Học sinh tiểu học tả gia đình không khác gì sở thú khiến dân mạng cười điên đảo, bố khoái chí tự hào nhưng mẹ thì chỉ muốn “độn thổ”
Bài tập về nhà thú vị của cậu bé 10 tuổi khiến nhiều người thích thú ôm bụng cười.
Hôm 25/9, anh Hồng, một ông bố sống ở Hàng Châu ( Trung Quốc), vô cùng bất ngờ khi kiểm tra bài tập về nhà của cậu con trai 10 tuổi và phát hiện ra cậu bé đã miêu tả các thành viên trong gia đình bằng một giọng văn vô cùng thú vị cùng sự so sánh cực hài hước.
Đọc xong bài viết, anh Hồng liền cười lớn và tự hào đi khoe khắp nơi với bạn bè.
“Bọn trẻ con luôn có cách khiến người lớn phải kinh ngạc”, anh Hồng chia sẻ.
Anh Hồng cho biết trong bài tập về nhà, cậu bé Tiểu Thành đã lần lượt tả bố, mẹ và em trai 3 tuổi như sau:
“Bố giống như một con gấu trúc. Bố rất tốt bụng và mạnh mẽ.
Mẹ hay mất bình tĩnh và thường ném mọi thứ mỗi lần không vừa ý. Mẹ giống như một con hổ, rất nóng nảy và mẹ để tóc ngắn.
Đặc sản của em trai tôi là phá hoại. Em trai giống như một con chó Husky cứng đầu và rất giỏi trong việc phá phách mọi thứ trong nhà”.
Phần miêu tả về bản thân, Tiểu Thành viết: “Em có tính cách ổn định nhất trong nhà. Mắt em to như viên ngọc trai. Mỗi lần cạo đầu xong tóc em vẫn rậm rạp, giống như một chú bò Tây Tạng”.
Bài tập của Tiểu Thành khiến cho anh Hồng vừa buồn cười vừa xúc động. Anh chia sẻ rằng vì công việc bận rộn nên khi về nhà, anh hầu như không có thời gian để theo dõi việc học hành của con, cũng ít khi nào hai bố con tâm sự với nhau. Anh không ngờ rằng trong lòng con trai mình lại có vị trí quan trọng và ấm áp đến như thế. Và con vật Tiểu Thành thích nhất cũng chính là gấu trúc.
“Tôi luôn cho rằng thằng bé thân với mẹ hơn. Suy cho cùng ở nhà cô ấy luôn là người quyết định mọi thứ”, anh Hồng nói.
Bài tập về nhà của Tiểu Thành nhận được nhiều lời khen ngợi làm cho anh Hồng rất tự hào. Quả thật trong thế giới của trẻ con, mọi thứ chúng nhìn thấy đều vô cùng đẹp đẽ, chân thật. Có ý kiến cho rằng, người mẹ nào mà nghe con miêu tả về mình như vậy chắc hẳn sẽ giận đến tím mặt mất thôi.
Video đang HOT
Nói về cậu con trai của mình, anh Hồng tiết lộ cậu bé thật sự là đứa trẻ rất tốt bụng, biết quan tâm người khác.
Anh kể cách đây vài hôm, khi gia đình anh đi chơi vô tình nhặt được chiếc điện thoại của ai đó đánh rơi ở bãi đậu xe. Lúc đó vợ chồng anh đều muốn về nhà sớm nên nói con trai đặt điện thoại vào chỗ cũ vì họ tin rằng thế nào người chủ cũng quay lại và tìm được điện thoại mà thôi.
Tiểu Thành có đôi mắt to như “viên ngọc trai” và mái tóc dày như “bò Tây Tạng”
Vậy mà Tiểu Thành nhất quyết không đồng ý. Cậu bé thuyết phục bố mẹ cùng ở lại đợi chủ nhân của chiếc điện thoại. Tiểu Thành nói rằng hiện giờ người làm mất chắc sẽ lo lắng lắm, lỡ như có người xấu nhặt được không chịu trả lại thì người chủ điện thoại lại càng buồn hơn.
Khoảng 30 phút sau, một người phụ nữ trung niên đã đến bãi đậu xe để tìm chiếc điện thoại đánh rơi. Tiểu Thành trả lại điện thoại và liên tục nhắc nhở người phụ nữ nọ rằng: “Dì ơi, dì thử kiểm tra túi xách của mình xem có bị thủng không. Dì mà cho điện thoại vào túi là lại rơi nữa đấy”.
Cả hai vợ chồng anh Hồng đều hết sức bất ngờ và họ tin rằng sau này con trai lớn lên chắc chắn sẽ là một người đàn ông cực kỳ có trách nhiệm, chu đáo và có trái tim nhân hậu.
Những sinh viên Hải Dương, Quảng Ninh và "Xuân này con không về": Ừ thì buồn thật đấy, nhớ nhà đấy, nhưng vì cái chung thì thôi xa nhà 1 năm cũng chẳng hề
Tết vốn là dịp để mọi người sum vầy, quây quần bên gia đình và người thân nhưng Tết năm nay thì khác...
Ngày này tuần trước, chúng ta vẫn thấy không khí Tết chộn rộn quanh mình. Hội chị em tất bật sắm sửa váy vóc, đặt lịch tút tát lại giao diện của bản thân. Cánh đàn ông cũng chẳng kém cạnh, anh nào là "dân chơi hoa" thì hẳn nhiên cứ đến Tết là đi tìm hương tìm sắc, còn những "người chơi hệ cồn" thì rỉ tai nhau chỗ mua "nước thần" vừa ngon vừa an toàn.
Trong khi đám trẻ đang tất bật sắm Tết ở thành phố, thì ở quê, các cụ - thế hệ bố mẹ, ông bà chúng mình cũng rộn ràng chẳng kém.
Giò mua ở đâu ngon bác nhỉ?
Năm nay nhà bác gói bao nhiêu cái bánh chưng?
Rồi mùng mấy tụi trẻ con nhà bác về?
Ai xa quê đi làm đều biết: Từ ngõ nhỏ đến chợ lớn ở quê vào thời điểm cận Tết, thứ không khí hằn lên rõ nhất chính là nỗi háo hức mong con chờ cháu của các mẹ, các bà. Các bố, các ông cũng mong đấy, nhưng vì ít tụ tập gặp gỡ nên nỗi mong ở yên trong lòng thôi.
Nhưng đến thời điểm này, có lẽ dù là đám trẻ hay các cụ, không ai còn quan tâm chuyện bánh chưng, giò chả hay làm đẹp sắm Tết nữa. Tất cả chỉ băn khoăn mỗi một điều: Tết này liệu có về quê với gia đình được không?
Bạn Trần Hằng - Hiện đang làm việc tại Hà Nội, quê ở Hải Dương chia sẻ: " Lúc nghe tin mình có thể không về quê ăn Tết cùng gia đình được, mình thấy vừa buồn, vừa lo. Buồn vì mình chưa bao giờ đón Tết xa nhà cả, nhưng lo nhiều hơn vì dù sao mình ở Hà Nội cũng an toàn hơn trong khi bố mẹ già rồi, không có ai chăm sóc lại còn ở giữa tâm dịch.
Hôm trước mẹ mình gọi điện mà cả hai mẹ con khóc trong điện thoại. Gia đình mình có 2 chị em gái, chị mình đã lấy chồng rồi nên Tết chỉ có mình đón giao thừa với bố mẹ được thôi.
Tết mà không về nhà được thì chắc chắn là buồn rồi, nhưng nếu nghĩ mình đang đóng góp cho cộng đồng thì cũng đỡ. Buồn nhưng mà có ích nên không sao! Nếu phải ở lại Hà Nội, mình nghĩ mình cũng sẽ hạn chế ra đường. Thay vào đó mình sẽ ngồi ở nhà, gọi điện cho bố mẹ, bạn bè và làm việc thôi. "
Trong khi đó, Thảo Phương - Nàng dâu mới của Quảng Ninh lại trò chuyện với chúng tôi với ánh mắt rạng ngời: " Em mới lấy chồng cách đây 2 tháng. Đúng ra Tết này sẽ là cái Tết đầu tiên của em ở nhà chồng. Nhưng hôm qua mẹ chồng em vừa gọi, bảo Tết này hai đứa về nhà ngoại ăn Tết cho an toàn. Nhà nào chẳng là nhà, bố mẹ nào cũng là bố mẹ.
Không có gì phải buồn hay áy náy. Đấy, nguyên văn lời mẹ chồng em nói với em là vậy. Cả nhà chồng em đều có suy nghĩ tích cực vậy luôn. Bố mẹ em bảo mấy lần trước nước mình kiểm soát dịch tốt, nên đang ở đâu - ở yên đấy là không có gì phải lo. "
Con gái xa quê, xa bố mẹ dịp Tết thì buồn, đàn ông chắc chắn cũng vậy. Nhưng nỗi buồn đó có lẽ không chỉ xuất phát từ khoảng cách địa lý.
Thanh Phong - Quê Hải Dương, ông chủ của một quán cà phê nhỏ tại Hà Nội, chia sẻ với chúng tôi: " Tết năm nào mình cũng vừa chạy quán cà phê của mình, vừa chạy thêm luôn cả một sạp hoa lan. Dịch trở lại vào đúng tầm dân tình đang sốt sắng sắm sửa, nên mấy hôm nay mình cũng chuẩn bị tinh thần rồi. Tết này bánh chưng có thể ít thịt, còn khỏe là được.
Cũng may là chăm hoa lan mất công nhưng nó không phải loại hoa mang tính thời vụ như đào. Giờ mình không bán được thì ra Tết mình chăm hoa, bán tiếp. "
Nhìn chung, những bạn trẻ mà chúng tôi vô tình bắt gặp và trò chuyện đều chưa sẵn sàng cho một cái Tết xa nhà và cả gia đình họ cũng vậy.
Những người xa quê, đi làm ở thành phố, chẳng ai chuẩn bị cho một cái Tết ở nơi mình đã dành nguyên cả năm để kiếm sống. Người truyền thống sẽ về nhà với gia đình, người theo chủ nghĩa hiện đại sẽ xách vali lên và đi đến một nơi khác.
Đen Vâu đã bảo dù thành công, thất bại, chênh vênh hay hạnh phúc, hãy đi về nhà. Nhưng ngoài ngôi nhà và gia đình nhỏ của riêng mình, chúng ta đều có chung một ngôi nhà lớn là Việt Nam.
Chính vì thế:
" Hạnh phúc, khoan hãy về
Cô đơn, khoan hãy về
Thành công, khoan hãy về
Thất bại, khoan hãy về
Mệt quá, khoan hãy về
Mông lung, khoan hãy về
Chênh vênh, khoan hãy về
Không có việc gì, vậy thì khoan hãy về
Không có việc gì, vậy thì khoan hãy về, khoan hãy về, khoan hãy về... "
ẢNH: CHÁY, VIỆT PHỐ CỔ
Tầm này rồi yêu đương cũng chẳng mong, chỉ chờ mỗi thưởng Tết để làm ngay đống việc sau Mỗi người có một dự định cho riêng mình nhưng có vẻ "trả nợ" là đáp án mà đa số mọi người đều nghĩ đến đầu tiên. Ở thời điểm mà Tết nhất sắp đến tới nơi thế này, thế giới sẽ được phân chia làm 2 kiểu người. Một là những người vẫn cố gắng cày cuốc hết tốc lực và một...