Học sinh tiểu học viết hai câu chúc cô giáo ngày 20/11, chỉ sai một chữ mà nội dung khiến cả mẹ lẫn cô toát mồ hôi hột: Xém tan cửa nát nhà
Sai một ly có khi đi cả trăm dặm đấy chứ chẳng đùa.
Chuyện nhầm lẫn chính tả, nhất là các từ tương tự nhau như l/n, ch/tr, x/s, c/q/k, i/y… Và trong một số trường hợp, việc nhầm nhọt này đôi khi gây ra những tình huống dở khóc dở cười khiến những người liên quan sợ xanh mặt. Chẳng hạn lời chúc 20/11 của học sinh tiểu học sau đây, chỉ viết sai một chữ mà nội dung tấm thiệp hoàn toàn bị đổi sang một nghĩa khác.
Học sinh này chúc: Cô giáo em tươi trẻ/Luôn say mê trồng người, kèm bức vẽ em đang tặng hoa cho cô. Tuy nhiên, ở chữ TRỒNG, thay vì ghi TR, thanh niên nhí lại viết nhầm thành CH. Câu chúc vì thế bị đổi thành: Cô giáo em tươi trẻ/Luôn say mê CHỒNG người. Đúng là sai một ly đi cả trăm dặm, cô và mẹ đọc được phải nói là mồ hôi vã ra như tắm.
Dân tình thì được một phen cười chết đi sống lại, nhiều cô giáo còn hài hước nhắc nhở nhau nên dạy chính tả cho học sinh thật kĩ để tránh trường hợp khó xử tương tự: “Chồng người luôn. Hảo học sinh”; “Trò viết sai chính tả làm cô khổ rồi”; “Chúc vậy từ tươi thành tan giờ nha con”; “nhớ dạy học sinh viết đúng chính tả nha, sợ ghê”…
Video đang HOT
Có thể nói, mặc dù là chữ mẹ đẻ nhưng trên thực tế hiện nay không chỉ trẻ em mà vẫn có nhiều người lớn viết sai chính tả hoặc phát âm sai. Vì vậy, để đảm bảo sử dụng một cách chính xác và đúng chuẩn nhất thì việc nắm rõ những quy tắc chính tả là cực kỳ quan trọng.
Quy tắc viết l/n: Chữ L đứng trước các âm như: Uy, oe, uâ, oa. Chữ N không được sử dụng trước các tiếng có âm đệm. Trừ trường hợp trong các âm tiết Hán Việt như: Noãn, noa. Chữ N được sử dụng trong những từ chỉ sự ẩn nấp hoặc vị trí. Ví dụ: Né, nấp, này…
Quy tắc viết ch/tr: Tr được sử dụng trong trường hợp tạo kiểu láy âm (trăn trở, trùng trục…), trong các từ Hán Việt có thanh huyền hoặc thanh nặng. Ch được sử dụng trong các trường hợp: Đứng đầu các tiếng có vần âm đệm (chí chóe…), đứng đầu danh từ chỉ người (cha, chú…), đứng đầu danh từ chỉ vật (Chiếu, chảo…), sử dụng trong từ có ý nghĩa phủ định, sử dụng trong các món ăn, tên cây cối hoặc tên của cử động…
Quy tắc viết x/s: Để phân biệt x và s thì bạn cần phải lưu ý trong quá trình sử dụng. Cụ thể: X thường xuất hiện trong các tiếng có âm đệm như: Xoay xở, xù xì… S thường xuất hiện trong các âm tiết sở hữu âm đệm như: Soạng… S và x không bao giờ cùng nhau xuất hiện trong một từ láy.
Quy tắc viết c/q/k: C: Viết trước các nguyên âm: Ư, u, ơ, ô, o, â, ă, a. K: Viết trước nguyên âm: I, ê, e (ia, iê). Q: Viết trước các vần sở hữu âm đệm viết bằng chữ u.
Quy tắc viết i/y: Y: Thường đứng một mình, đứng cùng nguyên âm đôi “iê” đứng đầu tiếng, đứng sau âm đệm “u”. I: Đứng ở đầu tiếng (im lặng…), có thể đứng ở cuối tiếng (chui lủi…).
Thêm một bài văn tả bạn của học sinh tiểu học khiến dân tình cười mém xỉu, hội "răng khểnh" tổn thương sâu sắc
Học sinh tiểu học đã không "trổ tài" thì thôi, đã ra tay là dân tình toàn á ố vì... sốc nặng.
Kể sao cho hết những tác phẩm tấu hài của lũ trẻ khi được giao nhiệm vụ làm văn tả người này người kia hay kể một câu chuyện nhỏ. Chắc hẳn bạn đã từng cười ngất lên ngất xuống khi đọc những dòng tả người thân như thế này: "Bố em có dáng người thấp đậm, với cái bụng to khác bố người ta bụng thon 6 múi" , hay "Mẹ không xinh lắm nhưng bác bán thịt lợn đầu ngõ vẫn phải ngước nhìn". Những thước văn "chân thực" đến phũ phàng quả thực khiến các "nạn nhân" cạn lời.
Nhưng có lẽ dù bá đạo đến đâu thì cũng chào thua "nhân vật số 1" sau đây. Được cô giáo ra yêu cầu "Hãy tả về một người bạn mà em yêu quý", học sinh này có màn giới thiệu độc nhất vô nhị, cô bạn đọc xong chắc xỉu 3 ngày chưa tỉnh còn hội răng khểnh hẳn thấy "tổn thương sâu sắc".
"Bạn có một mái tóc, hai con mắt, một cái mũi nhưng có hai lỗ mũi, cái miệng nó răng nanh chìa ra, người ta bảo đó là răng khểnh"
"Em có bạn gái ngồi kế bên bàn học, cũng không thân mấy. Nhưng em cũng hơi thích nó. Bạn có một mái tóc, hai con mắt, một cái mũi nhưng có hai lỗ mũi, cái miệng nó răng nanh chìa ra, người ta bảo đó là răng khểnh" . Tả chi tiết đến thế là cùng.
Có biết bao nhiêu mỹ từ khi người ta nói về răng khểnh, nào là nụ cười tươi tắn, duyên dáng hút hồn, nhưng qua ngòi bút của học sinh tiểu học, răng khểnh đơn giản chỉ là... răng nanh không hơn không kém. Dù vẫn thấy "răng khểnh hơi đẹp" nhưng "em hơi sợ". Câu sau đá câu trước quả thực khiến người đọc cũng hoang mang không kém. May thay câu chốt cuối còn có chút tình cảm bạn bè: Em rất yêu bạn em, nếu không chắc ngày sau vào lớp làm sao mà nhìn mặt bạn "ngồi kế bên bàn học".
Không biết cô bạn gái có cảm thấy... đắng lòng khi đọc được bài văn "có một không hai" của bạn mình không nhưng dân tình thì đều bật cười trước suy nghĩ đơn giản, thật thà và đặc biệt là mang yếu tố "thấy gì viết nấy" của em học sinh này. Quả thực dù ngây ngô, không văn hoa mượt mà, thế nhưng thay vì tìm văn mẫu và dựa vào đó để viết, học sinh này đã tự ghi suy nghĩ và tạo nên tác phẩm của riêng mình.
Quả thật, với trẻ lớp 2, lớp 3 vẫn đang trong giai đoạn tập làm văn, vốn từ của các bé chưa phong phú, nhận thức về cuộc sống chưa nhiều... nên lời lẽ còn rất ngô nghê. Cha mẹ không nên sốt ruột khi thấy con viết văn chưa hay, chưa tốt. Thay vì thế, phụ huynh có thể đưa ra những gợi ý theo phương pháp sơ đồ tư duy để con viết văn tốt hơn.
Sơ đồ tư duy không phải phương pháp xa lạ và đã được nhiều giáo viên, phụ huynh áp dụng. Bằng cách này, trẻ em được tập khả năng phân tích, tổng hợp và giúp ghi nhớ dễ dàng hơn.
Được yêu cầu "đặt 3 câu nêu đặc điểm ngoại hình", học sinh tiểu học trổ tài khiến cô giáo tá hỏa: Đi dạy mà như tấu hài Đúng là "cười chảy nước mắt" với bài tập tiếng Việt của học sinh tiểu học, toàn những gương mặt vàng trong làng múa bút đặt câu. Muốn biết thế nào là sáng tạo, hãy hỏi học sinh tiểu học. Một hình ảnh, một câu chuyện bình thường, dưới suy nghĩ ngây thơ cùng trí tưởng tượng vượt trội của những đứa trẻ...