Huyền - phụ huynh của cháu Nguyễn Đức Nghĩa, kể lại: "Vào khoảng 9h30 ngày 27/11, tôi nhận được tin con mình ăn phải chất lạ trong lớp học, đang bị ngộ độc. Khi tới trường, tôi đã thấy cô Hậu( giáo viên lớp của Nghĩa) đang cho 3 cháu Nghĩa, Vinh và xúc miệng...".
Tuy nhiên, 3 cháu vẫn liên tục kêu cay và rát lưỡi. Thấy triệu chứng con và những cháu cùng ăn phải chất lạ có biểu hiện xưng miệng nên chị Huyền liền thông báo cho phụ huynh của 2 cháu còn lại đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa Phổ Yên.
3 trẻ học mần non đang phải điều trị tại bệnh viện đa khoa Phổ Yên do ăn phải chất lạ.
Các bác sĩ ở bệnh viện cung cấp, do các cháu ăn phải chất độc nên gây ra dị ứng. Hiện các cháu được các bác sĩ tiêm và cho uống thuốc giải độc, 3 cháu nhỏ vẫn đang được theo dõi, điều trị tại Khoa nhi của bệnh viện.
Chị Nguyễn Thị Hà, phụ huynh của cháu Hoàng Văn Huy cho biết: "Tôi đang đi làm ở dưới Hà Nôi thì nhận được thông tin từ nhà trường nên phải về gấp. Cháu Huy là bị nặng nhất trong số 3 cháu, hiện giờ cháu vẫn bị sưng môi và rộp lưỡi nên không ăn được gì, thỉnh thoảng mới uống được ít sữa tươi, từ chiều tới giờ cháu hay bị đi ngoài...
Sau khi sự việc xẩy ra cô các cô giáo đã xác định chất lạ mà các cháu ăn phải là do cháu Nguyễn Văn Định lấy được từ trong tủ đừng đồ trong lớp học rồi mang ra chia cho 3 bạn cùng lớp.
Cháu Hoàng Văn Huy vẫn còn bị xưng miệng và rộp lưỡi.
Để biết chất lạ các cháu ăn phải cô giáo Hậu đã lấy chất thông cống để trong tủ đựng đồ ra thử thì thấy cay và tê lưỡi.
Tuy nhiên, cô Đô Thi Khanh - Hiêu trương trương mâm non Phuc Thuân II lại nói rằng, "Trong ngay hôm nay nha trương không nâu ăn cho tre, tai trương mâm non không hê co loai thuôc tây rưa nao la viên mau trăng. Chung tôi chi mua sunlight vê đê lau chui nha vê sinh".
Đồng thời, cô Khanh cũng tư chôi tra lơi về trách nhiệm của nhà trường trước sự việc, va chi đông y cung câp tiếp thông tin khi mơi được ca phu huynh va cac em hoc sinh đên găp trưc tiêp.
Theo Đất Việt
Khơi dòng vốn tư nhân Trong nỗ lực tìm nguồn lực cho phát triển và thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ, Liên hợp quốc (LHQ) đã kêu gọi các nước thành viên cần tập trung tìm kiếm nguồn tài chính tư nhân, thúc đẩy thương mại quốc tế để duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững. Mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở châu Phi...